K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: Vân Tiên ghé lại bên đàng,Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.A Vân Tiên ghé lại bên đàng, B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người...
Đọc tiếp

Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: 

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

A Vân Tiên ghé lại bên đàng, 

B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.

C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế”.  (VD)

AVì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

B Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

 C Vì giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại và tuân thủ phương châm lịch sự

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

Câu 10: Bộ phận in nghiêng trong câu sau là lời nói hay ý nghĩ, dẫn trực tiếp hay gián tiếp: “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. 

A Lời nói, dẫn trực tiếp

B Ý nghĩ, dẫn trực tiếp

C Ý nghĩ, dẫn gián tiếp

D Lời nói, dẫn gián tiếp

Câu 11: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “Xin lỗi, biết là làm anh không vui, nhưng tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho.” (VD)

 A Vì để giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại -> tuân thủ phương châm lịch sự

B Vì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

D Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

 

1
11 tháng 11 2021

Câu 8: Xác định lời dẫn trong đoạn thơ sau: 

Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.

A Vân Tiên ghé lại bên đàng, 

B Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.

C Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ”.

C “Bớ đảng hung đồ, chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Câu 9: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “đừng nói leo, đừng ngắt lời như thế”.  (VD)

AVì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

B Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

 C Vì giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại và tuân thủ phương châm lịch sự

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

Câu 10: Bộ phận in nghiêng trong câu sau là lời nói hay ý nghĩ, dẫn trực tiếp hay gián tiếp: “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật”. 

A Lời nói, dẫn trực tiếp

B Ý nghĩ, dẫn trực tiếp

C Ý nghĩ, dẫn gián tiếp

D Lời nói, dẫn gián tiếp

Câu 11: Giải thích vì sao trong hội thoại, đôi khi người nói phải dùng cách nói như: “Xin lỗi, biết là làm anh không vui, nhưng tôi nói điều này có gì không phải mong anh bỏ qua cho.” (VD)

 A Vì để giảm nhẹ sự tổn thương đối với người đối thoại -> tuân thủ phương châm lịch sự

B Vì khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu mình không tuân thủ phương châm quan hệ

C Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã không tuân thủ phương châm lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó

D Vì báo hiệu cho người nghe (đối thoại) biết là người đó đã tuân thủ phương châm lịch sự và không cần chấm dứt sự tuân thủ đó

 

Đọc đoạn thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới: ...Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” ...Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” (Trích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và làm theo các yêu cầu bên dưới: ...Vân Tiên ghé lại bên đàng, Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô. Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ, Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.” ...Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Nay đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì. Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” (Trích Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu) a. Xác định thể loại và thể thơ của tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. (1,0 điểm) b. Tìm và ghi lại 1 lời dẫn có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp. (1,0 điểm) c. Nêu những đặc điểm của nhân vật Lục Vân Tiên thể hiện trong đoạn trích trên. (2,0 điểm) d. Em suy nghĩ thế nào về “tinh thần Lục Vân Tiên” trong xã hội hiện nay? Trả lời trong khoảng 4-5 câu văn. (2,0 điểm)

0
Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừachép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:Mai về niền Nam thường trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa...
Đọc tiếp

Bài 3: Cho em câu thơ: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.
- Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo câu thơ trên (ghi chú tên bài thơ và tác giả).
- Viết 1 đ.văn d.dịch khoảng 8 – 10 câu p.tích h.ảnh hàng tre trong khổ thơ em vừa
chép. Trong đoạn, có sử dụng 1 câu bị động.

Trong một bài thơ, nhà thơ Viễn Phương viết:
Mai về niền Nam thường trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ?
(1,5điểm)
2. Hình ảnh “cây tre trung hiếu” lặp lại ở cuối bài thơ có ý nghĩa gì? (1 điểm)
3. Từ việc hiệu tấm lòng thành kính, biết ơn Bác Hồ của tác giả, của nhân dân ta trong
bài thơ trên, em nội hãy viết một bài văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy
nghĩ của mình về phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ” đang

được học sinh tham gia hưởng ứng nhiệt tình trong các nhà trường hiện nay. (1,5
điểm)

2
9 tháng 4 2020

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

2. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? Hoàn cảnh ấy có liên quan gì đến cảm xúc của nhà thơ?

