Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mâu thuẫn của chế độ Caxta
- Xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
- Thời Gúp-ta, hai giai cấp cơ bản: địa chủ phong kiến và nông dân.
- Đến thời kì Đê-li và Mô-gôn, quý tộc Hồi giáo trở thành tầng lớp thống trị. Nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, nhận ruộng đất của địa chủ để canh tác và nộp tô.
Đọc thông tin, tư liệu và kết hợp quan sát sơ đồ 8.3, hãy khái quát tình hình xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều: Gúp ta, Hồi giáo Đê-li, Mô-gôn
=>
Tình hình xã hội :
vương triều Gúp ta : Đời sống nhân dân ổn định và sung túc
vương triều Hồi giáo Đê-li : phân biệt sắc tộc và tôn giáo => mâu thuẫn dân tộc căng thẳng
vương triều Mô-gôn : xây dựng khối hòa hợp dân tộc , hạn chế sự kì thị tôn giáo => xã hội ổn định đất nước thịnh vượng
- Bộ máy nhà nước ở Ấn Độ do vua đứng đầu, có quyền lực tuyệt đối, theo hình thức cha truyền con nối. Giúp việc cho vua là các quan lại, quý tộc và tướng lĩnh.
- Để cai trị đất nước, mỗi vị vua có chính sách riêng. Nhưng do tồn tại chế độ đẳng cấp và mâu thuẫn dân tộc, nên tình hình chính trị Ấn Độ thường bất ổn.
- Vương triều Gúp-ta do San-đra gúp ta I sáng lập vào năm 319.
- Vương triều Hồi giáo Đê-li ra đời năm 1206, gắn liền với cuộc chinh chiến, xâm lược của người Tuốc vào miền Bắc Ấn Độ.
- Vương triều Mô-gôn ra đời vào năm 1526, gắn liền với cuộc xâm lược Ấn Độ của người Mông Cổ
- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…
- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.
Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô.
Ở chính quyền Trung ương: Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ.
Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng lĩnh có công trấn giữ và quản lí các châu quan trọng.
=> Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.
Nét chính về tình hình kinh tế thời Trần:
Lĩnh vực | Nội dung |
Nông nghiệp | - Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê cũ sản xuất - Khuyến khích khai khẩn đất hoang - Đẩy mạnh việc làm thủy lợi - Cấm tự tiện giết mổ trâu bò để bảo vệ sức kéo. |
Thủ công nghiệp | - Thủ công nghiệp nhà nước: chuyên đúc tiền, sản xuất vũ khí, đóng thuyền. - Thủ công nghiệp dân gian: đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, dệt lụa… |
Thương mại | - Thăng Long là trung tâm kinh tế, buôn bán sầm uất của cả nước. - Ở quê nhiều chợ lớn hình thành và hoạt động theo phiên. - Nhiều cảng biển: Vân Đồn, Hội Thống, Hội Triều để buôn bán với nước ngoài. |
- Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần có tác động hỗ trợ lẫn nhau.
- Nền thủ công nghiệp phát triển, các sản phẩm được thương nhân nước ngoài ưa chuộng, thúc đẩy thương mại phát triển.
- Đồng thời trao đổi, giao lưu diễn ra giữa các quốc gia tiếp thu và biến đổi các kĩ thuật, hoa văn,… thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển.
Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:
- Nông nghiệp:
+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi.
+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…
- Thủ công nghiệp:
+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...
+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất
- Thương mại:
+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh.
+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới.
+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế
Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.
Nét chính về tình hình văn hóa Đại Việt dưới thời Trần:
Lĩnh vực | Nội dung |
Tư tưởng, tôn giáo | - Nho giáo được nâng cao hơn trước, là nội dung quan trọng trong khoa thi chọn nhân tài. - Phật giáo được nhà nước và nhân dân duy trì, phát triển. |
Tín ngưỡng | - Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, người có công với làng, nước. - Sinh hoạt văn hóa: lễ hội, hát chèo, tuồng, múa, đấu vật, đua thuyền |
Văn học | - Văn học chữ Hán: Hịch tướng sĩ (Hưng Đạo Vương), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) … - Văn học chữ Nôm: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông), Phi sa tập (Nguyễn Thuyên) |
Giáo dục | - Ở các lộ, phủ hình thành trường công, trường tư phổ biến ở đô thị, làng xã. - Tổ chức được 14 khoa thi, tuyển được nhiều người giỏi. |
Khoa học-kĩ thuật | - Lịch sử: Đại việt sử kí (Lê Văn Hưu), y học: danh y Tuệ Tĩnh, thiên văn học có Đặng Lộ |
Kiến trúc- Điêu khắc | Công trình: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, thành tây Đô, Khu hoàng thành Thăng Long Điêu khắc: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm, Vạc ở chùa Phổ Minh và nhiều hoa văn trên đồ gỗ, vẽ trên gốm… |
- Nông nghiệp:
+ Là ngành kinh tế chủ đạo của Ấn Độ.
+ Ngoài trồng lúa, người dân Ấn Độ còn trồng nhiều loại cây khác (dừa, dâu, bông, mía, quế,…).
- Thủ công nghiệp và hoạt động thương nghiệp:
+ Có bước phát triển.
+ Các nghề thủ công như dệt, chế tác đồ trang sức, luyện kim, đóng thuyền,… được mở rộng, nhiều sản phẩm phong phú và tinh xảo.