K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 MÂM CỖ MÙA THUĐầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu...
Đọc tiếp

 

MÂM C MÙA THU

Đầu vị mâm cỗ của mùa thu đâu chỉ là trái bưởi. Hồng mới là chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết. Hồng Hạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ. Hồng Lạng quả tròn, da nhuộm chút ánh vàng. Bổ quả hồng càng thấy kì lạ. Hình như ruột quả chứa đầy lân tinh, đầu kim nhũ óng ánh sắc mặt trời, chứa đầy cái giòn giòn, cái ngọt thanh. Mâm cỗ mùa thu không thể thiếu những thứ quả mùa thu ấy. Cốm nữa. Cốm thoảng hương lá sen già như cố níu mùa hè ở lại thêm chút dư âm.

Ổi găng chín vàng, ổi nậm hơi chua, ổi nghệ hơi chát, ổi đào tươi như màu đào làm đẹp thêm cho mâm cỗ. Những chùm quả sấu chín vàng như nắng. Gọt một quả sấu chín thành hình ruột già, để thưởng thức vị ngọt, chua, lạ của nó, cho cái lưỡi một cảm giác thay đổi. Chuối tiêu nhuộm vàng màu trứng cuốc, thơm dịu, thịt mềm, vỏ mỏng, ruột trắng như ngà non, ăn với cốm rất ngon, mà ăn riêng nó càng ngon, càng tinh chất.

Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại, là sắc màu và hương vị, là hình ảnh và tình quê hương cho ta gắn bó với nước non.

                                                                                                   Theo Băng Sơn

A. Đọc thầm văn bản sau:

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Theo tác giả, chủ soái cho cuộc hành trình rước trăng xuống trần gian vui Tết là quả gì?

A. Trái bưởi.

B. Trái hồng.

C. Trái ổi.

2. Mâm cỗ mùa thu có những gì nữa?

A. Có bưởi, hồng, cốm, ổi, sấu, chuối tiêu.

B. Có Hồng Lạc quả vuông, vỏ xanh lá mạ, ổi, na, sấu, chuối tiêu.

C. Có Hồng Lạng quả tròn, hồng, cốm, ổi, na, sấu.

3. Em hiểu câu “Các loại quả ấy là mồ hôi nước mắt bao người, nó cũng là tinh túy của đất trời đọng lại.” là như thế nào?

A. Con người đã phải rất vất vả đấu tranh với thiên nhiên mới tạo ra được các loại quả ấy.

B. Bàn tay lao động của con người và những gì tốt nhất từ nắng, gió, đất, nước,... đã tạo ra những loại quả ấy.

C. Nước mắt của bao người là tinh túy của đất trời, đã tạo ra các loại quả ấy.

4. Bộ phận được gạch chân trong câu: “Những chùm quả sấu chín vàng như nắng.”trả lời cho câu hỏi gì?

A. Như thế nào?

B. Thế nào?

C. Làm gì?

5. Bài văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Cả hai đáp án trên.

 

6
25 tháng 3 2022

Dài nhưng toàn trắc nghiệm

25 tháng 3 2022

1.B

2.B

3.b

4.A

5.C

tick cho mik

 

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)      - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.      - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)      Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

     - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 3, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK.

     - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng.

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

     Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Nhím con kết bạn

     Trong một khu rừng nọ có một chú Nhím chỉ sống một mình, rất nhút nhát nên chú không quen biết bất kì một con vật nào khác sống trong rừng.

     Vào một buổi sáng đẹp trời, nhím con đi kiếm quả để ăn. Bỗng một chú Sóc nhảy tới và nói:

     - Chào bạn! Tôi rất vui sướng được gặp bạn.

     Nhím con bối rối nhìn Sóc, rồi quay đầu chạy trốn vào một bụi cây. Nó cuộn tròn người lại mà vẫn run vì sợ.

     Ngày tháng trôi qua, những chiếc lá trên cây bắt đầu chuyển màu và rụng xuống.

     Nhím con quyết định phải mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú đông.