Bài thơ ra đời tháng 4/1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lăng Bác vừa khánh thành. Tác giả là người con miền Nam, lúc này ông mới thực hiện được ước nguyện ra thăm lăng Bác.

Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác bài thơ này.

3. Từ những câu thơ đã chép, kết hợp với hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên”?

Cảm xúc trong bài thơ được thể hiện theo trình tự của một cuộc viếng thăm, thời gian kết hợp với không gian: Từ lúc đứng trước lăng, vào lăng và rời xa lăng Bác; cảm xúc của tác giả đan xen, có sự thay đổi trong quá trình đó.

Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ “thăm” và cụm từ “giấc ngủ bình yên” vì: “thăm” là gặp gỡ, trò chuyện với người đang sống. Đây là cách nói giảm, nói tránh làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát, đồng thời khẳng định Bác vẫn còn sống mãi trong trái tim nhân dân Việt Nam. Cụm từ “giấc ngủ bình yên” một lần nữa khẳng định: Trong sâu thẳm mỗi người, Bác chưa hề ra đi. Đây là một cuộc thăm hỏi, trở về của người con xa cha – thăm người thân ruột thịt, thăm chỗ Bác nằm, thăm nơi Bác ở để thỏa lòng mong ước bấy lâu.

4. Có ý kiến cho rằng: Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác”. Hãy viết đoạn văn (10 – 12 câu) Tổng – phân – hợp để làm sáng tỏ ý kiến trên. Đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập (gạch chân và chú thích)?

Khổ thơ thứ nhất của bài thơ “Viếng lăng Bác” là những cảm xúc bồi hồi xao xuyến của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác. Mở đầu khổ thơ là một lời thông báo ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng được biết bao điều sâu xa. Cách xưng hô gần gũi, thân mật của tác giả khiến tình cảm trở nên ấm áp mà vẫn rất mực thành kính, thiêng liêng. Với biện pháp nói giảm, nói tránh, tác giả dùng từ “thăm” thay cho từ “viếng” đã khẳng định Bác vẫn còn mãi trong lòng dân tộc. Hình ảnh ẩn dụ “hàng tre” biểu tượng cho sức sống bền bỉ, kiên cường, bất khuất của con người, dân tộc Việt Nam. Dường như niềm xúc động và tự hào về đất nước, dân tộc đã được nhà thơ bộc lộ trực tiếp qua từ cảm thán “Ôi”. Còn hàng tre, đó là đại diện cho những con người ở mọi miền trên đất nước về đây sum vầy bên Bác, trò chuyện và bảo vệ giấc ngủ cho Người. Chỉ với một khổ thơ ngắn, Viễn Phương đã thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Bác kính yêu.

ĐỀ 2. Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, Viễn Phương viết:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

1. Hình ảnh “mặt trời” nào là ẩn dụ? Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ đó trong việc thể hiện lòng ngưỡng mộ và biết ơn đối với Bác của tác giả?

Hình ảnh “mặt trời trong lăng” là ẩn dụ. Đây là hình ảnh sáng tạo, độc đáo – hình ảnh Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” – Bác Hồ soi đường dẫn lỗi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. “Mặt trời” – Bác Hồ tỏa hơi ấm tình thương bao la trong lòng mỗi con người Việt Nam. Cách ví đó vừa ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người vừa bộc lộ niềm tự hào của Viễn Phương nói riêng và toàn dân tộc nói chung.

2. Chép lại hai câu thơ có hình ảnh “mặt trời” trong một bài thơ em đã học ở chương trình Ngữ văn 9 (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm) cũng dùng phép ẩn dụ như vậy?

Đó là câu thơ:

” Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”

Trong bài thơ ” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ ” của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3. Cho khổ thơ:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

1. Người ta thường nói nghe thấy âm thanh nhưng ở đây Viễn Phương lại viết “Nghe nhói ở trong tim”. Em hãy lí giải điều tưởng chừng vô lí này?

Câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim” là một cách viết lạ, tưởng chừng như vô lí nhưng lại có lí khi bộc lộ tâm trạng đau xót và tiếc nuối không nguôi trước sự ra đi của Bác. Sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, Viễn Phương đã thể hiện cảm xúc đau xót tới đỉnh điểm. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt.

Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời.

2. Viết đoạn văn theo phương thức quy nạp để phân tích khổ thơ trên?

Vào trong lăng, khung cảnh và không khí như ngưng kết cả thời gian, không gian. Đứng trước Bác, nhà thơ cảm nhận Người đang ngủ trong giấc ngủ bình yên, trang nghiêm cùng ánh sáng trong trẻo, dịu nhẹ của vầng trăng. Tâm trạng xúc động của nhà thơ được biểu hiện bằng hình ảnh ẩn dụ “Vẫn biết trời xanh là mãi mãi”. Trời xanh – hình ảnh thiên nhiên mà chúng ta hằng ngày vẫn đang chiêm ngưỡng, nó tồn tại mãi mãi và vĩnh hằng. Nhà thơ muốn nói rằng: Bác vẫn còn mãi với đất nước, dân tộc. Dù tin như thế nhưng mấy chục triệu trái tim nhân dân Việt Nam vẫn đau xót và tiếc nuối khôn nguôi trước sự ra đi của Bác. “Nhói” là từ ngữ biểu cảm trực tiếp, biểu hiện nỗi đau đột ngột, quặn thắt. Cách viết ấy đã bộc lộ nỗi đau mất mát ở tận trong đáy sâu tâm hồn nhà thơ – nỗi đau uất nghẹn tột cùng không thể nói nên lời. Cặp quan hệ ” vẫn – mà” diễn tả cảm giác mâu thuẫn, cảm xúc ở trong tim mâu thuẫn với nhận biết ” trời xanh là mãi mãi “. Khổ thơ khép lại nhưng những tình cảm, những cảm xúc chân thành của nhà thơ trào dâng mạnh mẽ – đó là một tấm lòng chân thành, đáng yêu.

Đề 4. Cho câu thơ:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

1. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp để hoàn chỉnh khổ thơ?

Ba câu thơ tiếp:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

2. Hình ảnh “cây tre” trong khổ thơ vừa chép đã được nhắc đến trong những câu thơ nào? Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa gì?

Hình ảnh “cây tre” đã được nhắc đến trong những câu thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

Sự lặp lại như vậy có ý nghĩa: Hình ảnh “hàng tre” có tính chất tượng trưng một lần nữa nhắc lại khiến bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh hàng tre quang lăng Bác được lặp lại ở câu thơ cuối như mang thêm nghĩa mới, tạo ấn tượng sâu sắc, làm dòng cảm xúc được trọn vẹn. “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời Lăng.

Khổ thơ cuối trong bài thơ là cảm xúc lưu luyến bịn rịn của tác giả đối với Bác khi rời xa Lăng. Nghĩ đến ngày mai về miền Nam, xa Bác, xa Hà Nội, tình cảm của nhà thơ không kìm nén được mà bộc lộ ra ngoài: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt”. Câu thơ như một lời giã biệt, diễn tả tình cảm sâu lắng – một cảm xúc thật mãnh liệt, luyến tiếc, bịn rịn không muốn xa nơi Bác nghỉ. Mặc dù lưu luyến, muốn ở mãi bên Bác nhưng Viễn Phương cũng biết rằng đến lúc phải trở về miền Nam. Và nhà thơ chỉ có thể gửi tấm lòng mình bằng cách muốn hóa thân, hòa nhập vào những cảnh vật quanh lăng Bác để được ở mãi bên Người. Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh đẹp của thiên nhiên: “con chim”, “đóa hoa”, “cây tre” đã thể hiện ước muốn tha thiết, mãnh liệt của tác giả. Nhà thơ ao ước hóa thân thành con chim nhỏ cất tiếng hót làm vui lăng Bác, thành đóa hoa đem hương sắc điểm tô cho vườn hoa quanh lăng Bác. Đặc biệt, ước nguyện làm cây tre để nhập vào hàng tre bát ngát canh giữ giấc ngủ thiên thu của Người, “Cây tre trung hiếu” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện lòng kính  yêu, sự trung thành vô hạn với Bác, nguyện mãi mãi đi theo con đường cách mạng mà Người đã đưa đường chỉ lối. Đó là lời hứa thủy chung của riêng nhà thơ và cũng là ý nguyện chung của đồng bào miền Nam, của mỗi chúng ta với Bác.

