Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Nghĩa hàm ẩn: thể hiện tính bủn xỉn không muốn cho người đầy tớ tiền để uống nước.
Nghĩa hàm ẩn: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.
b. Đả kích, châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.
c. Thành ngữ Vắt cổ chày ra nước: châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng.
Đặt câu: Hắn ta keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.
a. Khoe khoang mối quan hệ thân thiết của mình với lãnh đạo cấp trên.
b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật "tôi"
c. Chê bai bệnh viên tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn
Lời giải chi tiết:
a. Khoe khoang mối quan hệ của mình với lãnh đạo cấp trên.
b. Chê bai bác sĩ đã cắt thuốc cho nhân vật “tôi”
c. Chê bai bệnh viện tư nhân khám không uy tín bằng bệnh viện nhà nước.
Uầy ai bài văn logic thế bn
Cái cô đó nói xấu rồi thì đương nhiên là bà tám mách lẻo
Nói chung là cô thế nào ý thì con thế đấy
Hai mẹ con rắc nghiệp vào thân :> Thế thoi !
a. Nghĩa hàm ẩn: người vợ khéo léo châm biếm ông chồng viết xấu, tốn giấy khổ nhỏ
b. Thầy đồ không hiểu vì thầy tưởng vợ khen mình văn hay, chữ tốt, dùng giấy nhỏ thì không đủ chép mà phải sử dụng giấy to
c. Theo em không phải lúc nào cũng trùng nhau vì bạn đọc có suy nghĩ rất phong phú mà nhiều khi tác giả chưa nói được hết các nghĩa hàm ẩn.
Thứ nhất, em bé không sử dụng biện pháp nói quá!
Thứ hai, vì em bé mới 6 tuổi, mới biêt nhận thức chứ chưa thực sự biết sử dụng từ ngữ, ngôn từ cho đúng văn cảnh và cho đúng ngữ pháp.
Mình không chắc câu trả lời của mình thực sự thuyết phục hay không nữa, nhưng chúc bạn thành cong nhá!
Trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, Ngô Tất Tố đã rất thành công trong việc xáy dựng trước mắt người đọc hình ảnh của chị Dậu chân thực và sinh động giống hệt như thật, ở dây, thái độ cúa chị Dậu đối với tên cai lệ và người nhà lí trưởng là cả một quá trình diễn biến theo tâm lí của chị. Lúc dầu, khi anh Dậu run rẩy bưng bát cháo vừa mới kê lên miệng chưa kịp húp thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng từ ngoài sầm sập bước vào, chị Dậu hết sức nhã nhặn, lễ phép. Trước thái độ hống hách, dữ tợn của bọn chúng, chị run run nói: “Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cá suất SƯU của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thể. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông lí hãy cho cháu khất”... Tên cai lệ, trái lại, đã sừng sộ, nhất quyết sai tên người nhà lí trưởng trói anh Dậu lại điệu ra đình. Thấy tên này có vẻ chần chừ không dám thẳng tay hành hạ một người ốm nặng, tên cai lệ lập tức sồng sộc chạy tới chỗ anh Dậu. Hốt hoảng, chị Dậu chạy đến đỡ lấy tay hắn một lần nữa van nài, năn nỉ : “Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tính lại được một lúc, ông tha cho”. Không chút động lòng, cai lệ vừa nói: “Tha này! Tha này ” vừa bịch luôn mấy bịch vào ngực chị rồi sấn tới để trói anh Dậu. Không thế đè nén được nữa, chị Dậu đã liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng là “cháu”, chị đã đổi giọng chuyến sang xưng “tôi": “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!” Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào trói anh Dậu. Hành động hung bạo, tàn nhẫn của cai lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng người phụ nữ giàu lòng yêu thương chồng này. Chị Dậu nghiến hai hàm răng: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”. Không còn gọi bằng ông mà gọi bằng mày. Không còn tự xưng là tôi nữa mà tự xưng là bà Bằng tất cả sức mạnh cùa lòng căm thù tức giận ấy, chị Dậu đã túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Lần lượt, người đàn bà lực điền này dã quật ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
- Khi những tên cai lệ đến chị đã có những hành động lo sợ, chị van xin khi những tên lính đó bắt trói anh Dậu và bảo vệ cho anh Dậu.