     Trời ngày càng lạnh hơn. Một hôm nhím con đang đi tìm nơi trú đông thì trời đổ mưa. Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

     Bỗng nó lao vào một đống lá. Nó chợt nhận ra sau đống lá là một cái hang “Chào bạn!”. Một giọng ngái ngủ của một chú nhím khác cất lên. Nhím con vô cùng ngạc nhiên.

     Sau khi trấn tĩnh lại. Nhím con bẽn lẽn hỏi:

     - Tên bạn là gì?

     - Tôi là Nhím Nhí.

     Nhím con run run nói: “Tôi xin lỗi bạn, tôi không biết đây là nhà của bạn”.

     Nhím Nhí nói: “Không có hề gì. Thế bạn đã có nhà trú đông chưa? Tôi muốn mời bạn ở lại với tôi qua mùa đông. Tôi ở đây một mình buồn lắm.

     Nhím con rụt rè nhận lời và cảm ơn lòng tốt của bạn. Cả hai thu dọn và trang trí chỗ ở gọn đẹp.

     Chúng rất vui vì không phải sống một mình trong mùa đông gió lạnh.

(Trần Thị Ngọc Trâm)

Em trả lời câu hỏi, làm bài tập theo một trong hai cách sau:

     - Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời mà em chọn.

     - Viết ý kiến của em vào chỗ trống.

Câu 1: Vì sao Nhím con lại không quen biết bất kì loài vật nào trong rừng? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím xấu xí nên không ai chơi cùng.

B. Vì Nhím chỉ ở trong nhà, không ra ngoài bao giờ.

C. Vì Nhím sống một mình, không có ai thân thiết.

D. Vì Nhím nhút nhát, luôn rụt rè, sợ sệt.

Câu 2: Ba chi tiết nào dưới đây cho thấy Nhím con rất nhút nhát? (0,5 điểm)

A. Khi được Sóc chào, Nhím chạy trốn vào bụi cây, cuộn tròn người lo sợ.

B. Mùa đông đến, Nhím mau chóng tìm một nơi an toàn và ấm áp để trú rét.

C. Thấy trời bỗng đổ mưa, Nhím sợ hãi cắm đầu chạy.

D. Nhím con đồng ý ở lại trú đông cùng với Nhím Nhí.

Câu 3: Vì sao Nhím Nhí mời Nhím con ở lại với mình qua mùa Đông? (0,5 điểm)

A. Vì Nhím Nhí ở một mình rất buồn.

B. Vì Nhím Nhí biết Nhím con chưa có nhà trú đông.

C. Vì Nhím Nhí và Nhím con là bạn thân.

D. Vì Nhím Nhí biết Nhím con ở một mình rất buồn.

Câu 4: Nhím con cảm thấy như thế nào khi ở cùng Nhím Nhí? (0,5điểm)

A. Nhím con cảm thấy rất vui khi có bạn.

B. Nhím con cảm thấy yên tâm khi được bảo vệ.

C. Nhím con vẫn cảm thấy lo sợ.

D. Nhím con vẫn cảm thấy buồn lắm.

Câu 5: Câu chuyện cho em bài học gì? (1,0 điểm)

Câu 6: Lớp học của em có một bạn mới từ trường khác chuyển đến. Để giúp bạn hoà nhập với các bạn trong lớp, em sẽ làm gì? (1,0 điểm)

Câu 7: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để làm gì? (0,5 điểm)

Nhím con bẽn lẽn hỏi:

- Tên bạn là gì?

- Tôi là Nhím Nhí.

A. Báo hiệu lời giải thích cho một sự việc.

B. Báo hiệu lời nói của nhân vật.

C. Báo hiệu phần chú thích.

D. Báo hiệu từ ngữ được dùng với nghĩa đặc biệt.

Câu 8: Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Vì sao” trong câu dưới đây. (0,5 điểm)

“Nhím Con và Nhím Nhí rất vui vì chúng không phải sống một mình suốt mùa đông giá lạnh.”

Câu 9: Viết 1 câu sử dụng biện pháp nhân hoá để nói về: (1,0 điểm)

a) Chiếc lá:

b) Bầu trời:

608
                         Thứ ............ ngày............. tháng....... năm.......           BÀI TẬP TUẦN 29 A. CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra...
Đọc tiếp

                 

 

       Thứ ............ ngày............. tháng....... năm.......

