K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2017

Chọn đáp án: A

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiThầy nó bảo:- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.- (2) Mua bán gì mà đi chợ?- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Thầy nó bảo:

- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.

- (2) Mua bán gì mà đi chợ?

- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !

- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:

- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...

-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...

Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.

(Nam Cao, Một đám cưới)

Trong cuộc hội thoại trên, Dần đã cướp lời của cha khi nào?

A. Khi dần cười tủm tỉm không đáp.

B. Khi Dần thực hiện lượt lời số (2).

C. Khi Dần thực hiện lượt lời số(4).

D. Khi Dần thực hiện lượt lời số (8).

1
7 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiThầy nó bảo:- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.- (2) Mua bán gì mà đi chợ?- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Thầy nó bảo:

- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.

- (2) Mua bán gì mà đi chợ?

- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !

- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:

- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...

-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...

Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.

(Nam Cao, Một đám cưới)

Có mấy nhân vật tham gia trong cuộc hội thoại trên?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
4 tháng 1 2017

Chọn đáp án: B

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏiThầy nó bảo:- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.- (2) Mua bán gì mà đi chợ?- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

Thầy nó bảo:

- (1) Hôm nay mày phải xuống chợ một tí đi , con ạ.

- (2) Mua bán gì mà đi chợ?

- (3) Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ.

- (4) Chào ! ... Vẽ chuyện !

- (5) Sao lại vẽ chuyện ? Không có, không coi được.

Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên đùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:

- (6) Lêu lêu ! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng ... lêu lêu!...

Dần khoặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái xấu hổ, củng vào đầu con trai một cái và mắng nó:

- (7) im thằng này! ... Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...

-(8) Rầy hai xu, hàng chè không bán thì sao...

Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn.

(Nam Cao, Một đám cưới)

Quan hệ của những người tham gia cuộc hội thoại trên là quan hệ gì?

A. Quan hệ hàng xóm, láng giềng.

B. Quan hệ bạn bè.

C. Quan hệ gia đình.

D. Quan hệ chức vụ xã hội.

1
21 tháng 5 2019

Chọn đáp án: C

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không...
Đọc tiếp

Năm nay tôi lên lớp tám. Như vậy là tôi sắp sửa trở thành người lớn rồi . Oai thiệt là oai !

Tôi không nói dóc đâu . Chính thầy Dân, giáo viên chủ nhiệm của lớp tôi nói như thế.

Năm ngoái chúng tôi knông học thầy Dân. Các anh chị lớp trên người thì bảo thầy Dân khó, kẻ thì nói thầy Dân dễ, không biết đường nào mà tin. Nhưng hôm khai trường, ngay lần gặp đầu tiên, tôi thấy thầy không có vẻ gì là "hắc" cả. Thầy nói chuyện với lớp tôi bằng một giọng đầm ấm, thân mật :

- Như các em đã biết, năm nay thầy làm chủ nhiệm kiêm phụ trách chi đội lớp các em. Từ từ rồi thầy trò mình sẽ làm quen với nhau . Thầy tin rằng các em sẽ tự giác học tập tốt, trau giồi đạo đức, rèn luyện thân thể và chấp hành đúng nội quy của trường ta . Bởi vì năm nay các em không còn bé bỏng gì nữa, đã chuẩn bị trở thành người lớn rồi, toán các em sẽ làm quen với quỹ tích, văn các em sẽ bắt đầu học nghị luận. Những điều đó hoàn toàn khác xa với chương trình lớp bảy ...

Thầy nói chưa hết mà cả lớp đã vỗ tay rần rần. Nghe nói mình sắp sữa trở thành người lớn, đứa nào cũng khoái . Tôi cũng vậy . Thầy còn nói nhiều nhưng tôi chẳng nhớ gì ngoài khoản "người lớn" đó.

Về nhà, tôi khoe ngay với thằng Tin, em tôi . Tôi vỗ vai nó, lên giọng :

- Tao năm nay là người lớn rồi đó nghe mày !

Thầy Dân nói là chúng tôi chuẩn bị làm người lớn thôi nhưng tôi cứ muốn làm người lớn ngay cho oai .

Thằng Tin là chúa hay cãi . Không bao giờ nói đồng ý với tôi một điều gì. Lần này cũng vậy, nó nheo mắt :

- Anh mà là người lớn ?

- Chớ gì nữa !

- Người lớn sao không có râu ?

- Tao cần quái gì râu !

Thằng Tin cười hì hì :

- Vậy thì anh cũng vẫn còn là trẻ con giống như em thôi .

Tôi "xì" một tiếng :

- Mày làm sao giống tao được, đừng có dóc ! Chính thầy Dân nói tụi tao là người lớn nè ! Bởi vì chương trình lớp tám cái gì cũng khó hết, học hết cơm hết gạo chưa chắc đã hiểu .

Thằng Tin nhìn tôi với vẻ nghi ngờ :

- Khó dữ vậy hả ?

Tôi nghiêm mặt :

- Bộ tao nói chơi với mày sao ! Người ta soạn cho người lớn học mà lại .

Thằng Tin ngẫm nghĩ một hồi rồi nói :

- Như vậy, sang năm em cũng là ngươì lớn, em học lớp tám.

Tôi rụt vai :

- Mày không bao giờ trở thành người lớn được đâu . Người lớn không ai mang tên Tin cả, chỉ có trẻ con mới đặt tên Tin thôi .

Số là khi má tôi sinh thằng Tin, ba tôi đi công tác xa nên nhờ chú Thảo cạnh nhà làm khai sinh dùm. Giấy chứng sinh của bệnh viện ghi đúng là Phan Thanh Tân nhưng không hiểu sao giấy khai sinh của phòng hộ tịch do chú Thảo đem về lại biến thành Phan Thanh Tin. Từ đó, mọi người gọi em tôi là thằng cu Tin. Còn đám bạn cùng xóm thường bắt chước tiếng còi xe "tin, tin" để chọc nó. Thằng Tin ức cái tên mình lắm. Nghe tôi chê, nó phồng má :

- Lớn lên em sẽ đổi tên lại chớ lo gì.

- Thì khi nào mày đổi được tên rồi hẵn tính.

Nói xong, tôi quay đi . Còn thằng Tin thì hét tướng lên :

- Anh là người lớn thì nhớ đừng có giành ăn với em nữa nghe không ?

Tôi không thèm trả lời nó, bỏ đi một mạch.

*

* *

Trở thành người lớn chưa hẳn là điều hay . Sáng nay, tôi bỗng nhận ra điều đó.

Thường theo thói quen, vào đầu năm học mới, chúng tôi ai nấy đều ngồi đúng vào vị trí của mình năm ngoái . Hôm khai trường, ngay sau khi bốn tiếng trống báo hiệu kết thúc buổi lễ ở sân cờ, chúng tôi ba chân bốn cẳng chạy uà về lớp, chen nhau vaò cửa, la hét chí chóe . Những đứa chuyên nghịch phá như thằng Tú, thằng Thành thì nhảy phóc ngay qua cửa sổ, đi trên bàn rầm rầm chớ không thèm chen nhau như bọn tôi .

Cuối cùng rồi ai cũng về chổ nấy . Tôi ngồi ở bàn đầu ngay cạnh thằng Bảy, kế bên là nhỏ Phương, nhỏ Vân rồi thằng Minh, y như năm ngoái .

Sau khi ổn định chổ ngồi, tôi quay đầu hẳn ra sau, quan sát. Lớp tôi không đông đủ như năm ngoái . Một số đứa ở lại lớp Bảy . Một số đứa chuyển sang trường khác. Bù vào đó là những gương mặt mới . Có ít nhất là mười học sinh lớp tám năm ngoái lưu ban. Ngoài ra còn có các học sinh ở các lớp 7A1, 7A3 lên, không hiểu sao lại lọt vào lớp chúng tôi . Tuy nhiên hầu hết vẫn là học sinh lớp 7A2, tức là lớp chúng tôi cũ.

Không khí đầu năm học thật là vui nhộn. Tụi bạn thi nhau kể về những chuyến đi xa, những trò hấp dẫn trong ba tháng hè. Lớp học cứ huyên náo cả lên.

Tôi hỏi thằng Bảy :

- Hè vừa rồi mày có đi chơi đâu không ?

Mặt nó buồn xo :

- Chân cẳng tao vầy mà đi đâu ! Tao chỉ ở nhà trông em thôi .

Nghe nó nói vậy, tôi không hỏi nữa, sợ nó thêm rầu .

Số là chân phải của Bảy bị tật từ nhỏ, cái chân cong vòng ra đằng sau một cách bất thường. Khi đi lại, nó phải dùng hai cây gỗ làm gậy chống. Bảy tính hiền nhưng thỉnh thoảng cũng nổi cộc. Năm lớp sáu, thằng Thành chọc nó bị nó phang một gậy thiếu điều té ngửa .

Nhà Bảy ở gần nhà tôi . Nó có hai đứa em là thằng Hường và nhỏ Loan. Ba nó đạp xe ba gác còn má nó bán bánh kẹo ngay trước nhà. Một cái kệ gỗ nhỏ trên bày dăm ba lọ bánh kẹo xanh đỏ kèm với mớ đồ chơi bằng nhựa, đó là cả gian hàng của má nó. Bảy đi học buổi sáng, còn buổi chiều phải vừa ngồi bán kẹo vừa trông hai đứa em cho má nó nấu nướng, giặt giũ nên nó rất bận. Khi rảnh nó thường chạy qua nhà tôi mượn sách. Nó đọc toàn là sách tình báo với sách vụ án. Nó rất mê những câu chuyện ly kỳ, hấp dẫn, hồi hộp. Nhờ vậy mà nó nổi tiếng trong toàn trường. Số là năm ngoái, khi học loại văn tường thuật, cô Thanh ra đề "Em hãy tường thuật buổi lễ khai trường mà em đã tham dự". Bài tập làm văn của Bảy nhập đề như sau : "Vào một buổi sáng tinh mơ, đường phố tĩnh mịch, không có một tiếng động. Bỗng từ góc phố thấp thoáng một bóng đen khả nghi . Bóng người đó im lặng rảo bước trên vỉa hè, tiến về phía cổng trường. Té ra đó là bác chủ tịch hội cha mẹ học sinh. Bác đến trường để dự lễ khai giảng năm học...".

