K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 4 2022

Nghe bố tôi kể thì ông tôi vón là thợ gò hàn vào loại giỏi , chinh mắt tôi đã trông thấy ông chui vào nồi hơi xe lửa để tán đinh đồng. Cái nồi hơi tròn to . Phơi bỏng rát dưỡi cái nắng tháng bảy như cái lò bánh mì, nóng khủng khiếp. Quạt máy quạt giò mạnh tới cấp bảy, thổi như bão, vậy mà tóc ông cứ bết vào trán. Ông tôi nện búa vào đầu đình đồng mới dồn dập làm sao. Tay búa hoa lên,  nhát đậm, nhát mờ, nhát nghiêng, nhát thẳng, chính xác và nhanh đến mức tôi chỉ mơ hồ cảm ttấy trước mặt ông phất phơ bay những sợi tơ mỏng. Còn tiếng búa thì oang oang. Đinh tai nhức óc. Đi xa hàng mấy trăm mét cũng nghe thấy.

14 tháng 4 2022

on ròi hẻ:>?

17 tháng 1 2022

quan hệ từ là:➩mà

18 tháng 1 2022

giúp mik với , mai mik đi hc rùi

18 tháng 1 2022

a,vì-nên

b,bởi vì-cho nên

c,vi-cho nên

Câu hỏi 3Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm? lá xanh - lá thư đầu bàn - đầu tàu quả tạ - quả bóng chỉ dẫn - chỉ vàngCâu hỏi 4Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:               Dù xa quê đã lâu […] ông bà tôi vẫn giữ được nếp sống giản dị, dân dã. nhưng để của vìCâu hỏi 5Từ nào dưới đây viết đúng chính tả? chính chực trập...
Đọc tiếp

Câu hỏi 3

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?

 lá xanh - lá thư đầu bàn - đầu tàu quả tạ - quả bóng chỉ dẫn - chỉ vàng

Câu hỏi 4

Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
               Dù xa quê đã lâu […] ông bà tôi vẫn giữ được nếp sống giản dị, dân dã.

 nhưng để của 

Câu hỏi 5

Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?

 chính chực trập trờn trực chiến chàn lan

Câu hỏi 6

Câu văn nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

 Những quả nhãn no đầy sữa mẹ ngày lại ngày dầm mưa hè, phơi nắng hè, đã chín ngọt lử. Càng đổ dần về phía mũi Cà Mau, sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện. Chỉ hai năm thôi, từ cây khế bé nhỏ khẳng khiu, nó lớn vùn vụt và trổ đầy hoa tím. Tiết tháng sáu ta, nắng gắt nung đốt làm nước ruộng sủi tăm, những con cua phải bò lên thân cây lúa để trốn nóng.

Câu hỏi 7

Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "thận trọng"?

 gấp gáp kĩ càng liều lĩnh cẩn thận

Câu hỏi 8

Từ nào dưới đây đồng nghĩa với từ "thông minh"?

 chăm chỉ cần cù sáng dạ khéo léo

Câu hỏi 9

Sắp xếp các chữ cái dưới đây để tạo thành từ ngữ.
                    a/ả/c/đ/n/m

 chán nản nha đam can đảm cảm cúm

Câu hỏi 10

Trong bài tập đọc "Sắc màu em yêu", màu trắng gắn với hình ảnh nào dưới đây?

 Đoá hoa hồng bạch Hoa cà, hoa sim Biển đầy cá tôm Bầu trời cao vợi

Câu hỏi 11

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ đồng âm?

 bướu cổ - hươu cao cổ đá bóng - nước đá lưỡi dao - lưỡi mác quả dừa - quả cầu

Câu hỏi 12

Bài tập đọc "Cái gì quý nhất?" thuộc chủ điểm nào dưới đây?

 Giữ lấy màu xanh Con người với thiên nhiên Việt Nam - Tổ quốc em Vì hạnh phúc con người

Câu hỏi 13

Trạng ngữ trong câu "Ngay từ đầu tháng Tám, phố Hàng Mã đã đông nghịt người đi xem các loại đồ chơi Trung thu." là:

 Trạng ngữ chỉ nơi chốn Trạng ngữ chỉ phương tiện Trạng ngữ chỉ mục đích Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu hỏi 14

Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm?