           BÀI TẬP TUẦN 29

 

A. 

CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT

    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra khỏi lều, hùng dũng bước vào rừng. Vừa bước ra, chuột ta gặp ngay một con mèo đang đi săn mồi. Con mèo nhao đến, chuột ta chạy bán sống bán chết, run cầm cập chui vào gầm giường. Ông tiên thấy thế liền hỏi:

  - Sao con lại sợ hãi như vậy? Chuột thưa:                                

  - Dạ, có con mèo trong rừng ạ.

      Ông tiên cười:

   - Ồ, không sao, ngày mai ta sẽ biến con thành một con hổ thật to lớn. Và tất cả các loài vật khác sẽ phải sợ con.
    Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn. Mọi vật đã trở nên bé nhỏ trước mắt nó. Chuột ta thầm nghĩ : Bây giờ ta đã là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời ta. Trước tiên, ta sẽ sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội. Vị chúa sơn lâm bắt đầu oai vệ, hùng dũng bước đi vào rừng. Muôn loài đều kinh sợ, những chú sóc nhỏ chạy biến mất, những con nai đang ăn cỏ khiếp sợ không nhấc nổi bước để bỏ chạy.

      Mỗi bước đi của vị chúa sơn lâm làm cả khu rừng im lặng. Chú mèo bé nhỏ lúc đó còn đang mải đi chơi nên không biết khu rừng nhỏ của mình đã xuất hiện một vị chúa sơn lâm mới. Nó mải hái hoa, bắt bướm đến thật muộn, khi ông mặt trời đã mệt mỏi xuống núi và chuẩn bị đi ngủ nó mới trở về. Vừa trở về khu rừng cũ, mèo ta đột nhiên thấy xuất hiện trước mặt mình một con hổ vô cùng to lớn. Vị chúa sơn lâm cũng đứng sững lại khi thấy mèo con. Mèo ta bủn rủn hết chân tay, đôi chân nhanh nhẹn hàng ngày bỗng cứng đờ không nhấc lên nổi. Nó hiểu rằng mọi chuyện đã kết thúc và không thể chạy trốn khỏi số phận mà tử thần đang chờ sẵn. Nó thấy toàn thân mình gai lạnh, lông nó xù lên, đôi mắt long lanh mở to, nó kêu lên mấy tiếng để vĩnh biệt khu rừng và muôn loài : “ ngao ... ngao ... ngao …” Mèo ta chờ hổ bước tới để ăn thịt nó nhưng thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.                                      

                                                                                      Theo Internet 

Đọc thầm văn bản sau:

 

I. Đọc  văn bản sau: 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo các yêu cầu dưới đây.

1. Khi vô tình gặp được ông tiên, chú chuột là con vật như thế nào?

A. Nhỏ bé, nhút nhát.

B. Thiếu tự tin và hay chui gầm giường.

C. Oai vệ, hùng dũng và to lớn.

2. Ông tiên có phép lạ đã biến chuột nhắt thành:

A. Một con mèo rừng đang săn mồi.

B. Một con hổ to lớn khiến cho tất cả các loài khác  phải sợ.

C. Một con sư tử khiến muôn loài phải khiếp sợ.

3. Khi đã trở thành chúa sơn lâm, đứng trước chú mèo rừng chuột ta đã làm gì?

A. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con.

B. Vị chúa sơn lâm đứng sững lại khi thấy mèo con. Rồi thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.

C. Sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội.

4. Theo em, nhân vật Hổ trong câu chuyện là một con vật như thế nào ?

A. Hùng dũng, oai vệ và là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời.

B. Chú chuột mặc dù có hình hài khỏe khoắn, oai vệ của một chú hổ nhưng chú vẫn mang trái tim của chuột.

C. Mỗi bước đi của chú làm cả khu rừng im lặng.

5. Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả biện pháp so sánh và nhân hóa

6. Hãy đặt một câu theo mẫu Ai/ thế nào? để nói về nhân vật Chuột trong bài.

..........................................................................................................................................................