Khi cô Thanh đọc bài của nó lên, cả lớp ôm bụng cười bò. Qua hôm sau là cả trường đều biết. Từ đó tụi bạn thường gọi nó là Bảy-điệp-viên. Vậy mà Bảy vẫn chưa chừa hẳn cái tật đó. Bài văn nào của nó cũng "thình lình", "đột ngột" hoặc "thoáng một cái", "chớp một cái", nghe bắt đứng tim. Văn nó buồn cười vậy mà toán thì hết sẩy . Không biết nó học hành cách sao mà bài tập toán của nó hết 9 lại đến 10, không bao giờ bị điểm 8. Tôi vốn dốt toán nhưng nhờ từ năm lớp sáu đến giờ luôn luôn ngồi cạnh Bảy nên cũng không bị xếp loại yếu . Ai chớ thằng Bảy thì nó cho tôi cóp-pi thả dàn.

Cũng vì vậy mà tôi không thèm học toán nên đã kém lại càng kém. Tôi cứ đinh ninh là tôi và thằng Bảy sẽ "ăn đời ở kiếp" với nhau, hai đưá sẽ ngồi cạnh nhau hết lớp này đến lớp khác, cho đến khi lên đại học và trở thành bác sĩ, kỹ sư mới thôi .

Ai dè sáng nay, thầy Dân kêu cả lớp sắp xếp lại chổ ngồi . Thầy bảo ngồi như hiện nay là lộn xộn, không hợp lý, em thấp ngồi sau, em cao ngồi trước, rồi có bàn toàn là con gái, không có một mống "nam nhi" nào .

Nghe nói đổi chỗ, cả lớp nhao nhao như một cái chợ . Thầy Dân phải gõ tay lên bảng mấy lần, chúng nó mới chịu im. Nhưng chỉ có đám con gái mới yên lặng thực sự, tụi nó mà đã chơi với nhau thì cứ dính như keo, chẳng đứa nào chịu rời đứa bên cạnh cả. Còn đám con trai bàn dưới thì rục rà rục rịch, cứ muốn đổi lên bàn trên. Trừ thằng Thành và thằng Tú là hai chúa nghịch ra, còn thì đứa nào cũng muốn ngồi gần cửa ra vào cho sáng, nhìn bảng cho rõ và nghe thầy cô giảng bài cho "thủng".

Té ra lớp tôi hết phân nửa bị cận thị . Đứa nào cũng giơ tay :

- Thưa thầy, mắt em bị kém ạ . Em ngồi bàn dưới nhìn không rõ.

Lý do này có vẻ xác đáng. Nhưng thầy Dân không bị lừa . Thầy chỉ xếp những đứa nhỏ con lên bàn trên thôi . Còn những đứa khác, thầy bảo phải có giấy chứng nhận của bác sĩ. Thế là những tay cận thị giả vờ lập tức ỉu xìu .

Hễ có đứa dời lên bàn trên thì tất phải có đứa đổi xuống bàn dưới . Ác thay một trong những đứa được cả lớp nhất trí đề nghị "rời chổ" lại là tôi . Đứa to mồm nhất là thằng Chí ngồi ngay sau lưng tôi . Miệng nó ông ổng như thùng thiếc bể :

- Thưa thầy, cho trò Huy ra bàn sau ngồi đi ạ !

Tôi quay lại, trừng mắt :

- Có mày ra bàn sau thì có! Đồ con rệp !

Khi nổi khùng, tôi thường gọi thằng Chí là đồ con rận, con rệp. Bởi vì chí với rận, rệp thì cũng một loài như nhau cả thôi .

Nhưng thằng Chí không giận, nó nhe răng cười :

- Để coi đứa nào ra sau cho biết !

Thấy nó ăn nói có vẻ tự tin đồng thời thấy đám bạn ngồi phía dưới cứ nhao nhao phản đối tôi, tôi đâm chột dạ liền quay phắt lên trên, hai tay ôm cứng góc bàn, làm như đã ôm như vậy thì đừng hòng có ai gỡ tôi ra khỏi chỗ được.

Thầy Dân lại gần tôi :

- Các bạn đề nghị như vậy, em nghĩ sao ?

Tim tôi tự dưng thót lại . Thầy hỏi tôi nghĩ sao, nhưng tôi biết đã đến nước này thì chẳng có nghĩ ngợi gì được. Số phận tôi coi như đã được định đoạt. Tuy nhiên tôi vẫn cố cứu vãn tình thế :

- Thưa thầy, em ngồi đây đâu có sao đâu ạ ?

- Các bạn bảo là em ngồi che khuất bảng, các bạn không nhìn thấy .

- Các bạn ấy xạo đó ạ ! Năm ngoái em cũng ngồi y chỗ này mà có bạn nào than phiền gì đâu !

Thằng Chí lại vọt miệng :

- Thưa thầy, năm ngoái bạn ấy còn nhỏ, năm nay bạn ấy lớn rồi ạ . Bạn ấy lớn nhất lớp mà ngồi bàn đầu, tụi em ở phiá sau không nhìn thấy gì hết.

Lại cái thằng con rệp ! Sao mà nó nhiều chuyện y như bọn con gái vậy không biết ! Tôi giận tím mặt nhưng có thầy đứng đó nên chẳng dám trả đũa . Thằng Lâm còn hùa theo :

- Thưa thầy, bạn Chí nói đúng đấy ạ .

Thằng Lâm này thật vô duyên. Ai mà chẳng biết Chí nói đúng. Ngay cả tôi còn ngạc nhiên về sự phát triển nhảy vọt của tôi nữa kia mà. Năm ngoái tôi chỉ đứng cao ngang vai của ba tôi, không hiểu sao trong ba tháng hè vừa qua tôi bỗng lớn vọt hẳn lên và bây giờ thì tôi đã cao ngang mét tai của ba tôi rồi . Má tôi nói là tôi "nhổ giò". Còn bạn be của ba tôi, ai đến nhà chơi cũng trầm trồ :

- Chà, chú gà con bắt đầu trổ mã rồi !

Nghe mọi người khen tôi mau lớn, tôi khoái chí tử. Nhưng hôm nay cái khoảng "người lớn" đó đã làm hại tôi . Biết thân biết phận, tôi không dám cãi chầy cãi cối nữa mà lẳng lặng thu dọn tập vở, bước ra khỏi chổ ngồi .

Thầy Dân chỉ xuống bàn chót :

- Em ngồi kế chỗ em Quang kìa .

Quang là học sinh lớp 8A2 năm ngoái bị lưu ban. Nghe nói ngồi kế nó, tôi ngán ngẩm trong bụng.

Thầy Dân thấy bộ mặt rầu rĩ của tôi, phát tội nghiệp bèn động viên :

- Miễn là chú ý nghe giảng bài thì ngồi đâu cũng có thể học giỏi, có gì đâu mà em lo !

Thực ra ngồi bàn chót cũng có phần thuận lợi đối với những đứa hay nói chuyện riêng và ưa "quay" bài như tôi . Nhưng kẹt một nỗi là tôi phải chia tay với thằng Bảy . Tôi mà rời khỏi nó cũng như cá rời khỏi nước, biết sống làm sao với môn toán bây giờ. Tôi lo là lo như vậy .

*

* *

Tiếng trống tan học vừa vang lên, tôi đã vọt thẳng ra cửa đợi thằng Chí. Tôi định tâm sẽ nện cho nó một trận về cái tật bép xép. Năm ngoái đọ sức nhau, tôi với nó còn bất phân thắng bại chớ năm nay thì nó chết với tôi . Bây giờ tôi cao hơn nó gần một cái đầu .

Chí vừa lò dò ra khỏi cửa lớp, tôi đã chạy lại liền. Thoạt đầu nó cười với tôi nhưng rồi thấy bộ dạng hùng hổ của tôi, nó hiểu ra ngay ý định của đối phương liền co giò chạy . Tôi rượt theo . Hai đứa đuổi nhau quanh mấy gốc phượng và bã đậu trong sân, xô cả vào học sinh các lớp khác. Tôi giẫm phải chân một đứa con gái bên lớp 8A1 khiến nó la oai oái . Đến khi rượt bén gót Chí, sắp nắm được vạt áo nó thì nó không chạy quanh mấy gốc cây nữa mà vù thẳng ra cổng. Tôi bặm môi tính đuổi theo thì thằng Cang, lớp trưởng lớp tôi, kêu om sòm :

- Huy ơi, Chí ơi ! Lại đây xếp hàng chớ chạy đi đâu đó ! Bạn nào ra về không xếp hàng ngày mai tôi báo với thầy Dân cho coi !

Nghe vậy, tôi liền đứng lại, không đuổi theo đối thủ nữa . Còn thằng Chí thì phớt lờ, dông luôn. Nó ớn tôi .

Nhỏ Kim Hà, lớp phó trật tự, đứng trong hàng, liếc tôi :

- Bạn Huy đánh lộn trong sân trường nghen ! Tôi trừ điểm thi đua à !

Tôi cãi :

- Tôi rượt chơi chớ đánh lộn hồi nào ?

- Nến rượt kịp thì bạn đã đánh nhau rồi .

Tôi trề môi :

- Khi nào đánh nhau hẵng hay . Hừ, nói vậy mà cũng nói !

