K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

tham khảo

Mạch kể chủ đạo là mạch kể theo đại từ nhân xưng "tôi". Mạch kể này quyết định câu chuyện chính được kể. Nó chiếm số lượng lời kể nhiều hơn "chúng tôi". Và, mặc dù đoạn kể của "chúng tôi" là đoạn trữ tình đặc sắc nhưng nó nằm trong ý đồ chung của câu chuyện mà nhân vật "tôi" đang muốn người đọc hướng tới.

 

16 tháng 10 2021

Tham khảo:

Xen lẫn 2 mạch kể. Tác dụng: cho ta thấy rằng tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.

15 tháng 10 2019

- Trong mạch kể chuyện xưng "tôi" hình ảnh hai cây phong đóng vai trò là trung tâm, gợi lên nhiều ấn tượng và cảm xúc sâu sắc.

   + Hình ảnh hai cây phong gắn với chuỗi kỉ niệm học trò "tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…"

   + Đặc biệt hai cây phong là nhân chứng cảm động về tình thầy trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

- Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kì đối với hình ảnh hai cây phong.

   + Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

- Hai cây phong như hai con người, có tiếng nói riêng và tâm hồn riêng.

   + Trí tưởng tượng phong phú giúp người kể nghe được tiếng nói nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều sắc thái khác nhau của hai cây phong.

   + Sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

=> Hai cây phong được miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

17 tháng 10 2017

Nguyên nhân khiến hai cây phong giữ vị trí trung tâm và gây xúc động cho người kể vì những lí do sau:

  • Hai cây phong gắn với bao kỉ niệm thời thơ ấu của tuổi học trò
  • Hai cây phong gắn với tình yêu quê hương da diết. Hai cây phong đứng ở vị trí rất đặc biệt: đi từ phía nào đến làng đều thấy chúng luôn hiện ra trước mắt hệt như những ngọn hải đăng, mỗi lần về quê, từ xa tôi đều đưa mắt nhìn cây phong thân thuộc đầu tiên
  • Cây phong có dáng sinh động khác thường: giống như một cặp sinh đôi, thân cây to lớn khổng lồ, lại ngả nghiêng đung đưa mời chào chúng tôi đến.

Trong mạch kể xen lẫn tả hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động giống như hai con người vì:

  • Hai cây phong có tiếng nói riêng, có tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu, hai cây phong mang tâm hồn con người, tiếng nói của con người.
  • Người kể chuyện đã phác hoạ thật tài tình vẻ đẹp, thần sắc của hai cây phong: "rì rào", "thì thầm", "im bặt", "thở dài", "reo vù vù", "tim đập rộn ràng", "vẻ thảng thốt", "vui sướng", "xào xạc"... Tất cả những từ ngữ ấy khiến hình ảnh hai cây phong trở nên "sinh động khác thường".

Như vậy, hai cây phong không chỉ là cảnh vật mà nó đã hóa thân như những người bạn thân thiết, gắn bó với ngôi làng, chứng kiến sự lớn lên của lũ trẻ

17 tháng 10 2017

Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.Điều này có thể giúp 2 cây phong chiến vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện.
Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi>>. Ở đoạn sau ngòi bút của người họa sĩ này đã vẽ lên 1 bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trước mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất huyền bí này. Trong bức tranh ngôn từ phong phú, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng tượng và bằng tâm hồn 1 người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người họa sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

29 tháng 8 2021

343434:4

8 tháng 6 2019

Có 2 mạch kể:

- Trong mạch kể xưng "tôi" là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả.

- Trong mạch kể xưng "chúng tôi" vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là "cả bọn con trai" ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai.

)Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào( nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Theo em, mạch kể của người kể chuyện xưng" tôi" hay "chúng tôi" quan trọng hơn?Vì sao? c)Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đạm...
Đọc tiếp

)Nhân vật người kể chuyện có vị trí như thế nào( nhân danh ai) ở từng mạch kể ấy? Theo em, mạch kể của người kể chuyện xưng" tôi" hay "chúng tôi" quan trọng hơn?Vì sao?

c)Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "chúng tôi", điều gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Những chi tiết nào miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây thể hiện ngòi bút đạm chất hội họa của tác giả?

d)Trong mạch kể của người kể chuyện xưng "tôi", nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kẽ xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người, và không chỉ thông qua sự quan sát của người kể chuyện?

1
23 tháng 10 2018

a) - Căn cứ vào đại từ nhân xưng (tôi, chúng tôi) của người kể chuyện, ta thấy có hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau. + Trong mạch kể xưng « tôi » là người kể chuyện, người ấy tự giới thiệu là họa sĩ. Chúng ta có thể nghĩ rằng người kể chuyện ở đây chính là nhà văn Ai-ma-tốp. Tuy nhiên, không phải nhất thiết bao giờ người kể chuyện cũng là tác giả. + Trong mạch kể xưng « chúng tôi » vẫn là người kể chuyện trên, nhưng lại nhân danh là « cả bọn con trai » ngày trước, và hồi ấy người kể chuyện cũng là một đứa trẻ trong bọn con trai. Như vậy, văn bản Hai cây phong có hai mạch kể lồng vào nhau, bao trùm lên nhau. Tuy nhiên « tôi » có ở cả hai mạch kể. Từ đó rút ra mạch kể của người kể chuyện xưng « tôi » trong văn bản là quan trọng hơn.
b) - Trong mạch kể của người kể chuyện xưng « chúng tôi » có hai đoạn : + Đoạn trên nói đến hai cây phong trên đồi cao, vào năm học cuối cùng của bọn trẻ chạy ào ào lên phá tổ chim trong dịp nghỉ hè. + Đoạn dưới nói đến « thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng » mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi cao trên cành cao. Như vậy, tuy hai cây phong để lại cho người kể chuyện ấn tượng khó quên của thời thơ ấu, nhưng đoạn sau mới thực sự làm cho người kể và bọn trẻ ngất ngây.
c) Trong mạch kể xen lẫn này, hai cây phong là phác thảo của một họa sĩ với các « mắt mấu », « các cành cao ngất », cao đến ngang tầm cánh chim bay « với bóng râm mát rượi. Ngòi bút của người họa sĩ ở đoạn sau. Đó là bức tranh thiên nhiên như biểu hiện trươc mắt một « chân trời xa thẳm », « thảo nguyên hoang vu » « dòng sông lấp lánh như những sợi chỉ bạc », càng làm tăng thêm chất quyến rũ của mảnh đất. Trong bức tranh ngôn từ này, hai cây phong còn được tả bằng trí tượng trượng và bằng tâm hồn người nghệ sĩ nên nó sống động như hai con người và không chỉ thông qua quan sát của người hoaj sĩ và cái nhìn, cái cảm nhận của đứa con quê hương, vì hai cây phong được nhân cách hóa cao độ nên hết sức sinh động.

10 tháng 10 2018

Tôi đến thăm Em vào lúc gia đình  em đang bối rối quá. Hằng - đứa con lên hai tuổi của Em thì đang gào lên như ống bê bổ. Mẹ Em thì đang giận giữ, mắng mỏ. Hai vợ chồng em thì đang tiu nghỉu như mèo bị cắt tai.

Thấy tôi đẩy cổng bước vào, vợ chồng em vội chạy ra đón, mừng rỡ như người bị đắm tàu vớ được phao cứu hộ. Mẹ em thôi mắng, có vẻ cụt hứng. Hằng thôi khóc, trố mắt nhìn tôi.

