Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn thơ miêu tả hình ảnh cánh đồng quê và hoạt động lao động của những cô thôn nữ- một hình ảnh quen thuộc nhưng trở nên độc đáo nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Thể thơ lục bát rất phù hợp trong việc miêu tả hoặc bày tỏ tình cảm của con người. Ở cặp lục bát thứ nhất " Trên trời" đối với " Ở dưới', " mây" đối với "bông". Cách sử dụng nghệ thuât đối góp phần gợi tả không gian mây trời bát ngát, cánh đồng quê bao la rộng lớn. Đồng thời biện pháp đảo ngữ " mây trắng như bông" ở câu 1 và " bông trắng như mây" ở câu 2 kết hợp biện pháp so sánh làm nổi bật màu sắc chủ đạo của không gian, đó là màu trắng tinh khiết của bông và mây. Đến câu thứ ba, chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô thôn nữ, đó là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Từ láy " hây hây" gợi tả đôi má ửng hồng của các cô gái khi lao động. Mặc dù công việc lao động - đội bông rất nặng nhọc nhưng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh ở câu bát " Đội bông như thể đội mây về làng" ( có dị bản viết là: về trời) khiến người đọc có cảm giác công việc lao động đội bông thật nhẹ nhàng. Đồng thời ta còn liên tưởng hình ảnh các cô thiếu nữ như những nàng tiên duyên dáng, xinh đẹp. Sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy quả thật tác giả dân gian phải có một trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế và tình yêu làng quê, yêu lao động.
trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
hỡi cô má đỏ hây hây
đội bông như thể đội mây về làng
Trong bài ca dao này, tác giả đã gợi lên hình ảnh cánh đồng bông và những con người cuộc sống của họ. Để làm được nổi bật hình ảnh tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh, từ láy và từ trái nghĩa để làm bài ca dao trở nên sinh động. Trong ba câu đầu:
trên trời mây trắng như bông
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Tác giả đã miêu tả những đám mây bồng bềnh trong gió như những cây bông. Còn ở dưới tác gải đã gợi lên hình ảnh những cây bông đang thả mình vào trong gió như những đám mây. Ý ở đây muốn nói đến một khoảng rộng, khoảng rộng ấy được bao trùm bởi thiên nhiên.
hỡi cô má đỏ hây hây
đội bông như thể đội mây về làng
Trong 2 câu thơ cuối, tác giả muốn nhắc đến cô thôn nữ. Nói về thành quả lao động của con người với thiên nhiên. Hình ảnh được nói lên tâm huyết, cần cù của họ với khuôn mặt rạng rỡ đầy niềm vui .Mây hòa với bông, con người hòa với thiên nhiên, đất trời. Hoa của cây bông có thể làm ra loại vải. Điều đó chứng minh về cây bông không chỉ đpẹ mà còn cho ra những lợi ích và điều đặc biệt mà tác giả nói đến ở đây là công lao, thành quả của những con người lao động.
Chúc bạn hx tốt!
a.1)thơ ấu
a.2) vi vu
đặt câu: gió thổi vi vu
b) Đức Trung (ko chắc)
c) bài thơ có nội dung là:
tả về miền quê ngày xưa
và tác giả mong muốn được quay lại tuôi thơ
Câu 1:
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
Câu 2:
Câu 1:Hồ xuân Hương là một trong rất ít phụ nữ Việt Nam thời phong kiến có tác phẩm văn học lưu truyền cho đến ngày nay. Bà được mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm. Cuộc đời của bà vẫn còn là một vấn đề đang được nghiên cứu. Bà thường mượn cảnh , mượn vật để nói lên thân phận người phụ nữ thời bấy giờ, bài thơ “Bánh trôi nước” là một trong số đó.Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc.
Câu 2:
Chủ quyền độc lập của nước Nam là một chân lí không gì có thể bác bỏ được. Dân tộc Việt bao đời nay đã kiên cường chiến đấu để giữ vững bờ cõi, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng ấy.Bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện niềm tin tưởng và tự hào vào sức mạnh chính nghĩa của dân tộc ta có thể tiêu diệt bất kì kẻ thù hung bạo nào dám xâm phạm đến đất nước này. Vì thế mà nó có sức mạnh kì diệu cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta, làm khiếp vía kinh hồn quân xâm lược và góp phần tạo nên chiến thắng vinh quang. Tinh thần và sức mạnh của bài thơ toát ra từ sự khẳng định dứt khoát, mãnh liệt như dao chém cột.
bài thơ Phò giá về kinh cũng thể hiện lòng yêu nước theo kiểu mộc mạc, tự nhiên nhưng mạnh mẽ, hào hùng. Hai bài thơ đều phản ánh bản lĩnh vững vàng, khí phách hiên ngang của dân tộc ta. Một bài nêu cao chủ quyền độc lập thiêng liêng, khẳng định nước Nam là của vua Nam, không kẻ nào được phép xâm phạm, nếu cố tình xâm phạm tất sẽ chuốc lấy bại vong. Một bài thể hiện khí thế hào hùng và bày tỏ khát vọng xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình với niềm tin đất nước sẽ bền vững nghìn thu.Bài Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một kiệt tác trong thơ văn cổ. Ý thơ hàm súc, cô đọng, ngôn ngữ thơ giản dị, gợi cảm. Bài thơ thể hiện niềm tự hào to lớn về sức mạnh chiến thắng của dân tộc ta và làm sống lại những năm tháng hào hùng đánh đuổi quân xâm lược Nguyên – Mông. Đồng thời nó nhắc nhở mỗi người Việt Nam phải biết nâng cao ý thức trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ và dựng xây đất nước thanh bình, giàu đẹp, bền vững muôn đời.
câu 1:
hây hây
câu 2:
mây trắng, bông trắng
Câu 3:
???
Câu 4:
cô
Câu 1: hây hây,
Câu 2: mây trắng, cánh đồng, bông trắng, má đỏ
Câu 3: như, như thể,
Câu 4: cô