K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2021

Tức cảnh Pác Bó - Hồ Chí Minh

23 tháng 1 2017

a, Những từ ngữ biểu lộ tình cảm mãnh liệt của tác giả trong bài văn:

   Từ ngữ: muốn hòa bình, phải nhân nhượng, càng lấn tới, quyết tâm cướp nước ta, thà hi sinh, nhất định không, phải hi sinh tới giọt máu cuối cùng, thắng lợi nhất định về dân tộc ta.

   Những câu cảm thán:

    + Hỡi đồng bào toàn quốc!

    + Hỡi anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân!

    + Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước nhất định không chịu làm nô lệ.

    - Cả Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn và Lời kêu gọi toàn dân kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều giống nhau ở việc đều sử dụng nhiều từ ngữ và câu văn giàu tình cảm.

   b, Cả hai văn bản này đều là văn bản nghị luận vì hai văn bản này không nhằm bộc lộ cảm xúc mà hướng tới tác động tới lý trí của người đọc, buộc người đọc phải hiểu và phân tích được để bàn về lẽ phải, trái, đúng sai của một quan điểm, một ý kiến.

   c, Những câu văn ở đoạn 2 hay hơn đoạn 1 vì giàu sức biểu cảm khi kết hợp những từ ngữ bộc lộ tình cảm, thái độ của người viết.

   Yếu tố biểu cảm khi đưa vào văn nghị luận sẽ có hiệu quả thuyết phục hơn, tác động mạnh mẽ tới người đọc (người nghe).

Bài thơ Ngắm Trăng là bài thơ được trích trong nhật ký Trong Tù của Hồ Chí Minh là bài thơ tứ tuyệt Giản dị mà hàm sức cho thấy tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả khi trong cảnh ngục tù tối tăm trong đó hai câu thơ cuối là hai câu thơ thể hiện rõ chắc nghệ sĩ Hòa huyện với chất chiến sĩ cách mạng của Bác từ phòng gian tăm tối bác hướng tới vầng trăng nhìn ánh trăng tâm hồn thêm thư thái song sát nhà tù không thể ngăn cách được người tù và vầng trăng máu và bạo lực không thể nào dìm được hân lý vì người tù cách mạng đây là một thi sĩ chiến sĩ vĩ đại câu cuối nói về Vầng Trăng Trăng được nhân hóa có ánh mắt nét mặt và tâm tư trở thành một người bạn tri ân tri kỷ đến chốn ngục tù tăm tối thăm Bác Trăng Và Phát triên ngô đối diện Đàm Tâm thông nhau qua ánh mắt hai câu cuối Được cấu trúc Đăng đối nên sự cân xứng giữa người và Trăng chắc nghệ sĩ hòa nguyện trong Bác.

4 tháng 5 2022

ko có đấu chấm à

anh

PHẦN I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:     “Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

    “Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có cả màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và - em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có lấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, - cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

(Trích Ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2014) 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản đó? Đoạn văn sử dụng ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó trong đoạn.

2.                 Đoạn văn là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về điều gì? Nói nhằm mục đích gì? 

3.                 Em hiểu “ kiệt tác là gì? ”“Kiệt tác của cụ Bơ - men” được nhắc đến trong đoạn văn trên là gì? Tại sao lại gọi đó là“kiệt tác”?

4.Từ đoạn văn trên kết hợp với hiểu biết về văn bản, em hãy viết đoạn văn khoảng 12  câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ-men. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu ghép và một thán từ (gạch chân và chú thích).

5. Kể tên hai tác phẩm trong chương trình THCS đã được học cũng viết về hội họa và họa sĩ. Tca giả của những tác phẩm đó là ai?

 

0
2 tháng 5 2022

Tham khảo

bác hồ là vị cha già của dân tộc , bác đã hi sinh cả cuộc đời bác cho đất nnước vn . bác đã ra đy tìm đường cứu nước khi tuổi đời còn quá trẻ vì vậy nên chúng ta hãy bảo vệ nền độc lập quê hương đất nước của ta. hãy kể cho các bạn ở nước ngoài dến về quê hương của ta dẫn các các đy tham quan du tích lịch sự của bác hồ ở bảo tàng và nơi sinh sống và lớn lên của bác. phải lao động cần cù người nhỏ làm việc nhỏ người lớn làm việc lớn tùy theo sức của mmifn. ko có việc j khó chỉ sợ lòng ko bên quyết chí ắt làm nên ...