Tưởng có chuyện gì ghê gớm lắm, tôi bắt đầu hồi hộp lo âu. Ai ngờ… chỉ là chuyện nhỏ tí xíu:

Anh bán kem đạp xe qua trước cổng. Leng keng.... Leng keng. Em khoát tay từ chối. Anh bán kem dừng lại, rung chuông liên hồi để dụ con nít. Leng keng.... Leng keng. Tiếng chuông dai dẳng, nhức nhối và đáng ghét quá chừng. Bé Hằng từ dưới bếp chạy tới, nhõng nhẽo, ngước mắt nhìn lên, giọng tha thiết…

– Ba!

– Gì?

– Ba mua kem cho con.

– Không!

Anh bán kem vẫn đứng đó, vẫn leng keng, leng keng. Cố đấm ăn xôi. Em nổi nóng.

– Tôi không mua. Anh đi lẹ giùm tôi.

Anh bán kem nguýt một cái, rồi hờn dỗi nhấn bàn đạp. Bánh xe lăn. Bé Hằng khóc gào lên, giãy đành đạch.

Vợ em hốt hoảng chạy tới.

– Tại sao con mình khóc vậy anh?

–  Nó đòi ăn kem. Anh không cho. Chỉ có thế thôi.

–  Nó khóc muốn hụt hơi kìa!

–  Không chết đâu. Bổ phổi mà.

–  Sao anh không mua kem cho nó?

– Nó mới ăn bánh hồi nãy. Không nên chiều con một cách phi lý như vậy.

-- Nhưng......

-- Anh nói rồi. Em đừng chiều con quá, đâm ra hư cho mà coi.

Vợ chồng em thường nhất trí trong phương pháp giáo dục. Em bao giờ cũng có lý, vợ em vẫn công nhận như vậy. Hai đứa ngồi nhìn bé Hằng khóc như hai nhà tâm lý đang lặng lẽ quan sát và nghiên  cứu.

Mẹ em từ bên hàng xóm về, thấy bè Hằng giãy giụa khốn khổ trên vũng nước, bèn đau đứt ruột. Bà bồng lấy cháu, vừa dỗ dành vừa đi lấy bánh kẹo cho nó ăn, vừa la mắng vợ chồng em. Mắng xối xả. Mắng tưng bừng như bắn pháo hoa vào mặt họ.

– Bay sanh con mà không biết thương con.

– Tụi con thương nó chứ. Nhưng tụi con không muốn chiều nó quá, sợ nó hư, vợ em thanh minh.

– Trứng khôn hơn vịt. Cho bay học cho lắm để bay dạy cả cha mẹ. Họ nhà tôm cứt để đằng đầu.

Hai vợ chồng em im lặng nhìn nhau. Tiu nghỉu,buồn nẫu ruột. Bé Hằng đắc thắng ngồi trên đùi bà nội, mặc đồ mới tinh, nhai kẹo nhóp nhép, ra vẻ bất cần đời và coi thường cả…cha mẹ.

Chỉ trong vòng mười phút, em bị hai cú sốc.

 Là người đàn ông, nghĩa là một sinh vật kiêu ngạo. Em muốn làm chủ cuộc đời mình, thế mà anh chàng bán kem dám xía vào công việc của em. Hắn lắc chuông leng keng, ngay trước cổng nhà rem. Khoát tay ra lệnh cho hắn đi chỗ khác, thì hắn lờ đi như không biết. Vì hắn lì mà bé Hằng đòi ăn kem. Vì hắn mà gia đình em gặp rắc rối.

 Hằng  là con của em. Em yêu nó hơn chính bản thân mình, vì người cha nào mà chẳng yêu con. Thế mà mẹ em lại la mắng em là không biết thương con. Em là người trí thức, Em biết chọn cho con mình một đường lối giáo dục chân chính, thế mà mẹ em lại chê là trứng khôn hơn vịt. Chính mẹ em mới là người thương cháu một cách mù quáng. Cháu hư tại bà là thế. Sau này khi cháu hư thì bà đã khuất. Nỗi đau ấy sẽ chụp lên vợ chồng em, mẹ em nào có biết. Oan khiên biết nhường nào!

