K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 5 2017

a) Bài văn gồm 4 đoạn văn ?

b) Đoạn nào tả hình dáng bên ngoài cây bút máy ? : Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài cây bút.

M: Cây bút dài...bóng loáng.

 

c) Đoạn nào tả cái ngòi bút ? : Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Câu nào mở đầu đoạn 3 ? : Câu : Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

e) Câu nào kết thúc đoạn 3 ? : Câu: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp

24 tháng 10 2017

a) Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?

- Các đoạn văn trên thuộc phần thân bài trong bài văn miêu tả.

b) Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn văn.

- Đoạn 1 : tả bao quát chiếc cặp.

- Đoạn 2 : tả quai cặp và hai dây đeo.

- Đoạn 3 : tả bên trong của chiếc cặp.

20 tháng 6 2017

a) Bài văn gồm 6 đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn
1 Giới thiệu chung về con tê tê.
2 Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
3 Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
4 Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
5 Nói về nhược điểm của tê tê.
6 Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê).

b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.

c) - Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh.. Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cốiDựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng...
Đọc tiếp

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh.. Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối trang 37 Vở bài tập (VBT) Tiếng Việt lớp 4 tập 2 – Tập làm văn : Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối

Dựa vào dàn ý bài văn tả cây chuối tiêu (Tiếng Việt 4, tâp hai, trang 60), bạn Hồng Nhung dự kiến viết bốn đoạn văn, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn viết hoàn chỉnh những đoạn văn này.

Đoạn 1 .

(………………………………. ). Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2 :

Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. (……………………………)

Đoạn 3 :

Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rù xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm, to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh mát, nhạt dần. (………………………………… )

Đoạn 4 :

(………………. ). Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt tươi.

bạn nào nhanh mình kích hộ nhé!

3

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

Chúc bạn Tết vui vẻ !

12 tháng 2 2018

-    Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:

Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.

Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.

Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.

Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.

27 tháng 7 2018

a) Bài văn tả cái cối.

b) Tìm các phần mở bài, kết bài. Mỗi phần ấy nói điểu gì ? Cách mở bài, kết bài giống với những cách mở bài, kết bài nào đã học ?

Phần Từ...đến... Nói điều gì? Giống cách mở bài, kết bài nào đã học
Mở bài từ Cái cối xinh xinh đến nhà trống. Nói lên sự xuất hiện của cái cối. Giống cách mở bài trực tiếp.
Kết bài từ Cái cối xay cũng như đến từng bước anh đi.... Nói lên tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà. Giống như cách kết bài mở rộng

c) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ?

- Tả hình dáng:

     + Vành cối, áo cối

     + Hai tai cối

     + Hàm răng cối

     + dăm cối, cần cối

     + cái chốt

     + cái dây thừng

⇒ Tả hình dáng theo trình tự từ ngoài vào trong, từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ phần chính đến phần phụ.

- Tả công dụng:

     + Đổ thóc vào cối

     + xung quanh cối.

     + vành cối

     + tiếng cối phát ra khi xay

⇒ Tả công dụng là dùng để xay lúa, sau đó là nói lên niềm vui của tiếng xay lúa.

18 tháng 6 2017

a)

– Đoạn mở bài : Mùa xuân trăm hoa đua nở, ngàn lá khoe Cách mở bài sức sống mơn mởn. Mùa xuân cũng là mùa công múa.

– Cách mở bài : gián tiếp

– Đoạn kết bài : Quả không ngoa khi người ta ví chim công là những nghệ sĩ múa của rừng xanh.

– Cách kết bài : mở rộng

b)

– Mở bài theo cách trực tiếp : Mùa xuân là mùa công múa.

– Kết bài theo cách không mở rộng : Chiếc ô màu sắc đẹp đến kì ảo xập xòe uốn lượn dưới ánh nắng xuân ấm áp.

23 tháng 12 2017

Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu "Hoa sen". Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài khoảng 13cm. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.

Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đổng để tặng em nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Vãn phòng phẩm Hổng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lớp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm" như chiếc bút của em.

Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: "Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!".

24 tháng 12 2017

ĐỀ BÀI: EM HÃY VIẾT ĐOẠN VĂN TẢ CÂY BÚT MÁY CỦA EM

Tả cây bút máy lớp 4 số 1

Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị Hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó mang nhãn hiệu Hồng Hà.

Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mại-nốc. Ở đầu ngòi có một chấm nhỏ gọi là hạt gạo, để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao bọc bởi ống kim loại mỏng.

Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.

Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất. Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa và của gia đình em.

Tả cây bút máy của em lớp 4 số 2

Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi công tác ở Thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu Hero cực đẹp.

Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của mẹ, được làm bằng nhựa tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ để viết ở trong cặp sách.

Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy mực em chỉ cần bóp bẹt cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, dùng suốt cả ngày không hết.

Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút chữ viết của em đẹp hơn, mềm mại hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua về: xinh xắn và còn rất mới. Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết, đặt lên vị trí các đồ dùng học tập ở giá sách.

Tả cây bút máy lớp 4 số 3

Em thường ao ước có một cây bút máy nhưng ba em bảo: "Bao giờ con lên lớp Năm ba mới mua cho con!". Rồi một hôm ba đi thành phố về, gọi em lại, đưa cho em một chiếc bút hiệu Hồng Hà gần giống như chiếc bút Trung Quốc của bạn Nam ngồi cạnh em.

Cây viết dài gần một gang tay. Thân viết tròn nhỏ bằng ngón tay út của người lớn. Toàn thân bút làm bằng nhựa tổng hợp nhẵn bóng.

Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như một viên phấn màu. Nắp viết cùng màu xanh nhưng được gắn thêm một que cài bằng thép không rỉ dùng để cài viết vào túi áo mỗi khi viết xong. Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung vào lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ở trong thân bút là cái ruột gà làm bằng cao su mỏng nhưng rất dai dùng để đựng mực. Mỗi khi em lấy mực, chỉ cần bóp bẹp cái ruột gà rồi nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả ruột gà ra là mực từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà, viết cả buổi không hết mực. Phải nói rằng, từ khi có chiếc bút Hồng Hà, nét chữ của em dường như đẹp hơn, mềm mại hơn nhiều. Bài học ở lớp em đều ghi đầy đủ, không phải mất thì giờ chấm mực như hồi viết bằng cây viết lá tre. Những trang viết cũng sạch sẽ hơn, không bị vây mực lem nhem như hồi trước nữa. Khi viết xong, em thường lấy giẻ lau nhẹ ngòi viết cho khô rồi đóng nắp viết lại, bỏ vào hộp bút cẩn thận.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như mới. Cây viết đã cùng em làm việc chăm chỉ ngày ngày để đạt được kết quả cao trong học tập.

Tả cây bút máy của em lớp 4 mẫu 4

Chiếc bút máy của em mang nhãn hiệu "Hoa sen". Trên thân bút còn có hình hai bé thơ, tóc cài nơ và dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm". Dáng hình cái bút rất xinh, thon thon, dài khoảng 13cm. Cái nắp bút có cài bằng kim loại màu vàng nổi bật thêm màu xanh cánh trả lấp lánh. Ngòi bút hình mũi giáo màu vàng, nằm trên chiếc lưỡi gà màu đen bằng nhựa cứng. Ngòi bút và lưỡi gà cắm vào cổ bút bằng kim loại, nối liền với ruột bút là ống nhựa cứng màu đen để đựng mực.

Chị gái em mua cây bút này tại siêu thị với giá 25.000 đồng để tặng em nhân ngày sinh nhật em tròn tám tuổi. Em cũng như các bạn trong lớp đều dùng mực tím của nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà. Từ ngày dùng bút máy, chữ viết của em có nét thanh nét đậm, mỗi ngày một đẹp, được cô giáo khen. Các bạn ở lớp em, nhiều bạn có chiếc bút máy đẹp, mang nhãn hiệu nước ngoài nhưng không có dòng chữ "Bút mài nét thanh nét đậm" như chiếc bút của em.

Em giữ gìn rất cẩn thận cây bút máy. Viết xong bài, em dùng giấy lau sạch ngòi bút, nắp bút lại, đặt vào hộp bút. Em xem nó như người bạn thân thiết quý mến của mình thời thơ bé. Em thầm hứa và nói nhỏ với nó: "Bạn thân yêu ơi! Chúng mình cùng nỗ lực phấn đấu giành được giải cao trong hội thi Vở sạch chữ đẹp cuối năm học nhé!".