4. Chép lại một đoạn thơ cũng thể hiện ước nguyện làm con chim hót, làm một nhành hoa của tác giả khác trong chương trình Ngữ văn 9? Ghi rõ tên tác phẩm, tác giả?

Đó là đoạn thơ:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến

Đoạn thơ thuộc bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

17 tháng 4 2020

đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 

ôi ! hàng tre xanh xanh Việt Nam 

bão táp mưa sa đứng thẳng hàng

1 viếng lăng bác hcrđ cuộc kháng chiến chống MĨ đã kết thúc đất nước được thống nhất lăng bác cũng vừa được khánh thành tác giả từ miền nam ra thăm lăng basccho thỏa nỗi nhớ mong

2 cây tre trung hiếu thể hiện tấm lòng thành kính của tác giả đối với bác muốn được giữ cho bác giấc ngủ bình yên và nguyện đi theo con đường bác làm và những điều bác dạy.

Bài tập 2: Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên                                      dưới?Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm .chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gạn uống máu quân thù. Dâu cho tră !này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói                           trong da ngựa, ta cũng vui longCâu 1: Đoạn văn trên...
Đọc tiếp

Bài tập 2: Đọc kỹ đoạn văn sau rồi thực hiện yêu cầu bên
                                      dưới?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm .
chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gạn uống máu quân thù. Dâu cho tră !
này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói
                           trong da ngựa, ta cũng vui long
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả của tác phâm đó!
Câu 2: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói
nào?
Câu 3: Gọi tên và chỉ rõ một biện pháp nghệ thuật mà em đã học trong chương t
Ngữ Văn lớp 8 được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng diễn
của biện pháp nghệ thuật đã được gọi tên ở trên.
Câu 4: Kể tên 2 văn bản nghị luận trung đại khác trong chương trình Ngữ và
cũng nói về lòng yêu nước (Nêu rõ tên văn bản, tác giả)

0
8 tháng 5 2021

1:
a. Chép chính xác 9 câu thơ nối tiếp đã cho đúng bản in trong sách Ngữ văn 9 – tập 1 (không tính dấu câu).
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

b. Nêu đúng tên tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, tên nhân vật trong đoạn thơ: Thuý Kiều.
2: 
Nói được ý: Từ “buồn” không diễn tả được nỗi uất ức, đố kỵ, tức giận như từ “hờn”; do đó chưa phù hợp với ý nghĩa dự báo số phận Kiều trong câu thơ của Nguyễn Du.

 
              
 
8 tháng 5 2021

1a.

Chép thuộc thơ

    “ Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

    Một hai nghiêng nước nghiêng thành

    Sắc đành đỏi một tài đành họa hai

    Thông minh vốn sẵn tính trời,

    Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

    Cung thương làu bậc ngũ âm,

    Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương.

    Khúc nhà tay lựa nên chương

    Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.

b.

Đoạn thơ vừa chép nằm trong văn bản Chị em Thúy Kiều, thuộc tác phẩm Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu tác phẩm, giới thiệu gia cảnh của Kiều. Tác giả tập trung tả tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều.

2

Không thể thay thế từ “hờn” thành từ “buồn” bởi ghen- hờn đi liền với nhau.