Em tự hỏi: Phải làm gì để lập lại trật tự trong cái gia đình bé nhỏ này?

Tôi đồng ý với Em rằng bé Hằng lên hai tuổi, tức là bé bắt đầu bước vào một khúc ngoặt mới của tiến trình giáo dục. Tuổi lên hai thì hay hờn dỗi. Hờn dỗi để đấu tranh đòi quyền được nuông chiều, một quyền lợi, mà dường như cha mẹ sắp rút lại để trao cho em của bé. Từ giờ phút này cha mẹ chỉ chiều chuộng bé một cách hữu lý và hữu tình và phải biết nóikhông với những đòi hỏi không chính đáng. Hôm nay không biết nói không với bé, thì sau này bé sẽ mãi mãi nói không với cha mẹ.

Đúng như Rm nói: bé càng khóc hụt hơi thì cảnh bổ phổi, vì chỉ khi đó bé mới tống hết khí cặn ra khỏi phổi, để đón nhận không khí mới. Mẹ Em thuộc thế hệ chỉ biết giáo dục theo truyền thống và tình cảm. Những tiến bộ khoa học về ngành tâm lý giáo dục chỉ là chuyện xa lạ đối với mẹ Em. Xin Em hiểu và thông cảm với mẹ. Nhưng Em cũng phải biết nói không với mẹ trong lãnh vực này.

Tôi chia sẻ với Em trước cảnh bé Hằng đang đứng về phe đối lập của Em. Bé được bà nội bênh vực và nuông chiều. Bé đang lắng nghe tiếng nói của bà nội nửa như đùa, nửa như thật; nửa như chua chua, nửa như ngòn ngọt: “Con theo nội, nội cho con ăn. Con đừng theo cha con nữa, cha con khó quá à! Con hun nội một miếng coi…”

 

13 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn Trương Lan Anh nha mà bạn ơi cái này là bạn tự làm hay là ở trên mạng vậy???

24 tháng 10 2019

                                                              Bn tham khảo nha 

Hiện nay, ở đất nước ta, cứ mỗi bước chân đều xuất hiện rác, cho dù là nơi công cộng hay danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Lý do chính là việc không biết giữ gìn vệ sinh chung của đa số người dân trong thành phố, lâu nay trở thành thói quen và tạo thành hiện tượng xả rác bừa bãi.

  Rác xuất hiện ở mọi nơi. Không đâu xa, cả những con đường ta hằng ngày đi lại cũng là nơi “trú ngụ” của rác. Một vỏ lon, một bọc nilon dơ, một vỏ trái cây,… chúng thường xuyên xuất hiện trên mặt đường khiến những người điều khiển phương tiện giao thông đôi khi bối rối vì phải tránh những thứ ấy.

Không ít vụ tai nạn giao thông cũng vì thế mà ra. Đi xa hơn, ta có thể thấy những công viên cây xanh, là nơi để đi dạo và tập thể dục, cũng có rác. Rác lẫn trong những bụi cây, bãi cỏ, rác to, rác nhỏ,… và cả kim chích ma túy của những con nghiện ở khu vực xung quanh.

   Những loại rác như thế khiến mọi người không dám đến công viên vì ngại dơ và nguy hiểm. Những nơi đề cao sự sạch sẽ thì lại bị kêu gọi “Đừng xả rác!” như chợ, bệnh viện, trường học. Hãy thử bước vào những khu chợ, mùi đồ ăn tanh tưởi và rác thực phẩm xộc vào mũi, đường đi thì nhơm nhớp nước thải của các hàng bán thực phẩm tươi sống và hàng ăn.

Không thể hiểu được tại sao những cô gái kia có thể vừa chuyện trò vừa ăn uống ngay bên cạnh một đống rác bốc mùi, ruồi muỗi bu quanh như thế!.

