K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

SOS

1
30 tháng 3 2023

Câu 1. Đoạn trích là lời của người con.

PTBDC: Biểu cảm

Câu 2. Những gian lao, vất vả, nhọc nhằn của người mẹ.

Câu 3. BPTT: So sách

Câu 4. 

- Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối mẹ, thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ.

- Sự hy sinh, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích

cứu

 

2
30 tháng 3 2023

Câu 1:

Đoạn trích là lời của con.  

PTBĐ biểu cảm

Câu 2: tả ý nghĩ của con về những khó nhọc trong cuộc đời của người mẹ cũng như bộc lộ tình yêu thương mẹ thiết tha.

Câu 3:

Liệt kê: ngày ăn ngon miệng, đêm năm ngủ say

Hoán dụ: mẹ là đất nước, tháng ngày

Câu 4 : Nội dung chính : Thể hiện tinh cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả, nói về cả cuộc đời mẹ hi sinh vì con thì bây giờ con sẽ đền đáp và bày tỏ lòng kính thành của con cho mẹ vì bấy lâu kia mẹ đã hi sinh và vất vả vì con rất nhiều 

 

4 tháng 4 2024

Là của Trần Đăng Khoa

16 tháng 10 2023

Bài học em rút ra trong đoạn thơ:

"Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi"

Đoạn thơ cho em thấy sự hi sinh vất vả của người mẹ đánh đổi để chúng ta có cuộc sống đủ đầy, ấm êm và hạnh phúc. Từ đó mỗi người cần phải làm tròn chữ "hiếu" với người mẹ của mình. Dành cho mẹ thật nhiều tình yêu thương và chăm sóc đặc biệt khi sức khỏe của mẹ đang bị thời gian rút dần từng ngày. 

16 tháng 10 2023

Hh

 

26 tháng 12 2023

câu 1: xác định các ngắt nhịp trong hai câu sau:
"cả đời đi gió đi sương/bây gừi mẹ lại lần giường tập đi
A.2/2/2 và 4/4  B.4/2 và 2/2/4 C.2/2/2 và 2/4/2 D.2/2/2 và 2/2/4
câu 2:chỉ ra trạng ngữ trong câu thơ sau:
"Sáng nay trời đổ mưa rào/Nắng trong trái chín ngọt ngào hương bay
A.Ngọt ngào B.Ruộng vườn C.Nắng mưa D.cuốc cày

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiCả nhà đi họcĐưa con đến lớp mỗi ngàyNhư con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"Chiều qua bố đón tình cờCon nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...Cả nhà đi học, vui thay!Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhàHèn chi mười điểm hôm quaNhà mình như thể được... ba điểm mười.(Cao Xuân Sơn)Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày
Như con mẹ cũng "thưa thầy", "chào cô"
Chiều qua bố đón tình cờ
Con nghe bố cũng "chào cô", "thưa thầy"...

Cả nhà đi học, vui thay!
Hèn chi điểm xấu, buồn lây cả nhà
Hèn chi mười điểm hôm qua
Nhà mình như thể được... ba điểm mười.

(Cao Xuân Sơn)

Câu 1 (1,0 điểm): Xác định thể thơ của bài thơ trên.

Câu 2 (1,0 điểm): Em bé trong bài thơ reo lên: “Cả nhà đi học, vui thay!” vì phát hiện ra điều gì?

Câu 3 (2,0 điểm): Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ đầu bài thơ.

Câu 4 (2,0 điểm):Qua khổ thơ thứ hai trong bài thơ trên, em cảm nhận được niềm vui đi học của cả nhà như thế nào?

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN BẢN (14,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm):

Từ việc hiểu nội dung bài thơ phần đọc hiểu ở trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) miêu tả hình ảnh mẹ hoặc bố khi em được điểm tốt.

Câu 2 (10,0 điểm): Cho bài thơ sau:

Đàn chim se sẻ
Hót trên cánh đồng
Bạn ơi biết không
Hè về rồi đó

Chiều nay bạn gió
Mang nồm về đây
Ôi mới đẹp thay!
Phượng hồng mở mắt

Dòng sông trong vắt
Trườn lên bãi xa
Một chuyến đò qua
Mang theo lũ bướm


Cánh diều bay lượn
Thênh thang lúa đồng
Bạn ơi thích không?
Hè về rồi đó

(Nguyễn Lãm Thắng, Hè về)

Dựa vào ý bài thơ trên và tên của bài thơ, kết hợp với trí tưởng tượng của mình, em hãy viết thành một bài văn miêu tả.

0
10 tháng 3 2022

Đọc bài thơ trên , chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới con người và sự vật mà trong đó con người nào cũng đều để lại một dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa. Đó là com bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thày và nhất là ánh trăng của làng quê. Với tuổi thơ trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, ông trăng cũng ngây thơ như trẻ con, cũng thích khoe khuôn mặt tròn, cũng nhoẻn miệng cười khi nhìn thấy chuối thấy xôi. Chúng ta hãy đọc những câu thơ như thế trong bài Trông trăng:

    Trăng như cái mâm còn 
     Ai treo ông cao thế

    Ông nhìn đàn em bé

   Muốn khoe có mặt tròn

       Thơ trong bài trời là thơ viết về tuổi thơ. Nhưng đó là tuổi thơ của một thời mà đất nước ta đang trong chiến tranh chống xâm lăng. Đó là cái thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên Đại Học và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong bài con chim hay hót, tác giả đã miêu tả hình ảnh những chú chim non nhìn dãy phi lao các anh bộ đội trồng ngày ra đi đánh Mỹ mà nhớ đến các anh và mong mỏi ngày các anh sẽ trở về.

Con chim nó đỗ cành tre

Bay ra cành chè nó hót hay hay

Hót rằng cây phi lao này

Mấy anh bộ đội trồng ngày ra đi

Phi lao mới nói rầm rì

Rằng anh bộ đội mai kia lại về

        Nếu lấy con mắt của người đọc là trẻ em hôm nay để nói thì đấy là tập thơ của một chú bé già trước tuổi. Hay nói cách khác là Trần Đăng Khoa đã thành người lớn tuổi từ khi còn là trẻ con. Nhưng vấn đề là chúng ta phải đặt tập thơ khi nó ra đời vào hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ của đất nước, một đất nước đang chiến tranh người người đi ra trận, đến cả chú chó vàng thân yêu của tác giả cũng bị chết vì bom Mỹ thì sự ra đời của những bài thơ như trong Góc sân và khoảng trời là điều tất yếu.