 Hương lúa chín thơm thoang thoảng khắp cánh đồng. Hôm nay là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất phải không. Dòng sông mềm mại như dải lụa uốn lượn quanh co. Dưới ánh nắng chói chang, giàn hoa giấy nở rực rỡ.

Câu hỏi 15

Trong đoạn văn sau, quả gạo được so sánh với hình ảnh nào?
                "Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa đỏ ngày nào đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần, căng lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười, trắng loá. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới." (Vũ Tú Nam)

 nắm cơm cục bông con thoi viên đường

Câu hỏi 16

Giải câu đố sau:

     Để nguyên ăn cỏ, cày bừa

Thêm huyền sự tích xa xưa vẫn còn

     Ăn vào môi đỏ như son

Phong tục truyền thống bà con giữ gìn.

     Từ thêm huyền là từ nào?

 cày trầu trà 

Câu hỏi 17

Chọn từ còn thiếu để hoàn thành đoạn thơ sau:

"Nhìn ra xa ngút ngát

Bao sắc màu cỏ hoa

Con thác réo […]

Đàn dê soi đáy suối."

    (Theo Nguyễn Đình Ảnh)

 ầm ì ngân nga du dương lảnh lót

Câu hỏi 18

Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá?

 Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
 Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.
 Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
 Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu hỏi 19

Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ "khiêm tốn"?

 tự trọng kiêu ngạo tự hào tự tin

Câu hỏi 20

Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

 trồng chất tràn ngập chứa chan tròn xoe

Câu hỏi 21

Chọn quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:
              Ông bà tôi vẫn giữ thói quen tập thể dục buổi sáng […] rèn luyện sức khoẻ.

 thì  để nhưng

Câu hỏi 22

Đáp án nào dưới đây có chứa cặp từ nhiều nghĩa?

 chân chất - chân núi chân chính - chân mây chân thành - chân bàn bàn chân - chân trời

Câu hỏi 23

Từ nào dưới đây dùng để tả chiều cao?

 bao la thênh thang chót vót dày dặn

Câu hỏi 24

Từ nào dưới đây là từ láy?

 sửa soạn lác đác bến bờ chạy nhảy

âu hỏi 25

Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

 Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến là có ngay mấy bông gạo lìa cành. Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.
1
7 tháng 1 2023

(Do câu hỏi bạn không có đánh dấu các đáp án A, B, C, D nên mình đánh luôn đáp án ra nha!)

Câu 3: Đầu bàn - đầu tàu

Câu 4: Nhưng

Câu 5: Trực chiến

Câu 6: Càng đổ dần về phía mũi Cà Mau, sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

Câu 7: Kĩ càng

Câu 8: Sáng dạ

Câu 9: Can đảm

Câu 10: Đóa hoa hồng bạch

Câu 11: Lưỡi dao - lưỡi mác

Câu 12: Việt Nam - Tổ quốc em (k chắc lắm :")

Câu 13: Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 14: Hôm nay là ngày mặt trăng tròn và sáng nhất phải không.

Câu 15: Nắm cơm

Câu 16: Trầu

Câu 17: Ngân nga

Câu 18: Bàn tay ta làm nên tất cả/ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Câu 19: Kiêu ngạo

Câu 20: Trồng chất

Câu 21: Để

Câu 22: Bàn chân - chân trời

Câu 23: Chót vót

Câu 24: Lác đác

Câu 25: Dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững chắn ngang bên trái đỡ lấy mây trời cuồn cuộn.

NGÀY KHAI TRƯỜNGHôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-ret-ti để ghi tên lên lớp bốn. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người,...
Đọc tiếp

NGÀY KHAI TRƯỜNG

Hôm nay là ngày khai trường. Mấy tháng hè đã thoáng qua như giấc mộng. Sáng nay, mẹ tôi đưa tôi vào trường Ba-ret-ti để ghi tên lên lớp bốn. Đi đường, óc tôi cứ vơ vẩn đến chốn thôn quê, lấy sự đi học làm ngại. Phố nào cũng thấy nhan nhản học trò. Hai hiệu sách lớn chật ních những phụ huynh vào mua sách vở, giấy, bút cặp da. Cửa trường đông nghịt những người, người gác cổng phải khó nhọc mới mở được một lối vào.

