K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 10 2018

a, ptbđ chính: biểu cảm

b, hình ảnh "nhà dột","gió lùa bốn bên" : căn nhà tồi tàn, rách nát, nỗi cô đơn của người mẹ

hình ảnh; "những đêm trắng trời" : người mẹ nhớ thương về đứa con của mình đang dầm mưa giãi nắng ở chiến trường

9 tháng 10 2018

Cám ơn bạn nhiều nha

9 tháng 10 2018

a. Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên: biểu cảm
b. Các hình ảnh "nhà dột", "gió lùa bốn bên", "những đêm trắng trời" diễn tả:

"nhà dột " "gió lùa bốn bên" căn nhà của mẹ thật tồi tàn, rách nát
"Những đêm trắng trời" là khi mẹ nhớ về đứa con đánh giặc ở chiến trường xa xôi.

9 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha

20 tháng 12 2017

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biểu cảm.
Câu 2:

Nội dung chính của đoạn thơ là tình yêu thương và sự biết ơn của người con đối với người mẹ.
Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là nhân hóa (Thời gian chạy).
- Hiệu quả của biện pháp tu từ: Nhấn mạnh sự trôi qua nhanh của thời gian làm cho mẹ già đi.

Câu 4:

Sau chín tháng mười ngày mang nặng đẻ đau, giây phút được nhìn đứa con bé bỏng cất tiếng khóc chào đời là niềm hạnh phúc lớn lao nhất của người mẹ. Mẹ hi sinh hạnh phúc, tuổi xuân và cả cuộc đời chỉ mong được đổi lấy sự trưởng thành, nên người của con. Mẹ nuôi nấng, chăm sóc con bằng tất cả tình yêu thương, dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Mẹ luôn là người bên cạnh ta, cùng ta chia sẻ những buồn vui. Lúc ta gặp khó khăn thử thách trên con đường đời đầy chông gai chỉ có mẹ là người luôn gần bên dìu dắt ta đi qua những chông gai đó. Có thể nói mẹ là người đã hi sinh thầm lặng suốt cả cuộc đời vì con.

19 tháng 4 2020

Bài làm

VỚI CON

rối từng mớ bòng bong dấu hỏi

lần mãi mà không tới cùng

có dấu hỏi giống que củi cong

duỗi ra thì gãy mất

có dấu hỏi lưỡi câu ngạnh sắt

ta lặng đi không dám chạm vào

trẻ đang khôn muốn biết hết  mọi điều

có lắm điều ta cũng chưa rõ

cứ như thế quả là điều đáng sợ

giá mà con không hề hỏi gì cả

ta rùng mình- điều đó đáng sợ hơn

câu 1: xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

---> BTBĐC: Tự sự.

câu 2: những điều khiến '' ta " trong văn bản thấy đáng sợ là gì?

---> Những điều khiến " ta " trong văn bản thấy đáng sợ là những người không biết gì về thắc mắc. 

câu 3: trong bài thơ, tác giả đã giành cho con những tình cảm nào? 

-----> Tình yêu thương tha thiết của cha mẹ đối với con, không muốn cho con mình biết về những thứ đáng sợ ngoài thế gian. 

câu 4; vì sao con người sống mà không biết hỏi gì cả là điều đáng sợ? 

---> Vì con người sống thì phải hỏi, không hỏi thì không thể nàog biết rõ mọi việc. 

# Học tốt #

17 tháng 8 2017

a, ptbđ: miêu tả+ biểu cảm

b, biện pháp tu từ:

-so sánh, tác dụng: giúp bộc lộ cảm xúc của người viết, 1 tình yêu quê hương da diết, trân thành, sự gắn bó, hòa quyện vô cùng ấm áp, thân quen ,quê hương còn là cái nôi nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành (dẫn chứng: so sánh với: dàn hoa bí, dậu mùng tơi, bờ dâm bụt, ao sen trắng, như người mẹ)

-ẩn dụ: "là hoa sen trắng tinh khôi" /tác dụng: thể hiện vẻ đẹp trong sáng, thanh bình, đó là sự trường tồn, phát triển của quê hương.

-điệp ngữ, điệp từ: quê hương,... : nhấn mạnh vẻ đẹp của quê hương, tinh yêu tha thiết của tác giả.

c, mình cho ý , bạn viết nhé ^^:

- là nơi chôn rau cắt rốn của con người

-quê hương đem đến cho con người giá trị vật chất, tinh thần, nuôi sống ta cả về thể xác lẫn tâm hồn.( điểm tựa vững vàng trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ vũ, động viên, là đích hướng về của mỗi con người)

- mang cho chúng ta lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bồi đắp những tình cảm cao đẹp( tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm,tình yêu quê hương, đất nước,...)

-phê phán những người không có tình yêu quê hương đất nước

-liên hệ bản thân.

