K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

qua hay

20 tháng 12 2018

Hay rất cảm động và sâu sắc(ko noi dối, Anh/chị viet thơ hay đó :D )

--Đề 1: 1. Cho đoạn thơ sau, hãy xác định các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ trên, nêu ý nghĩa ( không phải khái niệm) của các biện pháp đó      Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,      Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.      Lom khom dưới núi, tiều vài chú,      Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.  2.Pháp biểu cảm nghĩ của em về bài ' Cảnh khuya ' của Hồ Chí Minh dưới dạng một...
Đọc tiếp

--Đề 1:

 1. Cho đoạn thơ sau, hãy xác định các biện pháp nghệ thuật của đoạn thơ trên, nêu ý nghĩa ( không phải khái niệm) của các biện pháp đó

      Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
      Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
      Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
      Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

  2.Pháp biểu cảm nghĩ của em về bài ' Cảnh khuya ' của Hồ Chí Minh dưới dạng một bài văn

--Đề 2:

1. Cho đoạn thơ sau, xác định các biện pháp nghệ thuật trong câu thơ trên, nêu ý nghĩa ( không phải khái niệm) của các biện pháp đó

   Cháu chiến đấu hôm nay
   Vì lòng yêu Tổ quốc
   Vì xóm làng thân thuộc
   Bà ơi, cũng vì bà
   Vì tiếng gà cục tác
   Ổ trứng hồng tuổi thơ.

2.Viết một đoạn văn ngắn nói về tình trạng học tập của em hiện nay

3.Nêu cảm nghĩ của em về bài ' Tiếng gà trưa ' dưới dạng bài văn.

    ~AI nhanh dc 2 tk nha~ 

    ~Chỉ cần làm 1 trong 2 đề thôi~ cảm mơn trước nha

                                                                                 -Khánh-    

1
21 tháng 12 2018

1. Các phép tu từ  là:

+) Ẩn dụ, điệp từ, đảo ngữ, từ láy, nhân hóa,

Tác dụng: Nói lên được cảnh qua đèo ngang đẹp và hoang sơ đồng thời thể hiện sự cô đơn, nỗi nhớ nước thương nhà da diết của tác giả.

2 . Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.

   Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:

Tiếng sui trong như tiếng hát xa
Trăng lng c th bóng lng hoa.

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

Tiếng sui trong như tiếng hát xa.

   Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

Trăng lng c thụ, bóng lng hoa.

   Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

   Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

Cnh khuya như v người chưa ngủ,
Chưa ng vì lo ni nước nhà.

   Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

   Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

   Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

   Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

   Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh.

P-S : câu 1 mk k bít nhiều lắm đâu nhe

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0
 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.2: Hai câu thơ sau sử...
Đọc tiếp

 Phần trắc nghiệm (3 đ): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:

1: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm dưới đây?

A. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.

B. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất.

C. Hình thức thường ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể lục bát.

D. Thường hay lặp lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

2: Hai câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào?

“ Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.”

A. Điệp ngữ cách quãng

B. Điệp ngữ nối tiếp

C. Điệp ngữ chuyển tiếp

3: Trong những cụm từ sau, cụm từ nào khôngphải thành ngữ

A. Đầu bò đầu bướu               C. Chú bò tìm bạn

B. Lo bò trắng răng                 D. Kêu như bò giống

4: Thể loại nào sau đây không thuộc văn biểu cảm?

A.    Kí sự                                             C. Thơ trữ tình

B. Ca dao                                           D. Tùy bút

5: Qua hình ảnh chiếc bánh trôi nước, Hồ Xuân Hương muốn nói điều  về người phụ nữ?

A. Vẻ đẹp hình thể                           C. Số phận bất hạnh

B.  Vẻ đẹp tâm hồn                D.Vẻ đẹp  số phận long đong

6: Hình ảnh nào cùng xuất hiện trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh?

A. Dòng suối                                     C. Ánh trăng

B. Tiếng hát                                      D. Bầu trời

II. Phần tự luận( 7đ)

1: (2 đ) Tại sao truyện ngắn viết về cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thủy nhưng lại lấy nhan đề là “Cuộc chia tay của những con búp bê” ?

2:(1 đ) Đọc đoạn thơ sau:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

(Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 7, tập1)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó đối với việc thể hiện nội dung đoạn thơ ?

3: (4 đ) Đọc đoạn thơ sau:

 “…Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời non nước,

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan – Ngữ văn 7, Tập 1)

Phát biểu cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên ?

0
Câu 1 Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:“Cháu chiến đấu hôm nayVì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tácỔ trứng hồng tuổi thơ.”( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.Câu 2Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy...
Đọc tiếp

Câu 1 

Bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh có đoạn:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ.”

( Ngữ Văn 7, tập 1, NXBGD)

Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp nghệ thuật và nội dung của đoạn thơ trên.