Vừa bước qua cổng trường thấy một bàn tay vỗ vào vai, tôi giật mình ngoảnh lại thì ra thầy giáo lớp ba tôi học năm ngoái, mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi, thầy bảo tôi:

-En-ri-cô ơi! Thầy trò ta từ nay chia tay nhau nhỉ?

Điều ấy, tôi đã nghĩ đến, nay thầy tôi lại nhắc, khiến tôi thêm chạnh lòng. Mẹ tôi và tôi phải chen chúc mãi mới vào được trong trường. Các ông, các bà sang trọng, các bà thường dân, thợ thuyền, sĩ quan, các cụ già, những đầy tớ, ai nấy đều một tay dắt trẻ, một tay cắp gói, đứng chặt phòng trú chân và ở trên thang gác. Cảnh tượng rất là náo nhiệt.

Hôm nay, lại được trông thấy 7 phòng học ở tầng dưới là nơi ròng rã ba năm trường, ngày nào tôi cũng lui tới, lòng tôi sung sướng vô cùng!

Trên thềm, các cô giáo đi lại tới tấp. Cô giáo lớp một đứng ở cửa lớp, thấy tôi liền bảo:

- En-ri-cô ơi! Năm nay em học trên gác. Ít ra ta lại được nhìn em qua lại!

Mẹ tôi đỡ lời:

-Thưa cô, cháu sẽ đến thăm cô luôn.

Chúng tôi chào cô rồi đi.

Ông Hiệu trưởng, râu tóc bạc hơn năm ngoái, có vẻ bận rộn vội vàng, đang bị vây trong đám các bà, một số người thất vọng vì không còn chỗ cho con. Bạn tôi đi học đông đủ. Nhiều người nhìn lớn hẳn lên. Ở tầng dưới, việc chia lớp đã xong. Mấy em lớp 1 mới đến trường  lần thứ nhất, không chịu vào lớp, giật lùi như những con ngựa bất kham ; người ta phải dùng sức lôi vào. Có em đã ngồi vào ghế rồi lại trốn ra, có em thấy cha mẹ thì tru lên khóc.

* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và làm bài tập:

Câu 1: Ai là người đưa En-ri-cô đến trường?

 

a.Mẹ                      

b. Bố       

c. Chị

d. Không ai cả

 

Câu 2: Ai là người đã vỗ vào vai En-ri-cô ?

 

a.Bạn cậu.             

b.Cô giáo               

c.Thầy giáo đã dạy cậu năm học lớp 3.

d. Hiệu trưởng

 

Câu 3: Thầy giáo cũ của En-ri-cô được miêu tả có những chi tiết nào?

a.Gầy và cao

b.Mái tóc đỏ hoe vẫn để rối, nét mặt vẫn tươi

c. Mái tóc đỏ, gương mặt u sầu

d.Lùn và mập

Câu 4: Trong bài có mấy hình ảnh so sánh?

a.

. Một hình ảnh đó là:

 

b.Hai hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………

c.Ba hình ảnh là:

………………………………………………………………………………………

Câu 5:Những từ ghép nào có tiếng chí mang nghĩa  “bền bỉ theo một mục đích tốt đẹp”?

a.Chí hướng                    b. chí công                      c. quyết chí

d.chí lí                            e. chí tình                       g. ý chí

Câu 6: Đặt câu rồi viết vào chỗ trống:

a.Giới thiệu cô giáo của lớp em:

 

 

b. Nêu thành tích học tập của tổ em trong tuần qua:

c.Nói lên điều em lo hoặc điều em băn khoăn trước khi làm bài kiểm tra môn Tiếng Việt:

 

Câu 7:Chọn một từ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào 4 chỗ trống trong câu sau: (hiền lành, hiền hòa, hiền từ, nhân ái)

Dòng sông chảy…… Hiền hòa …………giữa hai bờ xanh mướt lúa ngô.

Bạn Lan lớp em rất… Hiền lành ……………

Ba em luôn nhìn em với cặp mắt....... hiền từ.................

Cụ già ấy là một người.................. nhân ái...................

Câu 8: Từ nào dưới đây là động từ?

 

a. vỗ tay

b. đỏ hoe

c. chen chúc

d. thầy giáo

 

Câu 9: Em hãy viết một câu kể để kể về một hoạt động của em vào ngày khai trường.