Chúc bạn học tốt nhé^^

13 tháng 1 2017

a) Phương thức biểu đạt của câu ca dao trên là: Biểu cảm

b) Các biện pháp nghệ thuật được sử dingj trong câu ca dao là: so sánh và ẩn dụ

c) Nội dung của câu ca dao: Câu ca dao là hiện thân của người phụ nữ xưa họ thấp cổ bé họng và không có quyền quyết định cuộc đời của chính mình. Nếu họ may mắn sẽ được hưởng cuộc sống sung túc, ngược lại họ sẽ rơi vào cảnh cơ hàn, khổ cực, không có quyền và không có tiếng nói trong cuộc sống. Đồng thời, tác giả lên án xã hội phong kiến đã gượng ép người phụ nữ vào con đường cùng không lối thoát và thể hiện lòng đồng cảm với họ.

Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao gi cho ti…), nhân hóa (trong câu trái hng trái bưởi đánh đu gia rm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi tặng mẹ qa đườg bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy 1 bé gái đag đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi sao lại khóc-Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá 1 bông hồng đến 2 đô laAnh mỉm cười và nói với nó:-Đến đây,chú sẽ mua cho cháu.Anh liền mua hoa cho cô...
Đọc tiếp

Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi tặng mẹ qa đườg bưu điện.Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.Khi bước ra khỏi xe,anh thấy 1 bé gái đag đứng khóc bên vỉa hè.Anh đến và hỏi sao lại khóc

-Cháu muốn mua một bông hồng để tặng mẹ cháu-nó nức nở- nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá 1 bông hồng đến 2 đô la

Anh mỉm cười và nói với nó:

-Đến đây,chú sẽ mua cho cháu.

Anh liền mua hoa cho cô bé và đặt 1 bó hồng để gửi cho mẹ anh.Xong xuôi,anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không.Nó vui mừng nhìn anh và trả lời:

-Dạ,chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu.

Rồi nó chỉ đườg cho anh đến 1 nghĩa trang,nơi có 1 phần mộ vừa mới đắp.Nó chỉ ngôi mộ và nói:

-Đây là nhà của mẹ cháu.

Nói xong,nó ân cần đặt nhánh hoa hồng lên mộ.

Tức thì,anh quay lại tiệm bán hoa,hủy bỏ dịch vụ gửi hoa vừa rồi và mua 1 bó hồng thật đẹp.Suốt đêm đó,anh đã lái 1 mạch 300km về nhà mẹ anh để trao tận tay bà bó hoa.

ĐỀ:Anh (chị) phát biểu cảm nghĩ sau khi đọc xong mẫu chuyện trên! Từ đó anh (chị) hãy bàn về chữ Hiếu trong xã hội ngày nay

2
9 tháng 9 2016

A. Mở bài

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, được trưởng thành, được thành đạt trên cõi đời này đều do công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha. Công ơn trời biển ấy kể sao cho xiết! Câu ca dao từ ngàn xưa của người dân Việt Nam đến hôm nay vẫn thiết tha nhắc mãi nghĩa tình này:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Câu ca đao gợi cho chúng ta biết bao suy nghĩ về công ơn của mẹ cha, về làm con.

B. Thân bài

1) Giải thích

Người dân xưa đã gửi gắm lòng biết ơn mẹ cha và lời nhắc nhở người làm con vào bài ca dao với những hình ảnh so sánh thấm thìa. Núi Thái Sơn cao lớn vời vợi và nước trong nguồn chảy ra là dòng nước tinh khiết trong lành nhất không bao giờ vơi cạn. So sánh hai hình ảnh ấy với công cha, nghĩa mẹ, tác giả dân gian muốn nói tới thái độ tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đối với công ơn trời biển của cha mẹ và muốn khuyên mỗi người con phải luôn "thờ mẹ kính cha” phải có thái độ, cách ứng xử tôn kính, quý trọng đấng sinh thành của mình

 

2) Bình luận

Khẳng định:

Đạo lý đúng đắn mà bài ca dao đã truyền đạt.

Ý nghĩa bài ca dao hoàn toàn đúng trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

Công cha nghĩa mẹ to lớn vô cùng. Không có cha mẹ thì sẽ không có chúng ta. Mẹ phải vất vả chín tháng mười ngày thai nghén bao gian truân, cợ cực. Chín tháng hay chín năm, gian khó khôn cùng để sinh ra ta. Để có được mẹ vượt cạn một mình, bất chấp hiểm nguy của tính mạng. Khi sinh ra hài nhi đỏ hỏn, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con khôn lớn. Mẹ thức trắng đêm để chăm cho con, "chỗ ráo nhường con, chỗ ướt mẹ nằm". Khi con ốm đau, mẹ quên ăn quên uống, thức trắng cùng những cơn sốt, con đau của con, thao thức lo            toan. Mẹ và cha hân hoan khi thấy con chập chững những bước đi đầu tiên nghẹn ngào khi con bập bẹ tiếng mẹ tiếng cha.

Khi con đã lớn lên: từ bát cơm mỗi ngày, từ manh áo đến mọi tiện nghi học hành cha mẹ lo cho con tất cả. Cha mẹ như cánh cò cần cù nhẫn nại, vật lộn với đời thường để chắt chiu lo cho con ăn học thành tài. Cha mẹ hết lòng vì con cái, chẳng giành lại cho mình điều gì.