Câu 2

Trong bức thư của bố gửi cho con, có đoạn: “En-ri-cô này! Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình thương yêu đó.”.

Đóng vai En-ri-cô, nhân vật trong văn bản Mẹ tôi của Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi đọc được những dòng thư đó

Câu 3

Ở đâu có tình yêu, ở đó có sự sống”

(Lep Tôn- xtôi).

Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.

Câu 4

· "Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu!"

· (Trích bài thơ "Tre Việt Nam" - Nguyễn Duy)

· Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.

Câu 5

· Trong văn bản "Buổi học cuối cùng" của An-phông-xơ Đô - đê (SGK Ngữ văn 6- T2), trước khi chia tay các em học sinh thân yêu của mình, thầy Ha- men đã nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù...".

· Hãy trình bày cảm nhận của em về lời nói trên bằng một đoạn văn ngắn

· Câu 6

· "Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh, tất cả đều long lanh, lung linh trong nắng".

· (Vũ Tú Nam)

· Xác định và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong đoạn văn.

· Câu 7

· Mưa sông
Gió bỗng thổi ào, mây thấp lối
Buồm căng muốn rách, nước trôi nhanh
Trên đường cát bụi vùng theo gió
Nón mới cô kia lật nửa vành
Ếch gọi nhau hoài tự mấy ao
Trên bờ, cây hoảng hốt lao xao
Đò ngang vội vã chèo vô bến
Lớp lớp tràn sông đợt sóng trào
Buồm rơi trơ lại cột tre gầy
Loang loáng chân trời chớp xé mây
Chim lẻ vội vàng bay nhớn nhác
Mưa gieo nặng hột xuống sông đầy

· (Nguyễn Bính)

· Từ nội dung bài thơ trên và qua thực tế. Em hãy viết bài văn miêu tả cảnh mưa trên sông.

0
Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0

Sử dụng biện pháp điệp từ (lặp lại từ "vì"

Tác dụng: nhấn mạnh lí do người cháu chiến đấu

MIK KHÔNG CHÁC

Học tốt!!!

24 tháng 12 2018

đoạn thơ trên sử dụng biện pháp điệp từ " vì "

tác dụng nhấn mạnh lí do người chiến sĩ bảo vệ quê hương đất nước đó là vì bà , vì tiếng gà , vì xóm làng , vì đất nước của ta

16 tháng 12 2019

Câu 1:

-Từ bài thơ,ta rút ra được một bài học sâu sắc bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam.Dù cuộc đời khó khăn,vất vả nhưng họ vẫn giữ trọn ''tấm lòng son''.

Câu 2:

-Qua bài ''Bạn đến chơi nhà'',ta hiểu thêm về tình bạn quý giá.Đó là tình cảm vượt lên trên mọi vật chất,không màng danh lợi.Bài thơ như muốn nói với chúng ta rằng hãy biết trân trọng điều nhỏ bé mà vô giá - tình bạn.

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :“Thân em vừa trắng lại vừa trònBảy nổi ba chìm với nước nonRắn nát mặc dầu tay kẻ nặnMà em vẫn giữ tấm lòng son”(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?Nêu đặc điểm của thể thơ ấy?Câu 02:Từ “rắn nát” trong bài thơ thuộc từ ghép nào? Giải thích nghĩa của từ đó?Câu 03:Qua bài thơ, em có...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi :
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”
(Bánh trôi nước- Hồ Xuân Hương)
Bài thơ “Bánh trôi nước” thuộc thể thơ nào?Nêu đặc điểm của thể thơ ấy?

Câu 02:Từ “rắn nát” trong bài thơ thuộc từ ghép nào? Giải thích nghĩa của từ đó?

Câu 03:Qua bài thơ, em có cảm nhận gì về thái độ của nhà thơ được bộc lộ trong bài thơ?

Câu 04:Phương thức biểu đạt của bài thơ trên là gì ?

Câu 05:Nhà thơ mở đầu bằng một cụm từ rất quen thuộc “Thân em”. Mô tuýp ấy em đã từng bắt gặp ở đâu ? Cách vào đề như vậy gợi em liên tưởng tới ai ?

Câu 06:Hãy chỉ ra và phân tích giá trị của các quan hệ từ có trong hai câu thơ:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Câu 07:Theo tác giả, thân phận người phụ nữ “Bảy nổi ba chìm” , “mặc dầu tay kẻ nặn” nhưng vẫn “giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” đó là gì ?

Câu 08:Viết đoạn văn ngắn khoảng 5-7 câu nêu cảm nhận của em về hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”, trong đó có sử dụng từ trái nghĩa, Quan hệ từ( gạch chân chỉ rõ).

Câu 09:Bài thơ trên được hiểu theo mấy lớp, là những lớp nghĩa nào?

0
29 tháng 12 2021

CÂU 10: B

CÂU 11:C

CÂU 12:D

1 tháng 11 2024

cảm ơn bạn nhiều nhé