   Không riêng gì chợ, bệnh viện cũng là nơi cần lên án. Như ai cũng biết, bệnh viện rất cần sự sạch sẽ vì đó là nơi mọi người đến khám và chữa bệnh. Nhưng phần lớn người bước vào bệnh viện lại quên mất điều ấy. Họ vẫn ngang nhiên quăng bừa bãi rác trên tay xuống mặt đất. Không chỉ những người đến khám vả chữa bệnh mà cả những người khám bệnh, bác sĩ và y tá, cũng rất cẩu thả trong việc xử lý rác y tế. Có những trường hợp rác y tế, những bông băng thấm đẫm máu, bị đặt chổng chơ và bốc mùi gần chỗ ngồi chờ khám đã làm một bệnh nhân ngồi gần đó nôn mửa ra sàn của bệnh viện.

   Bệnh nhân trở nên ngại đến bệnh viện. Khu trường học, nơi học tập và giáo dục, cũng không kém phần.

Thử một lần ở lại sau giờ học, các bạn sẽ thấy các lớp học gần như đổi khác: bàn ghế xộc xệch, phấn viết bảng vương vãi khắp lớp, dưới mỗi chân bàn là những mảnh giấy tập bị vò nát, dù đầu giờ học lớp học đã được các nhân viên lao công dọn dẹp sạch sẽ. Mặc cho những thầy cô giáo nhắc nhở giữ gìn vệ sinh, học sinh vẫn không nghe.

   Vậy ý thức của các bạn học sinh ở đâu? Chỉ mới lướt qua một vài địa điểm của thành phố, nơi đi đầu về cuộc sống hiện đại, chúng ta đã thấy được thực trạng đáng buồn: thành phố đang tràn ngập trong rác.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện trạng này chính do người dân không có ý thức giữ gìn vệ sinh chung vì căn bệnh lười biếng của họ. Tại sao khi ngồi trong một nhà hàng danh tiếng, họ không dám vứt những mẩu xương cá ra sàn nhà mà phải ý tứ đặt lên mảnh giấy nhỏ, nhưng khi đi trên đường phố họ lại có thể quăng ngay cả một bịch nước xuống đường?

   Không chỉ thể hiện ý thức kém của người dân mà họ còn chứng tỏ một sự lười biếng, thiếu kỷ luật chung. Vì ngại cầm một miếng rác trong chốc lát mà họ đã góp phần tạo ra những bãi rác “lộ thiên”, mặc cho thùng rác chỉ cách vài bước chân.

Những người chứng kiến người khác xả rác cũng không dám mở miệng nhắc nhở vì chính họ cũng xả rác như vậy và họ cho rằng việc xả rác này không nghiêm trọng.

   Người này xả rác dẫn đến người kia cũng xả rác theo. Đối với trường học, nơi dạy dỗ và đào tạo nên những con người có ích cho xã hội thì căn bệnh đó trở thành căn bệnh ỷ lại. Học sinh xả rác thì cuối giờ đã có tổ trực nhật dọn dẹp hay những người lao công quét dọn. Và cuối cùng, việc xả rác mang lại lợi ích chung duy nhất cho mọi người xả rác: sự tiện lợi.Hậu quả của hành động này thật là to lớn.

Thứ nhất, xả rác làm mất mỹ quan của một thành phố. Có thành phố nào được gọi là văn minh, hiện đại mà rác lại chất đống ở những khu công cộng? Có ai chấp nhận được một hồ nổi tiếng, biểu tượng của thành phố thủ đô lại đục ngầu, đóng váng và rác nổi lềnh bềnh?

Thứ nhì, xả rác làm xấu đi vẻ đẹp của chính chúng ta, của cả con người Việt Nam. Một vị khách du lịch khi sang thăm đất nước ta sẽ nghĩ gì khi thấy một người đàn bà đổ ào xô nước bẩn ra đường, hay một núi rác chất đống ngay biển báo “Cấm đổ rác”?

