Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
Tham khảo
- Ví dụ 1 (ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến phát triển kinh tế):Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, nên khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
- Ví dụ 2 (ảnh hưởng của địa hình bờ biển đến phát triển kinh tế): Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.
Tham khảo:
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Tham khảo
- Địa hình ảnh hưởng đến sự hình thành các vành đai đất theo độ cao. Ở nước ta, khu vực đồi núi chủ yếu là đất feralit, khu vực đồng bằng là đất phù sa. Càng lên cao, độ dày tầng đất càng giảm dần. Hai bên sườn của địa hình cũng có sự khác nhau về ranh giới bắt đầu và kết thúc của các vành đai đất.
- Nguồn thủy năng: Các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thủy điện lớn.
Lấy một số ví dụ cụ thể về ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển một ngành kinh tế ở nước ta.
Tham khảo:
- Ví dụ: ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm:
+ Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm.
+ Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).
Tham khảo
- Ví dụ: ảnh hưởng của địa hình đến hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm:
+ Vùng núi cao khu vực Đông và Tây Bắc có dạng địa hình phức tạp, đa dạng với đỉnh và dãy núi cao trùng điệp, những cung đường đèo uốn lượn, hẻm vực với cảnh quan hùng vĩ tạo ra nhiều tiềm năng cho các hoạt động du lịch thể thao, đặc biệt là thể thao mạo hiểm.
+ Các đỉnh cao hiện nay đã tổ chức hoạt động du lịch thể thao mạo hiểm gắn với đi bộ leo núi như đỉnh Fansipan 3.143m (Lào Cai), đỉnh Pu Ta Leng 3.096m, đỉnh Pu Si Lung 3.076m, đỉnh Bạch Mộc Lương Tử 3.045m (Lai Châu), đỉnh Tà Xùa - Trạm Tấu 2.865m (Sơn La).
Tham khảo
- Ví dụ 1 (Ảnh hưởng của địa hình đối với khí hậu và sinh vật):Ở một số dãy núi, thiên nhiên có sự phân hoá giữa hai bên sườn, điển hình là dãy Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
+ Ở sườn đón gió: mưa nhiều, sinh vật phát triển;
+ Ở sườn khuất gió: mưa ít, sinh vật nghèo nàn hơn.
- Ví dụ 2 (Ảnh hưởng của địa hình đối với sông ngòi): ở khu vực miền Trung, do địa hình núi cao ăn lan sát ra biển nên sông ngòi chủ yếu có địa hình ngắn và dốc, với hướng chảy tây bắc - đông nam.
- Ví dụ 3 (Ảnh hưởng của địa hình đối với đất): đất phù sa phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung; đất feralit phân bố chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi.
(*) Tham khảo: Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc
1. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên
♦ Đối với khí hậu
- Khu vực Đông Bắc
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0℃; mùa hè khí hậu mát mẻ.
- Khu vực Tây Bắc:
+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3℃.
+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.
♦ Đối với sông ngòi
- Khu vực Đông Bắc: các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…
- Khu vực Tây Bắc: các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
♦ Đối với đất:
- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là đất Feralit
- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.
♦ Đối với sinh vật:
- Khu vực Đông Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa
- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới
2. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với khai thác kinh tế
- Khu vực Đông Bắc:
+ Khí hậu mát mẻ, địa hình núi Cacxtơ nhiều hang động nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.
+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…
- Khu vực Tây Bắc:
+ Dọc biên giới Việt - Trung và Việt - Lào nhiều đỉnh núi, cao nguyên nổi tiếng, thuận lợi cho sự phát triển của du lịch.
+ Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả,…
+ Có nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn, thuận lợi cho chăn nuôi gia súc.
+ Có nhiều khoáng sản, thuận lợi cho phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng.
+ Sông ngòi có tiềm năng lớn về thủy điện.
+ Tuy nhiên, địa hình bị chia cắt mạnh, gây khó khăn cho giao thông và cần chú ý đến công tác phòng chống thiên tai (lũ quét, sạt lở đất),…
Tham khảo
Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình của khu vực Tây Bắc và Đông Bắc
1. Ảnh hưởng của sự phân hóa địa hình đối với sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên
♦ Đối với khí hậu
- Khu vực Đông Bắc
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Mùa đông đến sớm và kết thúc muộn. Nhiệt độ mùa đông xuống thấp có thể xuống 0℃; mùa hè khí hậu mát mẻ.
- Khu vực Tây Bắc:
+ Khí hậu phân hóa theo độ cao và được dãy Hoàng Liên Sơn ngăn không cho gió mùa Đông Bắc như khu vực Đông Bắc; nên nhiệt độ ấm hơn vùng Đông Bắc 2-3℃.
+ Mùa hè chịu ảnh hưởng của gió phơn ở một số tỉnh ở Tây Bắc.
♦ Đối với sông ngòi
- Khu vực Đông Bắc:các sông thường chảy theo hướng vòng cung như sông Cầu, sông Lục Nam, sông Thương,…
- Khu vực Tây Bắc:các sông thường chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
♦ Đối với đất:
- Khu vực Đông Bắc:chủ yếu là đất Feralit
- Khu vực Tây Bắc:chủ yếu là đất Feralit và đất mùn núi cao.