Công sinh thành đã lớn, công dưỡng dục càng lớn hơn. Khi con trưởng thành dần lên, cha uốn nắn con từ lời ăn tiếng nói, từ cách đối nhân xử thế sửa con từ dáng đứng điệu cười. Con là hạnh phúc, là niềm vui, niềm hạnh phúc của cha mẹ. Nhìn con khôn lớn, mọi cực khổ nhọc nhằn của cha mẹ vơi đi. Con khỏe, ngoan, học giỏi, cha mẹ vui sướng, hạnh phúc. Con ốm đau mẹ nước mắt lưng tròng. Con hư, con phạm lỗi, cha mẹ đau buồn, âu lo.

Cha mẹ không quản vất vả chỉ mong mai sau con thành người có ích cho đời, cho xã hội. "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ”. Cha mẹ là chỗ dựa vững chắc cho con bước vào đời, là cây cao bóng cả che mát đời con. Trong vòng tay cha mẹ, con lớn lên, trưởng thành. Hiếu thảo với cha mẹ là đạo lý làm người, là nền tảng của đạo đức.

ý nghĩa và tác dụng của câu ca dao, phương hướng hành động của bản thân

a) Bản thân:

Phải có hiếu với cha mẹ: phải chân thành biết ơn và tôn kính mẹ cha. Quan hệ giữa cha mẹ, con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng, bảo vệ kỉ cương, đạo lý xã hội.

Có hiếu với cha mẹ qua thái độ, lời nói và việc làm cụ thể. Từ lời nói lễ phép đúng mực, từ sự quan tâm, chăm sóc chu đáo tận tình từ những việc nhỏ giúp cha mẹ trong gia đình, từ sự bảo ban gương mẫu với các em nhỏ.

Người con có hiếu phải phấn đấu trở thành niềm tự hào, nguồn động viên bố mẹ; phấn đấu học tập tốt nhất, rèn luyện đạo đức tốt nhất, xác định đường đi tốt để có một sự nghiệp, để trở thành người có ích cho xã hội.

Người con có hiếu phải có trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ khi già sức yếu.

b)  Xã hội:

Thờ mẹ kính cha là trách nhiệm, là đạo lý thiêng liêng mà mỗi chúng ta phải gìn, noi theo. Vì đây còn là vấn đề nhân cách, là cái gốc của nhiều tình cảm. Con người không kính yêu cha mẹ thì sẽ không có tình người, không thể là người có phẩm chất, biết sống đẹp, thủy chung với bạn bè, xã hội, nhân dân được, mở rộng vần đề, phê phán quan niệm, thái độ sai lầm:

Thời đại hiện nay vẫn còn một thực tại đau lòng: vẫn còn nhiều người xem nhẹ chữ hiếu, muốn sống tách khỏi gia đình, mẹ cha, đó là nhận thức lệch lạc, sai lầm.

Vẫn còn những người con vô ơn, bất hiếu, ngược đãi mẹ cha. Không nghe cha mẹ, không phụng dưỡng cha mẹ tuổi già, gây đau lòng, bất hạnh cho cha mẹ. Những người con đó, dù thời đại nào, hoàn cảnh nào, đều đáng để xã hội lên án, phẫn nộ.

Đó là những biểu hiện cùa người vô đạo đức, vô ơn, bạc nghĩa, không có lương tâm. Những biểu hiện đó gây ảnh hưởng, làm băng hoại đạo lý cổ truyền của dân tộc ta và đáng phải lên án.

c) Bổ sung:

Quan niệm chữ hiếu ngày nay: cuộc sống dù phát triển thì chữ hiếu vẫn là cơ bản xây đắp những mối quan hệ khác giữa người với người trong xã hội. Người hiếu thảo với cha mẹ thường là một công dân tốt, có trách nhiệm với gia đình, xã hội, quan hệ gia đình thuận hòa, góp phần làm kỷ cương của xã hội phát triển. Lòng biết ơn cha mẹ là cội nguồn của lòng biết ơn nhân dân, Tổ quổc.

Chữ hiếu ngày nay phải được hiểu rộng hơn: hiếu với cha mẹ nhưng phải là người công dân tốt vẫn "trung với nước, hiếu với dân". Đạo lý ấy là sức mạnh của nhân dân ta chiến thắng kẻ thù, dựng xây đất nưóc. Lòng yêu nước, yêu nhân dân bắt nguổn từ những tình cảm giản dị bình thường. Có hiếu có tình cha mẹ thì mới có hiếu với đất nước.

C. Kết bài

Bài ca dao nhắc nhở thấm thìa về bài học đạo lý sâu sắc. Bài ca dao sẽ còn mãi với thời gian, nuôi dưỡng tình cảm gia đình, lòng yêu kính mẹ cha bao thế hệ.


 

27 tháng 8 2017

:)

Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm...
Đọc tiếp

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

0