Con gái gì mà y như bà chằn, cái mặt nghinh nghinh ngó dễ ghét ! Không hiểu sao hôm trước tôi lại bầu nó làm lớp phó trật tự ! Tôi vừa bước vô hàng vừa rủa thầm trong bụng.

Tôi không đứng theo tổ 5 của tôi mà lại đứng vaò tổ 1, ngay sau lưng thằng Bảy . Tôi khều nó :

- Nè, lát về tao nói mày nghe cái này hay lắm !

- Lại kể chuyện ba tháng hè ở chơi nhà ông chú trên Đà Lạt nữa chớ gì ?

Tôi khịt mũi :

- Mày đóan trật lất. Chuyện này khác.

Trên đường về, khi những đứa bạn đã rẽ sang đường khác, chỉ còn mình Bảy với tôi, tôi liền bảo nó :

- Mày xuống bàn dưới ngồi chung với tao đi .

- Chi vậy ?

Thằng Bảy hỏi cù lần thiệt ! Nhưng tôi không dám nói thiệt lý do với nó. Tôi chép miệng :

- Thì ngồi chung cho có bạn chớ chi ! Tao ngồi gần mày quen rồi, nay ngồi với mấy đứa lạ tao thấy nó sao sao ấy !

Bảy đắn đo :

- Nhưng ngồi bàn chót mỗi lần thầy kêu lên bảng, tao đi lại khó khăn lắm !

- Thì tao nhường mày ngồi đầu bàn, tao ngồi trong ! Dễ ợt !

Thấy vẻ mặt nó hơi ngần ngừ, tôi bồi luôn đòn quyết định :

- Mày xuống ngồi với tao, tao cho mày mượn mấy cuốn sách hay lắm ! Anh tao mơi mua .

Mắt Bảy sáng trưng như đen` pha :

- Sách hả ? Sách gì vậy mày ?

Tôi rao hàng :

- Toàn sách tình báo . "Hột xoàn trong mả" nè, "Vòi bạch tuột và những đồng tiền vàng" nè, "Phát súng trong đêm" nè, còn mấy cuốn nữa mà tao không nhớ tên.

"Phát súng trong đêm" đã bắn gục Bảy, nó quỵ liền :

- Được rồi, tao sẽ xuống bàn mày . Nhưng rủi thầy Dân không chịu thì sao ?

Tôi nhúng vai :

- Xin lên bàn trên mới khó chớ xin xuống thì dễ ợt. Thiếu gì cách nói . Mày bảo là tao với mày về nhà thường học chung nên ở lớp ngồi gần cho tiện.

Bảy phân vân :

- Như vậy là nói dối .

Tôi tặc lưỡi :

- Thì mình chỉ nói dối lần này thôi . Với lại có phải mình nói dối để làm hại ai đâu ! À, cuốn "Hột xoàn trong mả" hay lắm nghen mày ! Tao mới đọc hồi hôm. Trong đó có nhiều "bóng đen khả nghi" lắm !

Thấy tôi nhắc chuyện cũ chọc nó, thằng Bảy giơ gậy lên nhưng tôi đã kịp chạy xuống lòng đường, cười hích hích.

Trước khi về nhà, tôi còn nhắc nó lần nữa :

- Nhớ nghen mày ! Ngày mai đổi xuống đi !

0
kể chuyện:Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa....
Đọc tiếp

kể chuyện:

Ngày xưa, ở một làng kia, có một người đàn bà nghèo sinh được một đứa con trai. Khi nó ra đời, người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa. Vào lúc đó, nhà vua vi hành qua làng, không một ai biết. Vua hỏi trong làng có sự gì lạ không, thì dân làng tâu:

- Gần đây có một đứa trẻ mà người ta tiên tri là năm mười bốn tuổi, nó sẽ lấy được công chúa.

Nhà vua vốn độc ác nghe nói như vậy tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, giả vờ thân mật bảo:

- Các bác nghèo khó, hãy giao con cho tôi để tôi chăm sóc nó cho.

Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, sau thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng, nghĩ bụng: “Con mình là đứa tốt số. Như thế lại hay cho nó”, nên cuối cùng bằng lòng trao con.

Vua đặt đứa trẻ vào một cái hòm, cưỡi ngựa tới một chỗ nước sâu, ném hòm xuống, nghĩ thầm: “Thế là con gái ta thoát khỏi tay anh chàng rể bất đắc dĩ này”.

Nhưng cái hòm không chìm, cứ nổi như một chiếc tàu nhỏ, nước không thấm vào một giọt. Hòm trôi lềnh bềnh cách kinh kỳ hai dặm, đến cửa cổng một cối xay thì bị mắc lại. May lúc đó có thằng bé xay bột trông thấy, lấy móc kéo vào. Nó tưởng trong có của, nhưng khi mở ra thì thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó mang đứa trẻ về cho chủ. Hai vợ chồng này không có con, nên mừng lắm. Họ hết sức chăm sóc, đứa bé hay ăn chóng lớn. Một hôm, tình cờ vua vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi vợ chồng người xay bột có phải gã thanh niên cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:

 

- Tâu bệ hạ không phải, đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười bốn năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt tới cửa cổng, thằng bé xay bột nhà chúng tôi đã vớt nó lên.

Vua nghĩ thầm chắc là đứa bé tốt số mà mình đã vứt xuống nước trước kia, bèn nói:

- Này ta muốn nhờ gã này mang một lá thư đến cho hoàng hậu, có được không? Ta sẽ thưởng cho hai đồng vàng.

Bố mẹ nuôi vâng lệnh bảo gã chuẩn bị đi.

Vua viết thư cho hoàng hậu nói: “Khi gã thanh niên mang thư này đến, thì giết nó ngay và chôn nó đi. Phải thi hành mệnh lệnh này trước khi ta về”.

Chàng thanh niên cầm thư lên đường, nhưng đi lạc đến một khu rừng to. Trong đêm tối, chàng thấy một ánh đèn, lại gần thì là một cái nhà nhỏ. Chàng vào nhà thấy một bà lão ngồi một mình bên bếp lửa. Bà lão thấy chàng, hoảng sợ hỏi:

- Con ở đâu đến? Con đi đâu?

- Con ở nhà xay đến. Con phải mang thư đến cho hoàng hậu, nhưng bị lạc trong rừng. Con muốn xin ngủ lại đêm nay ở đây.

- Tội nghiệp! Con lạc vào nhà kẻ cướp rồi. Chúng về thì chúng sẽ giết con.

- Thôi, muốn ra sao thì ra. Cháu chẳng sợ. Vả lại cháu mệt quá, không đi được nữa đâu.

Chàng nằm lên ghế dài ngủ. Lát sau bọn cướp về, tức giận hỏi gã thanh niên nào ngủ đó.
Bà lão nói:

- Trời ơi! Thằng bé có tội tình gì đâu! Nó lạc vào rừng, tôi thương tình cho nó vào đây. Nó phải mang thư cho hoàng hậu đấy.

Bọn cướp bóc dấu niêm phong thư thấy nói là phải giết ngay người mang thư này. Bọn cướp tuy nhẫn tâm mà cũng động lòng, tên tướng cướp xé tan lá thư đó, viết lá thư khác đại ý nói phải gả công chúa ngay cho chàng thanh niên mang thư này đến. Họ để cho chàng ngủ yên đến sáng. Sáng hôm sau, họ giao thư cho chàng và chỉ đường cho đi. Hoàng hậu nhận được thư, theo lệnh tổ chức đám cưới linh đình, gả công chúa cho chàng tốt số. Chú rể đẹp trai và tốt nết, công chúa sống với chồng hạnh phúc lắm.

Sau đó ít lâu, vua về, thấy lời tiên tri đã thành sự thật, đứa bé tốt số đã lấy con mình, bèn nói:

- Chẳng hiểu sao lại thế, trong thư ta ra lệnh khác cơ mà.

Hoàng hậu lấy thư đưa vua xem. Vua thấy thư đã bị đánh tráo, bèn hỏi con rể thư cũ đâu, sao lại đánh tráo thư khác. Chàng đáp:

- Tâu bệ hạ, con không biết. Chắc ban đêm con ngủ trong rừng, thư đã bị đánh tráo.

Vua tức giận nói:

- Như thế không ổn. Muốn lấy con ta thì phải xuống âm phủ nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ đem về nộp ta. Nếu người làm nổi thì vẫn được phép làm chồng con ta.

Vua định làm như thế để tống khứ chàng thanh niên đi. Nhưng chàng đáp:

- Con không sợ quỉ, con sẽ lấy được tóc vàng về.

Chàng bèn cáo từ vua ra đi. Khi chàng đến một thành phố lớn, lính canh hỏi chàng làm
nghề gì và biết những gì. Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn chảy ra rượu vang, mà nay lại cạn hẳn đi, đến một giọt nước cũng không còn.

Chàng nói:

- Chờ khi tôi về, tôi sẽ bảo cho biết.

Chàng lại đi, đến một thành phố khác. Lính canh cũng hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì. Chàng lại đáp:

- Gì cũng biết.

Lính canh nói:

- Thế anh bảo giùm chúng tôi biết tại sao trong thành chúng tôi có cây táo trước kia ra quả vàng mà nay đến một chiếc lá cũng không còn?

Chàng lại đáp:

- Chờ tôi về, tôi sẽ cho biết.

Chàng lại đi, đến một con sông lớn. Người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và biết những gì.
Chàng đáp:

- Gì cũng biết.

Người lái đò nói:

- Thế anh bảo giùm tôi biết tại sao tôi cứ phải chở đò qua lại trên khúc sông này không có ai thay.

Chàng đáp:

- Để khi trở về tôi sẽ bảo cho biết.