♦ Đối với sinh vật:
- Khu vực Đông Bắc:chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa
- Khu vực Tây Bắc: chủ yếu là các sinh vật cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới
tham khảo:
Câu 1. Các khu vực đồng bằng nước ta bao gồm: Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 2. Đặc điểm địa hình của đồng bằng duyên hải miền Trung:
Tổng diện tích khoảng 15000km2, bị các nhánh núi đâm ngang và ăn sát ra biển, chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ hẹp.Các đồng bằng duyên hải ít màu mỡ hơn so với các đồng bằng châu thổ hại lưu sông, trong đồng bằng có nhiều cồn cát.
Tham khảo1.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Phạm vi: diện tích khoảng 15.000 Km2.
+ Vị trí tiếp giáp: phía Bắc, Đông Bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ; phía Tây giáp Tây Bắc; phía Nam giáp Bắc Trung Bộ; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Phạm vi: diện tích trên 40.000 Km2.
+ Vị trí tiếp giáp: phía Đông Bắc giáp Đông Nam Bộ; phía bắc giáp Cam-pu-chia; phía Đông Nam giáp Biển Đông; phía Tây Nam giáp Vịnh Thái Lan.
- Các đồng bằng duyên hải miền Trung:
+ Phạm vi: tổng diện tích khoảng 15.000 Km2.
+ Vị trí: nằm ở ven biển miền Trung từ Thanh Hóa vào đến Bình Thuận. Gồm nhiều đồng bằng nhỏ, là: Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh; Đồng bằng Bình - Trị - Thiên; Đồng bằng Nam - Ngãi; Đồng bằng Bình Phú - Khánh Hòa; Đồng bằng Ninh Thuận - Bình Thuận.
2.
(*) Lựa chọn: Đặc điểm địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long
(*) Trình bày:
+ Đồng bằng sông Cửu Long được bồi đắp bởi phù sa của hệ thống sông Mê Công.
+ Phần thượng châu thổ có địa hình tương đối bằng phẳng với nhiều gờ đất cao (giồng đất), phần hạ châu thổ cao trung bình từ 2 - 3 m so với mực nước biển.
+ Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước.
+ Đồng bằng có hệ thống kênh rạch tự nhiên và nhân tạo dày đặc có tác dụng tiêu nước, thau chua, rửa mặn.
Tham khảo
1.
- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
Tham khảo
♦ Yêu cầu số 1: Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp đến Việt Nam
- Về chính trị: người Pháp nắm trong tay mọi quyền lực. Một bộ phận địa chủ phong kiến trở thành tay sai, cùng với thực dân Pháp bóc lột nhân dân.
- Về kinh tế:
+ Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. Hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là ở các đô thị có sự cải thiện. Nhiều bến cảng, nhà ga cùng các tuyến giao thông, các cơ sở công nghiệp, thương nghiệp được xây dựng. Các đồn điền trồng lúa, cao su, cà phê cũng dần xuất hiện, đặc biệt là ở Nam Kì.
+ Nền kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối và bị lệ thuộc vào kinh tế Pháp. Việt Nam trở thành nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước Pháp.
- Về văn hóa: văn hóa phương Tây được du nhập vào Việt Nam, cùng tồn tại với nền văn hóa truyền thống.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ trong xã hội có sự phân hóa:
▪ Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Đại địa chủ trở nên giàu có trở thành tay sai của Pháp; địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần đấu tranh chống Pháp.
▪ Nông dân vẫn chiếm đa số trong xã hội, sống nghèo khổ, nhiều người phải bỏ làng quê ra thành thị kiếm sống hoặc xin làm công nhân.
▪ Một bộ phận trí thức Nho học có sự chuyển biến về nhận thức, tiêu biểu như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng....
+ Xuất hiện các tầng lớp xã hội mới, như: tầng lớp tư sản và tiểu tư sản, trí thức thành thị, giai cấp công nhân,…
=> Kết luận: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914), tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi. Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến với hai mâu thuẫn cơ bản: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
♦ Yêu cầu số 2:
- Những tác động tích cực từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất đến phong trào yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Thứ nhất, sự du nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là trào lưu tư tưởng dân chủ tư sản đã góp phần làm làm chuyển biến nhận thức của một bộ phận dân cư trong xã hội, đây cũng là một trong những nhân tố dẫn đến sự hình thành của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
+ Thứ hai, trong xã hội Việt Nam xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới, như: giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản và tiểu tư sản,... điều này đã giúp cho phong trào đấu tranh yêu nước của Việt Nam đầu thế kỉ XX được bổ sung thêm lực lượng.
Tham Khảo:
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với tình hình Việt Nam đầu thế kỉ XX:
Về kinh tế:- Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
Về văn hóa, xã hội:- Các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:
+ Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.
+ Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
+ Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.
+ Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
+ Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.
- Văn hóa phương Tây du nhập ngày càng mạnh.
=> Đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội sâu sắc.
tham khảo:
Ví dụ:
Khu vực đồi núi: Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa, thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển => mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.Khu vực đồng bằng: thuận lợi cho xây dựng cơ sở hạ tầng và cư trú => hình thành nhiều trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Tp.HCM,...Vùng biển và thềm lục địa: Có nhiều vũng, vịnh để xây dựng các cảng nước sâu như Cái Lân, Chân Mây, Vân Phong,...你能给我解释一下吗?非常感谢。