14 tháng 1 2018

a.                                                              Bài làm:

     E rất thik chiếc bút đó và e hứa sẽ luôn giữu gìn để nó luôn mới và đẹp !!!

b.                                                             Bài làm:

     Cây bút của e như bác nông giân đi cày thì phải mang chiếc cày vậy. Nó đã gắn bó vs e trong quãng đường đi học. E sẽ giữ nó và coi nó như một vật ko thể xa rời trên trang giấy tuổi thơ.

14 tháng 1 2018

Cách A: Cây bút này đã gắn bó với em rất lâu rồi nên em coi nó như người bạn của mình.

Cách B: Cây bút này là món quà cuối cùng mà ông ngoại tặng em nên em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận bởi vì mỗi lần nhìn thấy cây bút lá sẽ thấy hình ảnh ông đứng bên cổ vũ để em luôn bước tiếp trong vấn đề học tập

31 tháng 12 2021

Bút máy là 1 đồ dùng học tập không thể thiếu đối với thời học sinh mới cắp sách đến trường. Bút mực thường có cấu tạo chính gồm 3 phần: đầu bút, ruột bút và vỏ bút. Đầu bút có ngòi bút được mài dũa tỉ mỉ để viết lên những con chữ điêu luyện đầy mảnh mai. Thân bút để đựng mực làm bằng nhựa thường kèm thêm cả lò xo hoặc nút đẩy lên xuống , nó giúp cho chúng ta bớt tốn thời gian trong việc chấm mực để viết mà thay vào đó ta chỉ cần đùn tí mực xuống từ ruột bút xuống ngòi bút là có thể viết một cách dễ dàng. Còn vỏ bút thường được làm bằng nhôm hoặc nhựa, nó được bao phủ bởi rất nhiều màu sắc và những hình thù bắt mắt trông thật dễ thương. Đặc biệt ở phần nắp bút có thêm cái nhôm gắn vào đầu nắp giúp cho việc mang đi trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Bút mực là vật đồng hành cùng ta trong suốt chặng đường tuổi thơ cấp 1, nó không chỉ cho ta những con chữ đẹp mà còn rèn cho ta tính chăm chỉ chịu khó nữa. Bởi vậy mà ông cha ta có câu" Nét chữ nết người" quả thật chẳng sai bao giờ.

chúc bạn học tốt

18 tháng 10 2019

a) Viết câu văn tả bao quát cái trống : Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chê trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

b) Viết tên các bộ phận của cái trống trống được miêu tả: Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu .

c) Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của cái trống: - Hình dáng: Tròn như cái chum, mình trống được ghép bằng những mảnh gỗ dầu, ngang lưng quấn hai vành đai to như rắn cạp nong, nom rất hùng dũng ; Hai đầu trống bịt kín da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

-Âm thanh : Tiếng Ồm Ồm giục giã “Tùng ! Tùng ! Tùng báo hiệu giờ vào lớp, nhịp khắc “Cắc, tùng ! Cắc, tùng !” cho học sinh tập thể dục, “xả hơi” một hồi dài là học sinh dược nghỉ.

     + Viết thêm phần mở bài: - Trực tiếp : Ở trường em có một vật mà ai cũng yêu quý, đó là chiếc trống trường.

- Gián tiếp: Có lẽ mai này khi lớn lên, rời xa mái trường, mang theo trong trái tim những kỉ niệm thân thương, mang theo tiếng trống trường gắn với tuổi thơ.

     + Viết thêm phần kết bài: - Mở rộng: Tôi biết, ngoài tôi ra còn có rất nhiều bạn bè cùng trang lứa với tôi, hay những thế hệ học trò trước tôi thậm chí là sau tôi đều không thể quên được chiếc trống trường, không thể quên được hình dáng thân thương và những âm thanh quen thuộc của nó nữa.

- Không mở rộng : Thế là hết một ngày học, chúng tôi tạm biệt mái trường, tạm biệt anh trống, chúng tôi ra về.