Qua sông đến bến, chàng thấy cửa âm phủ tối om, ám khói. Con quỉ đi vắng. Ở nhà chỉ có một bà già ngồi trong một chiếc ghế bành rộng. Bà không có vẻ ác. Bà hỏi:

- Cháu muốn gì?

- Cháu muốn lấy ba sợi tóc của con quỉ, nếu không thì mất vợ.

- Kể thì quá đấy. Nếu con quỉ về mà thấy cháu ở đây thì chắc chắn là cháu mất đầu. Nhưng thôi, ta thương hại cháu, để xem có cách nào giúp cháu không.

Bà làm phép cho chàng biến ra kiến và bảo:

- Cháu hãy bò vào trong áo ta thì mới toàn tính mệnh được.

- Vâng, quí hóa quá, nhưng con còn muốn biết ba điều: “Một là tại sao giếng nước trước kia chảy ra rượu vang, nay bỗng cạn hẳn, không còn một giọt nước? Hai là tại sao cây táo kia trước có quả táo vàng mà giờ không có đến một cái lá? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở đò mãi, không có ai thay”.

Bà già nói:

- Ba câu hỏi này khó thật, nhưng cháu cứ yên tâm, lắng tai nghe con quỉ nói khi ta nhổ ba sợi tóc vàng của nó nhé.

Đến tối con quỉ về nhà. Vừa vào cửa, nó đã ngờ ngợ thấy mùi gì lạ. Nó nói:

- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người ở đây, có phải không?

Bà lão chế nó:

- Tôi vừa quét dọn ngăn nắp, bây giờ anh lại lục tung cả ra. Lúc nào mũi anh cũng chỉ ngửi thấy mùi thịt người. Thôi ngồi xuống ăn đi.

Ăn uống xong, con quỉ thấy mền mệt, tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho. Được một lát, nó thiu thiu ngủ rồi ngáy khò khò. Bà già nhổ một sợi tóc vàng của nó, để bên mình. Con quỉ hỏi:

- Ái chà, bà làm gì thế?

Bà lão nói:

- Tôi mộng thấy sự không lành, nên tôi đã nắm tóc anh đấy.

Con quỉ hỏi:

- Bà mộng thấy gì?

- Tôi nằm mộng thấy giếng ở chợ trước kia thường chảy ra rượu vang, nay cạn hẳn, đến một giọt nước cũng không còn? Tại sao thế?

Con quỉ đáp:

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Dưới tảng đá ở đáy giếng có một con cóc. Đem giết nó đi thì rượu vang lại chảy ra.

Bà lão lại bắt chấy cho con quỉ. Quỉ lại ngủ, ngáy rung cả cửa kính. Bà già lại nhổ một sợi tóc nữa. Quỉ cáu, nói:

- Ô hay, làm gì thế?

Bà lão đáp:

- Anh đừng giận nhé, tôi lại mộng đấy mà.

- Lại mộng gì nữa thế?

- Tôi thấy ở một nước nọ có một cây táo trước kia thường vẫn ra quả vàng mà nay đến một cái là cũng chẳng còn. Tại sao thế?

- Chà! Nếu biết thì đã chẳng nên chuyện. Có một con chuột nhắt gặm rễ cây. Giết nó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu để chuột gặm mãi thì cây đến chết mất. Nhưng thôi, đừng có mơ mộng gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên, nếu còn làm tôi thức giấc, tôi sẽ tát cho đấy.

Bà lão dỗ dành con quỉ, rồi lại bắt chấy cho nó. Nó lại ngủ và ngáy. Bà nhổ sợi tóc vàng thứ ba của nó. Con quỉ chồm dậy, kêu lên và toan đánh bà, nhưng bà lại nói ngọt rằng:

- Khốn nỗi cứ mộng mãi thì biết làm thế nào?

Con quỉ tò mò hỏi:

- Bà còn mộng thấy gì nữa?

- Tôi chiêm bao thấy có một người lái đò than phiền là cứ phải chở đò qua lại mãi mà không có người thay. Tại sao thế?

Quỉ đáp:

- Ngốc quá. Nếu có ai muốn qua sông, thì hắn chỉ việc trao mái chèo cho người ấy là thoát, và người kia sẽ chở đò thay hắn thôi.

Sau khi đã nhổ ba sợi tóc vàng của con quỉ và đã được nghe nó trả lời ba lần, bà già để cho nó ngủ đến sáng. Con quỉ bước chân ra khỏi cửa, thì bà liền bắt con kiến ở trong
nếp áo bà ra, hóa phép biến nó lại thành người. Bà lão nói:

- Đây ba sợi tóc vàng đây, còn ba câu trả lời của con quỉ thì cháu nghe được rõ rồi chứ?

Chàng đáp:

- Vâng, cháu đã nghe rõ rồi, cháu sẽ nhớ kỹ.

Bà lão bảo:

- Thôi thế mày thoát rồi nhé. Lên đường về được rồi đấy.

Chàng cảm ơn bà lão đã giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn. Chàng đi khỏi âm phủ, Trong lòng phấn khởi vì mọi việc đều được như ý.

Chàng gặp bác lái đò, bác xin chàng giải đáp cho như chàng đã hứa. Chàng tốt số nói:

- Bác hãy chở tôi sang bờ bên kia, tôi sẽ bảo bác cách giải thoát.

Tới bờ, chàng cho bác biết câu trả lời của con quỉ:

- Nếu có người muốn qua sông thì bác chỉ việc đặt mái chèo vào tay người ấy rồi đi.

Chàng lại lên đường, đến thành phố có cây trụi quả. Lính canh cũng đang chờ chàng giải đáp. Chàng nhắc lại lời của con quỉ:

- Giết con chuột nhắt gặm rễ cây đi, thì cây lại ra quả táo vàng.

Họ cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa tải nặng vàng. Sau cùng, chàng đến thành phố có giếng cạn. Chàng cũng nhắc lại lời con quỉ:

- Có một con cóc ngồi dưới hòn đá ở đáy giếng, phải tìm nó giết đi, thì rượu vang lại chảy ra nhiều.

Lính canh cảm ơn chàng và cũng tặng chàng hai con la trở nặng vàng.

Chàng về tới nhà; vợ chàng vui mừng khôn xiết, vì lại trông thấy mặt chồng và thấy chồng đi gặp được mọi việc đều như ý. Chàng dâng vua ba sợi tóc vàng của con quỉ. Vua thấy bốn con la tải nặng vàng, mừng lắm, nói:

- Nay con đã làm xong mọi việc ta giao cho, thì con vẫn được lấy con gái ta. Này con, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Thật là một kho tàng vô giá!

- Con lấy ở bên kia sông, đó là cát trên bờ.

Vua tham lam, hỏi:

- Ta có lấy được không?

Chàng rể đáp:

- Bẩm muốn lấy bao nhiêu cũng được ạ. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia thì tha hồ lấy.

Ông vua tham lam kia vội lên đường ngay. Đến bờ sông, vua ra hiệu cho bác chở đò đưa qua sông. Người lái đò mời vua xuống thuyền. Khi sang đến bờ bên kia, bác đặt mái chèo vào tay vua rồi nhảy lên bờ. Thế là ông vua, vì tham của mà chịu tội thành anh lái đò.

- Thế vua còn chèo đò nữa không?

ai thấy hay thì like nha ok

6
31 tháng 10 2016

yeuyeuvuiyeuyeu

31 tháng 10 2016

cái này đọc rồi

 

ai đủ kiên trì để đọc hết bài này:Gần con sông lớn Tsangpo, trong một vùng đầy thú dữ có một người thợ săn chỉ có một con trai độc nhất tên là Losang. Vốn khéo léo và dũng cảm, chàng được cha cho đi săn cùng từ khi còn là một chú bé. Tròn tuổi hai mươi, chú bé trở thành một chàng thanh niên nhanh nhẹn và hăng như cọp núi, cử động mau lẹ như hươu, về tài bắn cung thì trong vòng...
Đọc tiếp

ai đủ kiên trì để đọc hết bài này:

Gần con sông lớn Tsangpo, trong một vùng đầy thú dữ có một người thợ săn chỉ có một con trai độc nhất tên là Losang. Vốn khéo léo và dũng cảm, chàng được cha cho đi săn cùng từ khi còn là một chú bé. Tròn tuổi hai mươi, chú bé trở thành một chàng thanh niên nhanh nhẹn và hăng như cọp núi, cử động mau lẹ như hươu, về tài bắn cung thì trong vòng nhiều dặm không ai sánh bằng. Vì chàng mảnh dẻ như một cây tre, lại có cặp mắt to, thẫm màu và u buồn, tất cả các cô gái trong vùng đều để ý tới chàng, nhưng Losang không quan tâm đến một ai.

Một ngày nọ, chàng đang nằm dài bên bờ sông uể oải nhai một nhánh cỏ, nhìn đám lau sậy rập rờn nhè nhẹ trong gió, bỗng thấy một con diệc trắng bay lên khỏi mặt nước. Lập tức, chàng giương cây cung ngắm và ph...ự...ư...t! mũi tên bay đi. Con diệc trắng kêu lên một tiếng não lòng và rơi xuống giữa sông, dòng nước cuốn nó đi. Con chim biến mất trước khi chàng trai trẻ kịp phản ứng. Losang nhìn rất lâu dòng nước đã cuốn con chim đi, lòng buồn lạ lùng. Cùng lúc đó, trên bờ bên kia xuất hiện một thiếu nữ. Nàng gài trên tóc một bông hoa dẻ trắng và cầm trong tay một chiếc xô làm bằng vỏ cây bulô. Nàng cúi mình xuống sông múc nước đầy xô, mỉm cười với chàng trai trẻ và cất tiếng hát:

“Chàng có con mắt sẫm màu và u buồn,

Thế nhưng hạnh phúc đang đợi chàng.”

Từ bờ bên này, Losang nghe rõ lời bài hát của thiếu nữ.