Nếu họ là khách du lịch đến từ Nhật Bản, họ sẽ nghĩ rằng đó là hành động “hết sức dã man”, vì Nhật Bản, đất nước đứng thứ hai thế giới về phát triển kinh tế và du lịch, được biết đến như một đất nước sạch sẽ nhất thế giới.

Không chỉ riêng Nhật Bản, cả Singapore, Thái Lan,… những đất nước mạnh về du lịch, nhờ nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, cũng để lại ấn tượng đẹp trong lòng du khách phương xa.

Vậy con người và đất nước Việt Nam đã để lại ấn tượng gì cho các du khách ấy?

Thứ ba, xả rác gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và những người xung quanh. Với một lượng rác thải hàng loạt như thế sẽ nảy sinh các mầm bệnh do vi khuẩn trong men rác tạo nên. Ngoài ra, những bãi rác còn là nơi trú ngụ của các sinh vật có hại như ruồi, muỗi, gián, kiến,… Chúng sẽ phát triển và mang mầm bệnh đi khắp nơi. Cuối cùng, đây là hậu quả to lớn nhất mà hầu như không ai cố gắng khắc phục.

   Hằng năm, con kênh Nhiêu Lộc đều chịu một khối lượng rác và nước thải đổ xuống nhiều tới mức con kênh ngày càng đen và hôi thối. Nhà nước đã hai lần chi ra hàng trăm tỷ để nạo vét lòng kênh, nhưng sau một thời gian, kênh trở nên đen lại. Nước kênh Nhiêu Lộc đổ ra sông Sài Gòn và sông Sài Gòn chảy thẳng ra biển. Nước biển từ đấy bị ô nhiễm, chỉ do những hành động thiếu ý thức của người dân. Hậu quả không chỉ dừng ở đó, nó còn có thể biến tướng thành nhiều mặt khác, nhưng mọi người có hiểu được hậu quả lớn đến mức nào không vẫn còn tùy thuộc vào ý thức của mỗi người. Việc xả rác chỉ lợi cho ta trong phút chốc, nhưng hậu quả để lại thì khôn lường.

   Vâng, tất cả đều do ý thức của con người mà nên. Và để ý thức được việc làm của mình, mỗi người cần phải được giáo dục từ nhỏ. Ở các trường mẫu giáo, các em nhỏ luôn được các cô nhắc nhở dạy dỗ rằng phải bỏ rác đúng nơi quy định. Một em bé sau khi uống hết một hộp sữa đã cầm vỏ hộp trên tay đến khi về nhà mới bỏ vào thùng rác, không vứt ra ngoài đường.

Những người lớn hơn như chúng ta có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc ấy? Thành phố nên tổ chức nhiều hơn những cuộc vận động làm sạch thành phố như “Mùa hè xanh” để nâng cao ý thức của người dân về vấn đề này.

   Ngoài ra, các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định tích cực hơn nữa và nên áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định. Nếu nói rằng đó là do ý thức của người dân thôi thì chưa đủ, trách nhiệm cũng một phần thuộc về chính quyền thành phố. Cần phải tăng lượng thùng rác ở các tuyến đường, tránh tình trạng một tuyến đường chỉ có một hoặc không có thùng rác nào, khiến người dân thấy bất tiện khi phải cầm rác vì không có thùng rác để bỏ vào.

   Hậu quả gây ra tuy to lớn, nhưng nếu mỗi người dân đều tập cho mình một thói quen nhỏ, bỏ rác đúng nơi quy định, thì tình hình sẽ được cải thiện lên rất nhiều.Cuộc sống ngày càng đi lên, ý thức người dân ngày càng cao. Mỗi người dân đều góp phần tạo nên vẻ đẹp cho địa phương mình bằng chính những hành động nhỏ nhưng thiết thực. Giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng và bỏ rác đúng nơi quy định là thể hiện một con người văn minh, lịch sự và có văn hóa.