- Nhưng khi càng van xin bọn chúng càng quát mắng và có những hành động độc ác hơn, chị đã bảo vệ lấy quyền lợi của chính mình, và cho chồng của mình.
- Tính mạng của anh Dậu đang bị đe dọa và chị đã van xin, bị bọn nó đánh vào ngực, chị vẫn nhẫn nhịn, khi chúng nó có những hành động độc ác khác chị đã bảo vệ và che chở thì cũng bị bọn nó đánh và mặt cho bốp…
- Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
- Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Những từ ngữ miêu tả và giọng văn pha chút hài hước của tác giả ở đây đã làm nổi bật sức mạnh ghê gớm của chị Dậu và hình ảnh bất lực thảm hại của tên cai lệ khi bị chị "ra đòn" bất ngờ.
==> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Sự vùng dậy của chị thể hiện một sức mạnh to lớn của chị đối với cái bọn quan lại thối nát và không có nhân tính, chị đã vùng dậy sau sự độc ác áp bức bóc lột và đưa con người tới cái chết.
Chúng ta cũng đồng tình với thái độ của chị Dậu. Ta thấy chị là con người đáng thương và đáng kính nể ("thà ngồi tù chứ không cho chúng làm tình làm tội mãi, tôi không chịu được").
Chị biểu hiện cho sự đấu tranh chống bọn tàn ác, và đây là một hiện tượng anh hùng của người phụ nữ đã biết đứng lên đấu tranh để đòi lại công lý.
a.Bà ta/ một hôm đi qua chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn.
C V
-> Câu đơn, không phải câu ghép.
b.Bà ta/ thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi/ vội quay đi, lấy nón che.
C V C V
-> Câu ghép.
c.Rồi chị/ đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.
C V
-> Câu đơn, không phải câu ghép.
a. Bà ta một hôm nọ đi chợ thấy mẹ tôi ngồi cho con bú ở bên rổ bóng đèn
C V
- 1 cụm C-V
- không phải câu ghép
b. Bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ tôi vội quay đi lấy nón che
C V C V
- 2 cụm C-V
- câu ghép
c. Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không
C V
- 1 cụm C-V
- không phải câu ghép
Phần 1:
1)
1. Tác giả:
- An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn. Dù theo cách nào thì những câu chuyện của ông (Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu,... ) cũng luôn được các bạn nhỏ khắp nơi trên thế giới (trong đó có Việt Nam) hoan nghênh nhiệt liệt.
- Các nhân vật của ông đôi khi ở trong những hoàn cảnh rất thương tâm nhưng nhìn chung truyện của ông luôn lấp lánh thứ ánh sáng lãng mạn kì ảo, kết thúc có hậu, mang đến cho bạn đọc niềm tin và tình yêu đối với cuộc sống.
2. Tác phẩm:
- Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
- 2)
- Gia cảnh của cô bé bán diêm.
- Gia đình mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…)
- Cô bé ở với cha trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt và những lời mắng nhiếc, chửi rủa của cha.
- Cảnh bán diêm của cô bé.
- Thời gian: đêm giao thừa mọi người ở trong nhà quây quần đoàn tụ.
- Không gian: ở trong mọi nhà đều rực sáng ánh đèn và sực nức mùi ngỗng quay, ngoài đường trời rét mướt cô bé bán diêm đầu trần chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối, đôi tay cứng đờ.
- Tình cảnh: em không thể về nhà vì chưa bán được bao diêm nào và chưa có ai bố thí cho em xu nào đem về nên nhất định cha em sẽ đánh em. Em ngồi co ro trong góc tường tối tăm, gió rét căm căm
- Nhiều sự tương phản đã diễn ra xung quanh em bé và trong lòng em bé :
- Quá khứ - hiện tại (yên vui, sum họp – sa sút, chia lìa).
- Phố sá tưng bừng, tấp nập – em bé lang thang cô đơn nghèo khó.
- Mộng ảo huy hoàng – thực tế tối tăm, khắt nghiệt.
-
==> Giữa hoàn cảnh đáng thương trong đêm giao thừa nhưng cô bé vẫn mơ về một Nô-en được trang hoàng rực rỡ, có người thân bên cạnh. Điều đó càng làm sáng lên ước mơ trẻ thơ trong tâm hồn ngây thơ của em.
a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:
- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.
- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa.
b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn
Lời giải chi tiết:
a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:
- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.
- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.
b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.