Chàng chỉnh cây cung và ph...ự...ư...t! Mũi tên xuyên qua xô. Nước phun ra từ lỗ thủng. Thiếu nữ cố lấy tay bịt giữ nước, nhưng vô ích. Nàng cáu anh chàng trâng tráo:

 

- Chàng không có việc gì hay hơn để làm ư? Cha chàng có con ngựa bảy cựa, nếu chàng cưỡi được nó thì ít ra cũng có cái để mà huyênh hoang.

Dứt lời, nàng xách xô quay trở lại con đường từ đó nàng vừa đến. Losang dõi theo cho đến khi bóng nàng mất hút sau những ngọn núi xám xa xa.

Tối đó về nhà chàng thưa chuyện với cha già:

- Thưa cha, hãy cho con mượn con ngựa bảy cựa của cha. Con muốn cưỡi nó.

- Con nghĩ gì vậy, con trai? người cha lo ngại, hỏi. Làm sao con biết con ngựa đó? Cha chưa bao giờ nói cho con biết, vậy mà, bây giờ, đột nhiên con yêu cầu cha cho con cưỡi.

- Con nghe đồn cha có con ngựa ấy. Dân làng sẽ chế nhạo con. Họ sẽ nói rằng con sợ. Nếu cha đã từng cưỡi thì con cũng có thể. Cha thực lòng tin con sẽ không thể hay sao?

- Cha biết, cha biết lắm, người cha lo lắng nói, nhưng cưỡi con ngựa ấy là đùa với tính mệnh mình đấy. Chính cha đã phải từ bỏ bao nhiêu năm nay.

Hai cha con bàn cãi rất lâu, cho đến khi người cha đành ưng thuận.

- Con nghe kĩ đây, người cha thở dài cam chịu, con có trông thấy dãy núi ở phía chân trời kia không? Cứ đi về hướng ấy, khi nào con vượt qua ba đỉnh núi và ba thung lũng, con sẽ tới Núi Đá Vàng. Tít trên cao, con sẽ thấy một lòng chảo lớn đầy nước, chắc chắn con ngựa ở gần đấy. Nhưng nếu lòng chảo cạn khô, con sẽ thấy con ngựa bên bờ ao, dưới chân núi. Nhất là, con phải hết sức đề phòng!

- Cha yên tâm, con sẽ hết sức đề phòng! Người con hứa và lập tức lên đường. Chàng dễ dàng tìm ra Núi Đá Vàng, rồi lòng chảo mãi trên cao: Nhưng lòng chảo cạn khô và con ngựa không ở đấy. Losang chầm chậm đi xuống phía ao. Bất thần, mặt đất rung chuyển và, ở khúc quanh của con đường, một con thú lớn xuất hiện. “Không phải ngựa mà là một con quái vật”, chàng trai trẻ nhủ thầm. Con ngựa nhìn chàng bằng đôi mắt to như đôi bánh xe, lông bờm của nó cho đến lông đuôi như những sợi chão lớn, dài quét đất. Con ngựa lao vào Losang. Chàng trai vừa hay nép mình sau một tảng đá. Con ngựa vụt qua trước mặt chàng như cơn gió lốc, bờm quét sỏi trên đường, móng tóe lửa.

“Ta không thể cưỡi lên mình nó nếu cứ như thế này. Nhưng ta không sợ!” chàng bực mình rượt theo con ngựa. Con vật quất mạnh bộ bờm lớn khiến chàng không tài nào lại gần. Losang suy nghĩ giây lát rồi trèo lên một cây thông rừng bên đường. Khi con ngựa lao đến gần cây thông, chàng buông mình rơi từ cành cây xuống lưng ngựa, bám chặt lấy bộ bờm. Con ngựa lồng lên man dại, vật bộ bờm như một ngọn roi, cày móng nát đất, nhưng chàng trai níu vững. Hoàng hôn buông xuống, cuối cùng con ngựa cũng dịu dần. Toàn thân nó run rẩy, nhưng khi Losang vỗ vào cổ thì nó tiến lên, vâng lời như một con cừu.

Người cùng ngựa đến sông lớn Tsangpo đúng vào lúc, trên bờ bên kia, thiếu nữ có hoa dẻ trắng múc nước đầy xô. Losang giương cung, nheo mắt ngắm và ph...ự...ư...t! Một lần nữa mũi tên xuyên thủng chiếc xô bằng vỏ cây bulô.

Thiếu nữ ngẩng đầu lên, trông thấy chàng trai và con ngựa khổng lồ.

- Cưỡi trên mình ngựa chẳng có gì ghê gớm! Tiếng nói của thiếu nữ vang khắp mặt sông. Cách đây hai ngàn dặm có một con sông khác, nơi ấy có người đẹp Boumo: Sẽ là vị hôn thê của chàng đấy! Nàng đã có nhiều kẻ cầu hôn, nhưng chỉ có chàng là người Boumo chờ đợi! Nếu chàng đến tận nơi, nàng sẽ chọn chàng. Nhưng liệu chàng có dám đến đấy không? Em ngờ đấy! Chàng chỉ giỏi bắn tên vào xô của các cô gái thôi!

Nói xong mấy lời trên, nàng quay người và rảo bước xa dần, chẳng mấy chốc đã biến mất, như thể bị những ngọn núi xám nuốt chửng.

Losang giong ngựa về nhà, nhưng chẳng gì có thể làm chàng vui được nữa. Chàng thậm chí không để tâm đến lời khen của cha. Chàng đột ngột bảo cha:

- Cha ạ, con sẽ đi tìm Boumo. Hình như nàng sống cách đây hai ngàn dặm bên bờ một con sông và nàng sẽ lấy con làm chồng.

- Con lại nhồi nhét cái gì vào đầu vậy? Người cha chắp tay kêu trời. Rất nhiều chàng trai khác đã thử vận may trước con, nhưng tất cả đều về tay không. Không một con đường nào dẫn đến đó, khắp nơi là những hiểm nguy dễ khiến con người ta bỏ mạng. Còn tệ hơn là khuất phục ba con ngựa như thế kia.

- Chính vì thế mà con muốn đến tận nơi, để không một ai còn có thể nhạo báng con.

Chàng ra khỏi căn nhà tranh, đợi cha ngủ say rồi lặng lẽ chuẩn bị cho chuyến đi. Khi bầu trời bắt đầu rạng hồng về phương đông, chàng nhảy lên con ngựa khổng lồ. Con ngựa giậm chân bồn chồn, lát sau nó phi nước đại làm bốc lên một luồng mây bụi.

Khi người cha thức giấc thì chàng kỵ sĩ và con ngựa đã ở xa lắm rồi.

Losang trước tiên đến con sông nơi thiếu nữ lạ thường lấy nước. Chàng cùng ngựa bơi qua sông. Sang bờ bên kia, chàng phi tới những ngọn núi xám, nơi thiếu nữ luôn biến mất. đi sâu vào núi, chàng cảm thấy mặt đất rung chuyển dưới vó ngựa. Chàng giụi mắt, ngỡ ngàng: Không phải những ngọn núi, mà là lưng một con rồng khổng lồ bằng đất sét! Con rồng uốn mình và bằng các vòng uốn lớn hết cuộn lại duỗi tới chỗ có ba mươi tám thiếu nữ xinh đẹp đang nắm tay nhau.

Losang quá sửng sốt nấp vội sau một tảng đá, nhưng các thiếu nữ đã trông thấy chàng. Họ van xin:

- Hỡi người anh hùng trên mình ngựa khổng lồ, hãy bảo vệ chúng em! Không có sự giúp đỡ của chàng, không bao giờ chúng em có thể trở về nhà, không có chàng, tất cả chúng em sẽ chết!

- Làm thế nào ta có thể giải cứu các nàng? Không vũ khí nào có thể giết chết một con quái vật như thế này. Ta sẽ thử phóng một mũi tên, nhưng không chắc sẽ hạ được nó!

Các thiếu nữ nín thở quan sát Losang giương cung ngắm hồi lâu, đoạn buông tên. Ph...ự...ư...t! Mũi tên cắm phập vào đầu con rồng. Con rồng vặn mình điên dại, máu đen phun trào từ vết thương của nó mạnh đến nỗi bật vào ngực chàng trai. Losang kêu lên đau đớn, đổ vật xuống choáng váng lăn lộn dưới vó ngựa.

Các thiếu nữ xinh đẹp khóc lóc nỉ non. Nhưng thiếu nữ trẻ nhất trấn an họ và nói dịu dàng:

- Nhanh lên, các chị của em, chạy đi tìm nước cứu người anh hùng của chúng ta!

Bản thân nàng cúi xuống đầu rồng, rứt viên ngọc lấp lánh từ trán con vật nhơ bẩn. Nàng đặt viên ngọc lên ngực chàng trai đang ngất lịm đi.

Losang thở một hơi dài và mở mắt. Ba mươi tám khuôn mặt thiếu nữ xinh đẹp vây quanh chàng. Cô lớn tuổi nhất nói:

- Chàng đã cứu chúng em, chàng trai trẻ, chúng em muốn thưởng công chàng. Hãy chọn một người trong số chúng em, người đó sẽ lấy chàng làm chồng.

- Ta không thể nhận, Losang đứng dậy. Ta đã có một vị hôn thê. Nàng Boumo nào đấy. Ta đến đây chính để tìm nàng.

- Hãy cho chúng em biết, chàng đang nói về Boumo nào? Cô lớn tuổi lại hỏi. Chàng đã nhìn kỹ chúng em chưa? Chúng em là những thiếu nữ xinh đẹp nhất vùng, vì thế mà con rồng chọn chúng em. Chẳng lẽ không ai trong chúng em làm chàng vừa lòng?