bản thân em đã học được rẩ nhiều từ bác như cố gắng tìm tòi cố găng học hành để chở thành chủa nhân tưng lai của đất nowsc như bác , học được cách ăn nói của bác học đc cách sống của bác quả là một vị chủ tịch vĩ đại

  
2 tháng 5 2022

đủ câu k

24 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Ôi! Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người, Người cảm nhận trăng bằng cả tâm hồn, Người và trăng như hòa làm một. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

Câu cảm thán+ Câu ghép: In đậm nghiêng

24 tháng 7 2021

em cảm ơn ạ

26 tháng 4 2022

Trong bài thơ Ngắm Trăng, ta thấy được tình cảm và tinh thần của Bác Hồ thật tuyệt vời. Mặc dù, trong hoàn cảnh tù đày nhưng tâm hồn của tác giả vẫn vô cùng tự do, phóng khoáng thể hiện tinh thần lạc quan, yêu đời của tác giả.

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà? ”
(Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ).

Câu thơ thể hiện tình cảnh thực tại nhiều khó khăn, khắc nghiệt, khi người chiến sĩ bị cầm tù. Hình ảnh không rượu, không hoa, không có gì để lãng mạn trữ tình như những nhà thơ xưa thường dùng rượu và hoa để mà ngâm thơ. Nhưng tác giả Hồ Chí Minh thì đang trong hoàn cảnh bị ngược đãi về thể xác, chịu cảnh tù đày thì làm sao phong lưu uống rượu, ngắm hoa, thưởng trăng như người xưa được. Tuy nhiên dù thân thể có chịu giam cầm, không có những chất xúc tác để có thể phong hoa bướm nguyệt nhưng tác giả vẫn cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên hoang dã. Cảnh buổi đẹp với ánh trăng soi sáng, vằng vặc, chung thủy vẹn nguyên khiến cho tác giả không thể nào bỏ qua được. “Khó hững hờ” thể hiện cái đẹp của ánh trăng của thiên nhiên đã làm tác giả động lòng không thể nào làm ngơ. 

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia
( Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ).

hai câu thơ này, thể hiện sự hòa hợp về tâm hồn của tác giả và ánh trăng. Họ như hai người bạn thân lâu ngày gặp lại nhìn thấy nhau vui mừng khôn xiết, trong đôi mắt như đang rưng rưng nhạt nhòa xúc động. Trăng đã được tác giả sử dụng biện pháp nhân cách hóa để trở thành một con người. Một người bạn thân, đang nhìn ngắm người thân thương của mình một cách say đắm. Tác giả nhìn ánh trăng ngây thơ, hồn nhiên, trong veo thánh thiện như thuở nào. Lòng tác giả chợt trào dâng niềm xúc động mạnh mẽ, ước muốn tự do được trở về quê hương đất nước dâng lên mãnh liệt.  Bài thơ không ồn ào. Mà xuyên suốt nó là sự im lặng của con người và thiên nhiên. Trong cái mênh mông bao la đó chỉ có con người và ánh trăng đang ngắm nhìn nhau. Tuy cả hai không nói điều gì những trái tim đã nói hộ ngàn lời muốn nói.

Câu in đậm là câu phủ định ha!

Câu 1.    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi    … Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:-        Bác trai đã khá rồi chứ?-        Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ....
Đọc tiếp

Câu 1.    Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

    … Bà lão láng giềng lật đật chạy sang:

-        Bác trai đã khá rồi chứ?

-        Cảm ơn cụ, nhà cháu đã tỉnh táo như thường. Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn mỏi mệt lắm.

Này, bảo bác ấy có trốn đi đâu thì trốn. Chứ cứ nằm đấy, chốc nữa họ vào thúc sưu, không có, họ lại đánh trói thì khổ. Người ốm rề rề như thế, nếu lại phải một trận đòn, nuôi mấy tháng cho hoàn hồn. …Chị Dậu rón rén bưng một bát lớn đến chỗ chồng nằm:

-        Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột.

Rồi chị đón lấy cái Tỉu và ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không.”

a.     Đoạn văn trên trích từ đoạn trích nào? Của ai? Nêu ý nghĩa nhan đề của đoạn trích?

b.    Tìm tình thái từ, thán từ trong đoạn trích và nêu tác dụng?

c.     Tìm các từ tượng hình trong đoạn văn trên và nêu tác dụng?

d.    Trong đoạn văn trên, chị Dậu thể hiện phẩm chất gì? Ngoài phẩm chất trong đoạn văn, chị Dậu còn phẩm chất gì?

Mọi người giúp mk câu b,c,d với

0