Từ “buồn” chỉ sự âu sầu, không vui

Từ “hờn” thể hiện thái độ ghen ghét, đố kị

Ở đây, vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hóa, tự nhiên phải ghen ghét, đô kị dự báo trước cuộc đời sóng gió

1.Cảm nhận cảnh và tình trong tám câu thơ: "Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa Buồn trông ngọn nước mới sa Hoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh Buôn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi" 2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh...
Đọc tiếp

1.Cảm nhận cảnh và tình trong tám câu thơ:

"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buôn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi"

2. Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên với hành động đánh cướp trong đoạn trích "Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" của Nguyễn Đình Chiểu

"Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhắm làng xông vô.
Kêu rằng: "Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân".
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
"Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây?
Trước gây việc dữ tại mầy.
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng".
Vân Tiên tả đột hữu xung,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dương.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong. "

0
BÀI TẬP VĂNÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức,...
Đọc tiếp

BÀI TẬP VĂN

ÔN VĂN BẢN: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

1.     Giới thiệu ngắn gọn về tác giả văn bản Bàn về đọc sách

2.     Đọc kĩ câu văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đọc sách là muốn trả nợ món nợ đối với thành quả nhân loại trong quá khứ, là ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy mấy nghìn năm trong mấy chục năm ngắn ngủi, là một mình hưởng thụ các kiến thức, lời dạy mà biết bao người trong quá khứ đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.

a/ Nội dung câu văn nói gì?

b/ Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn và cho biết xét về cấu tạo nó thuộc kiểu câu nào?

c/ Thực trạng việc đọc sách của người Việt Nam hiện nay ra sao?

d/ Ngày đọc sách Việt Nam là ngày nào? Nhà nước ta lấy ngày đó làm ngày đọc sách có ý nghĩa gì?

3.     Đọc kĩ đoạn trích sau, trả lời câu hỏi bên dưới:

Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a/ Đoạn trích trên nằm ở phần nào trong bố cục văn bản?

b/ Biện pháp tu từ nào được sử dụng? Tác dụng của biện pháp tu từ đó? Ghi lại các câu văn khác trong bài cũng sử dụng phép tu từ đó.

c/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu 2 trong đoạn.

d/ Câu văn thứ 2 trong đoạn có thành phần phụ nào? Biến đổi thành câu không sử dụng thành phần đó mà ý nghĩa câu không thay đổi.

4. Nhân vật coi sách là bạn là nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai? Tình yêu sách đã giúp những gì cho nhân vật ấy trong cuộc sống?

5. Ghi lại những câu nói liên quan đến sách và việc đọc sách.

6. Từ văn bản trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về văn hóa đọc của học sinh hiện nay.


1
16 tháng 5 2021
A, Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong toả diễn ra ở nhiều nơi. Các công ty, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục. B, Phép liên kết câu được sử dụng trong phần cuối văn bản là phép nối C, Nội dung văn bản nói về đại dịch Covid-19 và giải pháp giúp con người sống chậm, lắng nghe mọi thứ xung quanh hơn D, Theo em thì giữa 3 việc : Lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên đều có lợi ích chung của nó. Giúp con người sống chậm hơn, cảm nhận, thấu hiểu,giúp đỡ mọi người. Hơn thế,nó còn chúng ta thấy được sự đoàn kết là sức mạnh to lớn nhất của con người.
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Mai này ai nhắc lại Rào TrăngBữa ấy lũ to, đất san bằngMười ba chiến sĩ đầu mũ cốiĐể đời thương tiếc mãi trăm năm. " "Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...". "Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!Gió thét gào, mưa xóa vết...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm. "
 
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
 
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
(Theo Báo Pháp luật tháng 10/2020) 
a) Xác định một lời dân trực tiếp có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. (1,0 điểm). .
b) Nêu nội dung đoạn trích trên một câu ngắn gọn. (1,0 điểm)
c) Vẻ đẹp của người chiến sĩ từ bao đời luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ca, em hãy kể tên một tác phẩm cũng viết về người lính đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
d) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai dòng thơ dưới đáy (10 điểm)
Ngày anh đi, anh cười, “đi cứu hộ” 
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi

0