Losang không muốn làm phật lòng họ bèn nói:

- Được, ta sẽ chọn một trong các nàng. Chàng nhìn họ. Thiếu nữ trẻ nhất đứng cúi đầu phía sau. Đó là cô gái đã rứt viên ngọc trên đầu rồng. Đột nhiên, nàng gợi cho Losang nhớ đến một ai đó.

- Ta sẽ mang cô gái này theo, chàng quyết định.

- Đó là người trẻ nhất trong số chúng em và cũng xinh nhất, cô lớn tuổi mỉm cười. Vậy thì, các em, hãy chuẩn bị cho chàng quà đi đường.

Họ nhào bột bọc viên ngọc lấp lánh vào trong, nặn thành hình một con ngựa, thêm một cái bờm và một cái đuôi bằng lông đuôi của con ngựa khổng lồ. Gió thổi hiu hiu, chẳng mấy chốc đã thổi lớn con ngựa. Nó mang tầm vóc một con ngựa bình thường và sống dậy. Đó là một con ngựa rất đẹp.

- Đây là một con ngựa thần kỳ, các thiếu nữ giải thích. Nó chạy không thua gì con ngựa khổng lồ của chàng. Đến đấy các nàng từ biệt Losang. Chàng trai tiếp tục lên đường cùng người thiếu nữ trẻ nhất.

Một ý nghĩ thoáng qua tâm trí chàng. Thỉnh thoảng, chàng liếc xéo người bạn đồng hành. Rồi chàng đột nhiên hỏi:

- Nàng thường ra sông lấy nước phải không? Ta đã trông thấy một thiếu nữ, nhưng xa quá, hình như cô ấy giống nàng.

Thiếu nữ lắng nghe, ánh mắt nàng lấp lánh.

- Nhưng cô ấy gài một bông hoa dẻ trắng trên tóc, Losang suy nghĩ rồi nói thêm.

Người đẹp cười:

- Chàng thấy đấy, không phải em. Nhưng chàng có thích em không, tại sao chàng chọn em?

- Thôi, Losang nhíu mày. Nàng biết rằng ta chỉ nghĩ đến Boumo.

- Boumo, lúc nào cũng Boumo, chỉ có Boumo, tại sao? Người đẹp hỏi. Chàng chưa hề trông thấy cô ấy. Nói cho đúng ai biết cô ấy như thế nào?

- Ta không biết cô ấy như thế nào, nhưng đúng là ta đi tìm cô ấy, Losang tuyên bố, giọng quả quyết. Tuy nhiên để không làm phật lòng thiếu nữ đi cùng, chàng vội nói thêm: đừng sợ, ta cũng sẽ chăm sóc nàng. Bây giờ nàng là em gái nhỏ của ta. Khi nào ta lấy Boumo, ta sẽ tìm cho nàng một người chồng tốt.

Trong lúc đó, họ đã băng qua rừng, đến bên bờ một dòng sông nước chảy xiết. Vắt qua sông là một thân cây lớn làm cầu. Trước mặt là một miệng hang đen ngòm.

- Chúng ta đi nào, Losang thúc ngựa. Họ vượt qua dòng sông trên thân cây vắt ngang. Đến bờ bên kia, chàng trai trẻ muốn dấn vào, nhưng con ngựa của chàng dừng lại trước miệng hang tối. Từ dưới đáy hang, vọng lên tiếng ngáy và những tiếng gầm gừ kinh khủng. Cạnh vòm cửa hang, có tiếng ai đó sụt sịt:

- Ôi, con người dũng cảm trên mình ngựa lớn, đừng vào hang này! Chàng trai dò xét ánh tranh tối tranh sáng trong hang, nhận ra một cô bé gày gò, cổ và cổ tay bị đóng vào gông.

- Em tên là Meto, cô bé tiếp tục. Hang này là nơi ở của tám con quỷ xấu xí mà em phải phục vụ. Chúng bắt em về đây hôm em ra bờ sông nhặt vỏ sò. Chúng dọa sẽ ăn thịt em nếu em không làm bếp cho chúng. Chàng có thể tưởng tượng được không? Chúng ăn thịt người! May là lúc này chúng đang say rượu ngủ vùi, nhưng nếu chàng làm chúng thức giấc, chúng sẽ ăn thịt cả ba chúng ta. Chàng hãy nhìn đống xương ở góc hang mà xem!

Losang nghe nói thế thì rất đỗi kinh ngạc, lại trông thấy những giọt nước mắt lớn như những hạt ngọc trào ra từ đôi mắt cô bé, chàng nổi giận đùng đùng:

- Đừng sợ gì cả, cô bé, ta sẽ không để cho chúng tiếp tục hành hạ em. Ta sẽ đưa em về nhà. Nhưng lúc này, ta phải đi qua hang vì đó là con đường đưa ta đến với Boumo.

Chàng vừa dứt lời, bỗng nghe trong hang có tiếng thở khủng khiếp như tiếng bễ rèn: chính là một trong tám con quỷ vừa ngáp vừa nheo sáu con mắt bên bị ánh sáng rọi trúng.

- Hãy chạy về phía sau, Meto thì thầm, ở phía bên kia của hang này có chôn một chiếc rìu thần, chàng hãy đào lấy chiếc rìu đó, bằng không chàng không thể thắng chúng.

Losang đã quá mệt sau một ngày gắng sức, đến mức khó khăn lắm chàng mới ngồi vững trên yên, nhưng thu hết sức lực còn lại, chàng nhảy xuống ngựa, chạy vòng quanh hang, chẳng mấy chốc đã tìm thấy nơi giấu chiếc rìu thần.

Con quỷ thứ nhất uể oải mở một mắt, liếm mép lè nhè:

- Măm, măm, ta đánh hơi thấy mùi thịt tươi!

- Hừ! Hừ! Ta thấy hơi đói, con quỷ thứ hai nói mê trong lúc vẫn ngáy khò khò.

- Ta thấy có cái gì đó trong hang, con thứ ba cất giọng ngái ngủ, hít một hơi thật sâu, và cố thử tự mình đứng dậy.

Từ cửa hang cô bé Meto tội nghiệp kêu lên:

- Đó là em gái tôi. Hãy trông cái túi thêu nhỏ xinh này, em tôi vừa mang đến cho tôi đấy!

Chẳng con quỷ nào thèm để ý đến lời cô bé nói.

- Hôm qua, tao ăn uống nhiều quá, con quỷ thứ tư phân trần, nó đã giẫm phải đuôi đến lần thứ ba.

Con quỷ thứ năm cáu tiết.

- Tao đã bảo mày rồi, đừng có uống đến say... Và nó lại cố duỗi tám cái cẳng ra.

- úi chà! Mày có lý, nhưng khi chúng tao đã mê uống quá... những con quỷ khác đồng thanh, vừa ngáp vừa quay nhìn tứ phía, hết thở lại nấc.

Trong khi đó, Losang cào hết đất dưới gốc thông rừng và lấy được chiếc rìu thần. Trước khi lũ quỷ kịp tỉnh hẳn, chàng nhảy vào giữa hang.

- Ra là thế, là thế, ăn thịt người hử? Vậy thì, ta sẽ băm các ngươi thành thịt viên!

Lũ quỷ mở to mắt nhìn chàng ngạc nhiên: Tên này ở đâu ra vậy. Chúng điên tiết gầm lên, nhưng Losang không để cho chúng kịp trở tay. Chàng phang rìu tới tấp, chẳng mấy chốc đã chặt bảy tên đứt đôi.

- úi chà! Có thế chứ! Losang thở phào nhẹ nhõm. Nhưng hãy còn quá sớm! Chàng bỗng ngửi thấy mùi nồng nặc sau lưng. “Chú ý!” hai thiếu nữ cùng kêu lên, thiếu nữ lúc đầu vội chạy đến bên đống lửa rút que cời nung đỏ. Chàng trai cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn, những móng vuốt siết chặt đến nỗi chàng tức thở. Chàng buông chiếc rìu thần. “Là con quỷ thứ tám”, chàng nghĩ, “ta đã có cảm giác chúng không đủ cả tám mà.”

Thiếu nữ nhận thấy Losang không thể thoát khỏi vòng ôm của con quỷ, không do dự, nàng quật mạnh chiếc que cời nóng bỏng.

“Ối”, con quỷ rú lên, buông con mồi. Chàng trai lợi dụng tình thế lao ra cướp lại chiếc rìu thần, và không để kẻ địch kịp trở tay, chàng bổ nó vỡ sọ!

- Thế là thoát nợ! Losang tuyên bố, hết sức hài lòng. Mong rằng những khó khăn như thế này sẽ không quá nhiều trên con đường của ta. Em đã giúp đỡ ta quá nhiều, cô bé. Bây giờ, chúng ta phải trả lại tự do cho em. Bằng những nhát rìu, chàng phá tan chiếc gông đang cầm tù Meto.

Cô bé cảm ơn chàng nồng nhiệt, mắt ngấn lệ. Cô biếu chàng một túi vải nhỏ thêu khéo léo vô cùng.

- Túi này đựng các loại cỏ thuốc, cô nói với nụ cười bí hiểm. Có thể một ngày nào đó, nó sẽ giúp ích cho chàng!

Losang vừa giắt chiếc túi vào thắt lưng vừa nói:

- Ta cảm ơn em. Nhưng bây giờ, chúng ta sẽ làm gì với em đây? Làm thế nào em về nhà được?

- Nếu chàng không phản đối, thiếu nữ lúc đầu nói, em có thể đưa cô bé về nhà với bố mẹ cô ấy. Chàng xem, em có thể mượn con ngựa khổng lồ của chàng, nó có thể mang cả hai chúng em dễ dàng. Còn chàng, trong khi chờ đợi, hãy cưỡi con ngựa thần kỳ của em. Chàng cứ đi trước. Sau khi đưa cô bé về nhà, em sẽ nhanh chóng đuổi kịp chàng.