.............................................................................................................................................................

7Bộ phận được gạch chân trong câu: Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn.” trả lời cho câu hỏi:

A. Làm gì?

B. Khi nào?

C. Ở đâu?

8. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu dưới đây:

a) Nhờ được chăm sóc và giữ gìn cẩn thận cây cầu Thê Húc vẫn giữ được vẻ đẹp có một không hai.

b) Để cho con cái được no đủ cha mẹ chúng em đã phải làm việc vất vả.

c) Năm nay nhờ các bạn giúp đỡ Huy học tiến bộ lên rõ rệt.

4
8 tháng 4 2022

Gp mk

8 tháng 4 2022

1C 2B 3B 4B 

Cún con có những đức tính tốt đẹp nào? Bài đọc: Tình bạn    Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy...
Đọc tiếp

Cún con có những đức tính tốt đẹp nào?

Bài đọc:

Tình bạn

   Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

   Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

     - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe​

1
26 tháng 12 2023

Cún con có những đức tính tốt đẹp nào

13 tháng 5 2021

bn cần hỏi j

13 tháng 5 2021

Vào những ngày đầu mùa xuân, làng em lại náo nức tổ chức ngày hội xuân với những hoạt động vui chơi hấp dẫn. Trong đó, được nhiều người mong chờ nhất chính là ngày thứ ba của hội xuân: ngày hội đấu vật.

Ngày hội đấu vật chính là ngày mà các đấu sĩ đấu vật tham gia thi đấu, tìm ra người mạnh nhất. Để chuẩn bị cho ngày hội này, các tuyển thủ đã ra sức tập luyện chăm chỉ suốt cả năm. Danh sách và thứ tự thi đấu đã được chọn lựa và sắp xếp một cách công bằng thông qua việc bốc thăm từ cả tháng trước đó. Tuy chỉ là hội thi của làng, nhưng không phải ai muốn thi cũng được đâu nhé. Ban giám khảo sẽ thống nhất những tiêu chí về hình thể, kĩ năng và cả lịch sử thi đấu để chọn những người đủ khả năng vào thi ở ngày hội.

Vào ngày hội, người dân kéo nhau đến xem đông lắm, thậm chí có cả những người xứ khác nữa. Họ tụ tập quanh sân đấu, say mê ngắm nhìn và cổ vũ nhiệt tình. Thậm chí có người sau hôm đó, về nhà bị khàn cả giọng. Trên sân đấu có nền cát, từng cặp đấu sĩ bắt đầu lên sân. Họ để mình trần, đóng khố - trang phục dân dã của người Việt xưa. Sau tiếng trống ra hiệu của trọng tài, họ lao vào nhau, cầm vai, cầm chân, ra sức vật ngã đối phương. Tất cả sức mạnh, kĩ xảo đều được đem ra sử dụng. Chẳng mấy chốc mà ai cũng vã mồ hôi, ánh lên dưới nắng xuân phơi phới. Cuối cùng, sẽ có người thắng kẻ thua, nhưng dù là ai cũng có một nụ cười hạnh phúc trên môi. Bởi họ đến tham gia hội thi là để giao lưu, làm quen với người cùng chí hướng, chứ không phải chỉ vì phần thưởng.

Với em, ngày hội đấu vật là lễ hội mà em yêu thích nhất. Bởi nó đã truyền cho em những nhiệt huyết tươi mới, giúp em có thêm động lực để rèn luyện bản thân.

Kể về một ngày hội mà em biết - Lễ hội Cầu ngư Nha Trang

Kể về một ngày hội ở quê em lớp 3

Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh. Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.

Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.

Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.

17 tháng 1 2024

...

13 tháng 12 2019

Vậy đáp án đúng là:

a. con kênh

b. lên lớp

c. chênh vênh

d. bên cạnh

20 tháng 6 2021

Trả lời:

Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.

Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay

2 tháng 12 2018

có 1 chữ C nha bạn, câu này quá dễ rồi :)). kb nha cưng

2 tháng 12 2018

có 1 chữ C