- Đồng ý, Losang nói. Ta sẽ đi thẳng, đợi nàng trên ngọn đồi đằng kia. Hãy theo dấu ngựa của ta, và nhất là nhanh lên!

Họ tạm biệt nhau. Losang cưỡi con ngựa thần kỳ lên đường. Chàng cố tình đi chậm. Khi lên đến đỉnh đồi, chàng xuống ngựa chờ thiếu nữ. Chàng chờ ở đó rất lâu, ngồi trên một phiến đá mắt dõi nhìn ra xa xem thiếu nữ đến chưa. Chẳng có gì hiện ra phía chân trời. Đúng lúc ấy, mây đen ùn ùn kéo đến, cả bầu trời đột nhiên đầy mây và một cơn gió to nổi lên trong không gian âm u đến ngột ngạt. Những hạt mưa to tướng lộp bộp rơi, gió hú mỗi lúc một mạnh hơn, và dưới luồng gió ấy Losang, vô cùng kinh ngạc, thấy con ngựa của mình bé dần, bé dần đến khi biến mất hoàn toàn. Chỉ còn lại viên ngọc lấp lánh trên mặt đất.

Losang còn có thể làm gì? Chỉ chờ đợi, ngồi dưới một tán cây tiếp tục đợi thiếu nữ. Mặt trời trở lại, đuổi mây, chiếu những tia nắng chói chang. Đã gần trưa, trời nóng ngột ngạt, thiếu nữ vẫn không thấy đâu.

“Nàng đi lâu thật!” Losang cằn nhằn. “Ta sẽ đi bộ vậy. Nàng đi ngựa sẽ mau chóng đuổi kịp ta.” Nghĩ vậy chàng đi bộ xuống sườn đồi bên kia, đến chỗ có một dòng sông nhỏ, chàng xuống nước định lội qua.

Ngay bước đầu tiên, chàng đã bị lún sâu trong bùn đến đầu gối. Bước thứ hai, bùn đến thắt lưng! Rồi chẳng biết từ đâu, một đám mây muỗi đói xông vào chàng. Losang cố sức tự vệ, nhưng đuổi được một con thì mười con khác xông vào. Chúng xông vào mỗi lúc một nhiều, mỗi lúc một dày đặc, đến mức quanh đầu chàng đen kịt.

“Những con vật bẩn thỉu này định ăn tươi nuốt sống mình đây!” Chàng thấy một con muỗi to bằng nắm đấm lao về phía mình. Losang tránh sang một bên. Trong lúc hoa chân múa tay chàng chạm vào chiếc túi đựng các loại cỏ thơm. “Biết đâu mùi thơm của cỏ chẳng đuổi được muỗi?” chàng nghĩ. Chàng lấy một nhúm cỏ bóp nát thành bột trong lòng bàn tay, rồi xoa lên người. Tức thì, đàn muỗi bỏ đi trong tiếng vo ve vang rền. Losang thở phào nhẹ nhõm! Tuy nhiên chàng vẫn bị sa lầy trong bùn, tiến lên một bước hay lùi xuống một bước đều không được.

“Cô gái này dềnh dàng ở đâu vậy?” chàng cằn nhằn. Cuối cùng chàng nghe có tiếng vó ngựa lốp cốp, lốp cốp! Chót vót trên đỉnh đồi, bóng dáng nữ kỵ sĩ trẻ hiện rõ trên nền trời. Nàng dừng ngựa kêu lên, giọng trách móc:

- Tại sao chàng vội vã thế, lại dầm nước nữa chứ? Tắm sông dễ chịu không?

- Tuyệt! Losang làu bàu. Với một con lợn lòi, thế này hẳn dễ chịu lắm!

- Chàng thì, chẳng có gì hợp với chàng cả, thiếu nữ khúc khích, che miệng cười chế nhạo. Nàng bước xuống mép nước, nhìn xung quanh ngạc nhiên:

- Tại sao chàng đi bộ? Chàng đã làm gì con ngựa thần kỳ rồi?

- Nó đã bốc hơi ngay khi phải gió. Chỉ còn cái này thôi! Losang làu bàu trả lời, giơ cho cô gái xem viên ngọc cầm trên tay.

- Ôi, quả vậy, một con ngựa thần kỳ không bền lắm đâu! Nhưng chàng hãy giữ cẩn thận viên ngọc, có thể nó sẽ còn có ích.

Đến đây, người đẹp giúp Losang nhảy lên ngồi trên ngựa. Hai người trẻ tuổi vượt qua con sông đặc quánh bùn không gặp trở ngại gì nữa, cuối cùng tới một vùng hoang vu nơi những đầm lầy trải dài ngút mắt. Phía chân trời sừng sững một ngọn đồi, chàng trai chỉ cho người thiếu nữ:

- Sau quả đồi kia là thung lũng có dòng sông chảy qua. Cạnh đấy là nơi Boumo ở.

- Boumo của chàng không biết phải ơn chàng thế nào cho đủ, vì tất cả những gì chàng đã phải chịu đựng để đi tìm cô ấy, thiếu nữ dịu dàng nói. Ai biết cô ấy trông ra sao? Chàng có chắc là chàng không muốn trở về cùng em?

- Khi ta đã làm gì, ta sẽ làm tới cùng, Losang trả lời kiên quyết. Và họ phi ngựa suốt buổi sáng, băng qua các đầm lầy, dưới ánh mặt trời như thiêu như đốt trên đầu, xung quanh nước lẫn bùn từ vó ngựa bắn lên. Cuối cùng, họ tới một quả đồi khá cao, trên đỉnh đồi có một con đường bằng phẳng dẫn xuống bờ sông.

- Rốt cục chúng ta đã tới nơi, thiếu nữ nói và nhảy xuống ngựa. Em sẽ chờ chàng ở đây, tại nhà những người trung thực em quen. Chúng ta sẽ gặp lại nhau khi chàng đã xong việc của chàng.

- Đồng ý, chàng trai nói, cảm thấy rất nhẹ mình. Ta tự hỏi cha của Boumo sẽ chào đón ta ra sao, nếu ta đến nhà ông có nàng đi cùng.

Chàng tạm biệt thiếu nữ, lên ngựa đi tìm cha của Boumo. Những người nông dân cho chàng biết ông tên là Norbou, một người tốt hơn cả là đừng gặp. Họ chỉ cho chàng ngôi nhà, và chàng trai trẻ của chúng ta đến ngay.

Norbou lắng nghe Losang, nghiêm khắc xét nét chàng hồi lâu rồi nói:

- Con không phải là người đầu tiên đến cầu hôn, con trai ạ. Đã có nhiều người đến đây và họ đã hối hận vô cùng. Hãy nghĩ kĩ trước khi cầu hôn!

- Con đã vượt qua mọi trở ngại của cuộc hành trình không phải để bây giờ quay gót, Losang tuyên bố.

- Vậy thì chúng ta có thể bắt đầu ngay lập tức. Vả lại, biết đâu con sẽ hợp với con gái ta?

- Thế thì xin hãy gọi nàng đến đây. Con muốn được gặp nàng.

- Còn khối thời giờ cho việc ấy. Trước tiên con phải chứng tỏ con có xứng đáng không đã. Đi theo ta!

Ông dẫn chàng trai ra sân, một con ngựa lông vàng yên cương đầy đủ đã chờ sẵn ở đó. Ông đặt lên yên ngựa một xu đồng thủng lỗ quất rồi mạnh roi. Con ngựa phóng vụt đi, người cha cười nói: “Bây giờ con bắt nó lại, và nhớ phóng mũi tên qua lỗ đồng xu!” Ông vừa nói đến đây Losang đã nhảy lên con ngựa khổng lồ và ph...ự...ư...t! Mũi tên của chàng xuyên trúng đích. Khi con ngựa lông vàng trở lại, Norbou thấy mũi tên xuyên đúng lỗ đồng xu.

- Có thể được đấy, ông tức giận nói. Nhưng tối rồi, để mai hẵng hay. Con sẽ nghỉ đêm tại nhà ta. Phòng này dành cho con. Đến trước cửa, ông né người nhường cho chàng trai bước vào.

Losang bước qua ngưỡng cửa và bốp! Chàng vập đầu phải một thanh xà thấp ngay trên cửa, chàng xây xẩm mặt mày. “Người cha hẳn cố ý bố trí thanh xà ở chỗ này.” chàng nghĩ bụng, nhưng không nói gì.

- Nào, nào, có tiếng cười nhạo sau lưng chàng, con không thể thận trọng hơn được sao? Suýt nữa thì con tự hại mình ngay trong nhà ta đấy! Bây giờ tốt rồi, chúc ngủ ngon! Người cha khép cửa, nhưng Losang vẫn nghe được tiếng cười nhạo khe khẽ. Chàng thấy mình đứng giữa bóng tối mịt mù, mở căng mắt cũng không nhìn thấy gì. Chợt chàng nhớ đến viên ngọc. Chàng đặt viên ngọc trong lòng bàn tay. Gian phòng sáng lên trắng mờ. Bấy giờ chàng mới thấy, dưới sàn nhà và trên tường, cả một đám mây đen muỗi lớn và các loại bọ độc kêu vo vo vang rền chực lao vào chàng với vẻ phàm ăn ghê gớm.

“Cái này ta cũng chẳng lạ gì”, Losang nghĩ bụng ngạo mạn. Chàng mở chiếc túi nhỏ và ***** một ít cỏ ra xung quanh. Chỗ còn lại chàng chà xát khắp người rồi thản nhiên nằm xuống, chẳng bao lâu thì ngủ ngon lành.

Sáng sớm hôm sau Norbou rón rén đến gần cửa, nhón chân, áp tai nghe xem chuyện gì xảy ra bên trong, rất ngạc nhiên chẳng thấy gì cả. Ông mở cửa nhìn qua khe. Cuối cùng ông bước hẳn vào.

- Thế nào, con trai, con ngủ ngon không? Ông láu lỉnh hỏi. Nhưng ngay lập tức ông thôi cười. Qua cánh cửa hé mở ánh sáng lọt vào phòng, ông nhận thấy Losang đang nằm rất thoải mái, phủ kín nền nhà là từng lớp muỗi và côn trùng chết.

- Cảm ơn ông đã quan tâm đến con, Losang tỉnh ngủ, uể oải ngồi dậy trên giường. Đời con chưa từng được ngủ đàng hoàng thế này. Con thấy ông chu đáo với khách quá!

- Con thấy... Vì rằng..., người cha không biết nói sao. Ta làm những gì có thể! Cái chính là con vẫn mạnh khoẻ. Thử thách cuối cùng đang chờ con. Đây là lúc xem con có thật sự tha thiết muốn cưới con gái ta hay không!

Ông ra khỏi phòng, chàng trai theo chân ông. Hai người đến một chỗ hẻo lánh nơi một đám đông đang tụ tập. Losang chợt sững người. Giữa đám đông có một hàng rào ngăn cách tạo thành một khu hình vòng tròn, chính giữa khu hình vòng tròn, trên một cái bục nhỏ, có một cô gái. Đống củi cháy rừng rực, đám người hò la:

- Người anh hùng dũng cảm, Boumo của chàng đấy: Chàng đã vượt qua mọi trở ngại, giờ hãy đi qua đống lửa này và nàng sẽ thuộc về chàng.

Chàng trai sững sờ kinh ngạc nhìn Boumo. Thiếu nữ cúi đầu, mái tóc nàng gài một bông hoa dẻ trắng.

“Chính là nàng, người đẹp bên sông”, Losang định thần. “ Đúng nàng rồi, có bông hoa trắng trên mái tóc.”

Thiếu nữ ngẩng đầu lên và mỉm cười:

- Ôi, không! Chàng trai kêu lên. Nàng chính là người con gái đã theo ta đến tận đây, người con gái ta đã giành lại từ tay con rồng. Hay là ta nhầm? Nàng giống cả hai người đến thế!

Thiếu nữ gỡ bông hoa trên mái tóc, ném về phía Losang.

- Em là Boumo, người mà chàng bấy lâu tìm kiếm. Nhưng em cũng là thiếu nữ lấy nước bên sông, và người con gái chàng giành lại từ tay rồng. Chàng đã nhầm lẫn vì bông hoa dẻ trắng, bông hoa đã khiến chàng không nhận ra em.

Losang nhanh chóng hiểu ra. Chàng cầm rìu thần, mở đường qua những cành củi giàn thiêu đang rừng rực cháy, ôm thiếu nữ trong vòng tay đưa ra ngoài vòng lửa.

- Thật là một người anh hùng đích thực! Đám đông reo hò thán phục.

Norbou thở dài tuyên bố:

- Ta phải thú nhận rằng con gái ta khó tìm đâu cho được một vị hôn phu hơn con. Con có thể lấy nó. Còn Boumo, con muốn của hồi môn gì? Cha sẽ cho con tất cả những gì con muốn.

- Con đã chuẩn bị của hồi môn từ lâu rồi, thưa cha! Boumo mỉm cười trả lời và nàng chạy đi tìm hai chiếc xô bằng vỏ cây bulô. Mỗi chiếc xô mang một mũi tên xuyên qua thành. Losang sung sướng mỉm cười, rồi chàng nhìn vào mắt Boumo, thật gần, nói với giọng trang nghiêm:

- Tại sao nàng để ta chịu đựng suốt dọc đường như thế, Boumo? Tại sao nàng không nói với ta, ở nhà chúng ta, ở làng, rằng nàng là cô gái có bông hoa dẻ trắng, và chính là nàng, cô gái cưỡi con ngựa thần kỳ?

Boumo dịu dàng trả lời:

- Em thường nghe nói về chàng, và em muốn hiểu chàng tường tận hơn.

- Bây giờ nàng đã hiểu ta, nàng có hài lòng không?

- Vâng, Boumo ra dấu bằng mắt. Nhưng chỉ hài lòng không thôi liệu đã đủ hay chưa. Em phải được biết rành rẽ về người đàn ông em sẽ lấy làm chồng. Mà chàng thì vừa tốt bụng vừa đẹp người, vừa hiểu lẽ phải vừa dũng cảm, bền bỉ lại mạnh mẽ. Em chưa từng gặp được một người như chàng. Boumo lặng ngắm chàng trai bằng đôi mắt tràn đầy yêu thương, và nàng đẹp đến nỗi Losang không thể thốt nên lời.

- Nàng vừa ngoan hiền vừa xinh đẹp, cuối cùng chàng sung sướng nói. Ta tin đã tìm thấy hạnh phúc lớn của đời mình!

Con ngựa khổng lồ hí vang sau họ, vừa hí nó vừa gõ móng xuống đất.

- Nàng thấy không, Losang mỉm cười, nó cũng muốn về nhà đấy! Lại đây, chúng ta lên đường!

Thiếu nữ nói lời từ biệt cha và bà con làng xóm. Losang đặt nàng lên yên, phía trước mình. Những cái móng khổng lồ gõ lộp cộp trên nền đất và, trước khi kịp nhận ra, họ đã mất hút phía chân trời. Lần này, một con đường bằng phẳng trải trước mắt họ, và họ tới bờ sông Tsangpo không gặp một trở ngại nhỏ.

Người thợ săn vui mừng thấy con trai trở về bình yên vô sự, mang theo vị hôn thê xinh đẹp. Họ sẽ còn sống nhiều năm dài trong bình an và hạnh phúc vì Boumo không chỉ xinh đẹp mà còn rất mực thảo hiền.


 

20
31 tháng 10 2016

Hay quá bạn ơi! Câu chuyện thật có ý nghĩa. Bạn có thể đăng lên nữa đc k ?

31 tháng 10 2016

dc

 

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải...
Đọc tiếp

Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

 

10
23 tháng 2 2021

vãi lìn 

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì...
Đọc tiếp

                                                                Tiều sử cuộc đời  lớp 1 đến lớp 8

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện mình được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn vậy tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, nhưng không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào”. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối sử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

3

anh viết văn hay ghê

8 tháng 5 2021

bố mẹ mà ra ngoài nói kiểu thế chả khác gì thể hiện mình ko biết dạy con í :))

mặt dày lên mà sống ng ae ơi, tức quá thì cho chúng nó vài búa thôi, ai rồi cũng có giới hạn.

chúc ông luôn mạnh mẽ, cần tâm sự tìm toy cx đc ak :))

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:           Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần...
Đọc tiếp

Đọc câu chuyện và trả lời các câu hỏi:

    
       Một cậu bé mời mẹ tham dự buổi họp đầu tiên ở trường tiểu học. Điều cậu bé sợ đã thành sự thật, mẹ cậu nhận lời. Đây là lần đầu tiên bạn bè và giáo viên chủ nhiệm gặp mẹ cậu bé và cậu rất xấu hổ về vẻ bề ngoài của mẹ mình. Mặc dù cũng là một người phụ nữ đẹp nhưng bà có một vết  sẹp lớn che gần toàn bộ mặt bên phải. Cậu bé không bao giờ muốn hỏi mẹ mình tại sao bị vết sẹo lớn vậy.

      Vào buổi họp mặt, mọi người có ấn tượng rất đẹp về sự dịu dàng và vẻ đẹp tự nhiên của người mẹ mặc cho vết sẹo đập vào mắt, nhưng cậu bé vẫn xấu hổ và giấu mình trong  góc tránh mặt mọi người.

     Ở đó, cậu bé nghe được mẹ mình nói chuyện với cô giáo. "Làm sao chị bị vết sẹo như vậy trên mặt?" - Cô giáo của cậu hỏi. Người mẹ trả lời: "Khi con tôi còn bé, nó đang trong phòng thì lửa bốc lên. Mọi người đều sợ không dám vào vì ngọn lửa đã bốc lên quá cao, và thế là tôi chạy vào. Khi tôi chạy đến chỗ nó, tôi thấy một xà nhà đang rơi xuống người nó. Tôi ngất xỉu nhưng thật là may mắn, có môt anh lính cứu hỏa đã vào và cứu hai mẹ con tôi." Người mẹ chạm vào vết sẹo nhăn nhúm trên mặt. "Vết sẹo này không chữa được nữa, nhưng cho tới ngày hôm nay, tôi chưa hề hối tiếc vì điều mình đã làm." Đến đây, cậu bé ra khỏi chỗ nấp của mình chạy  về phía mẹ, nước mắt lưng tròng. Cậu bé ôm lấy mẹ và cảm nhận được sự hy sinh của mẹ dành cho mình. Cậu nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm đó như không muốn rời.

a) Nêu phương thức biwwur đạt chính của câu chuyện trên? (0.5đ)

b) Điều làm cậu bé sợ là gì? (0.5đ)

c) Tại sao cậu bé lại nắm chặt tay mẹ cả ngày hôm đó như không muốn rời? (0.5đ)

d) Nếu em là người con trong câu chuyện, khi chứng kiến câu chuyện của mẹ và cô giáo em sẽ xử sự như thế nào? (0.5đ)

1
6 tháng 3 2020

a) Phương thức biểu đạt: Tự sự

b) Cậu bé sợ mọi người sẽ cười vì vết sẹo to tướng của mẹ làm cậu cảm thấy xấu hổ

c) Vì cậu bé đã cảm nhận được sự hi sinh của người mẹ [câu này tớ không chắc .-.]

d) Câu này nêu suy nghĩ của cậu lên nha :33

Chúc cậu học tốt :>