Câu 10: Đặt một câu trong đó có sử dụng 1 từ láy.

0
21 tháng 8 2023

Nếu ông bằng lòng trao cho chúng tôi quyền sử dụng phát minh của ông/ thì chúng tôi sẽ biếu ông năm vạn bảng Anh và mời ông làm giám đốc của hãng.

cặp QHT Nếu-thì biểu thị quan hệ giả thuyết - kết quả.

10 tháng 4 2024

a.bó

b.yến

c.cuốc

d.cày

Chuột đồng và lúa nếp         Hôm ấy, vừa sáng sớm tinh mơ, ông chủ đã dẫn tôi đi săn. Chúng tôi đi ngang qua cánh đồng. Những bông lúa ngả màu vàng vàng, hương lúa dìu dịu quyện cùng mùi bùn thoang thoảng khiến đầu óc tôi thêm sảng khoái, mũi tôi thêm thính nhạy.        Đang đi, tôi bỗng thấy một con chuột đồng to tướng, mập ù chui từ trong hang ra. Tôi lao về phía nó, ông chủ...
Đọc tiếp

Chuột đồng và lúa nếp

         Hôm ấy, vừa sáng sớm tinh mơ, ông chủ đã dẫn tôi đi săn. Chúng tôi đi ngang qua cánh đồng. Những bông lúa ngả màu vàng vàng, hương lúa dìu dịu quyện cùng mùi bùn thoang thoảng khiến đầu óc tôi thêm sảng khoái, mũi tôi thêm thính nhạy.

        Đang đi, tôi bỗng thấy một con chuột đồng to tướng, mập ù chui từ trong hang ra. Tôi lao về phía nó, ông chủ bám sát theo tôi, miệng suỵt suỵt liên tục. Nó phóng như bay và biến mất như có phép tiên. Ông chủ Bảo: “Thôi, ta về đi mực !”.

        Ơ kìa, con chuột nọ đang cắn ngang từng gié lúa đầy hạt căng mẩy giữa đám lúa nếp trĩu bông bị ngả rạp xuống bờ ruộng. Nó đang nhẩn nha nhấm nháp hạt lúa nếp thêm ngon. Lúc nãy chạy ngang qua đấy, tôi đã hơi nghi nghi. Nhưng mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột đồng nên tôi đã bỏ qua.

        Tôi lao tới và kêu lên : “Phen này, mầy chết nghe chuột !”. Thấy tôi,  nó hoảng hốt nhả ngay gié lúa đang cắn ngang.Tôi lao tới, đứng ngay trước mặt nó và bảo :

       -Đồ vong ân bội nghĩa ! Mày đáng tội chết ! Giá như mày không cắn mấy bông lúa kia thì mày đâu có bị chúng tao phát hiện !

        Hình như tôi nghe nó thều thào :

       -Mình là kẻ vong ơn bội nghĩa, mình đáng bị trừng phạt !

Kể cũng tội nghiệp nó thiệt. Nhưng biết làm sao.

(PHẠM HẢI LÊ CHÂU)

Qua câu chuyện, tác giả muốn gửi gắm điều gì ?

1
5 tháng 2 2022

gửi gắm ko được phá hoại môi trường và phải biết ơn những người đã giúp đỡ mình

Đúng thì like nha

Cho đoạn văn sau :(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. (2)Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. (3)Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. (4)Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. (5)Thanh bình. (6)Yên ả (7)Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. (8)Căn nhà của...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :
(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê. (2)Ông đưa tôi ra bờ biển, bế bổng tôi lên rồi lại đặt xuống mép nước cho chơi thoả thích. (3)Ấy là bố và ông hay kể vậy thôi chứ tôi nào nhớ gì. (4)Lớn, tôi mới có kí ức của riêng mình về biển và quê. (5)Thanh bình. (6)Yên ả (7)Biển quê nội tôi cho tôi cảm giác ấy. (8)Căn nhà của ông bà
nội hướng ra biển, đón gió lồng lộng suốt cả ngày. (9)Tôi thích cảm giác thức dậy sáng sớm. (10)Thích chân trần đi ra biển. (11)Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ (12)Trong những mẻ lưới buổi sáng ấy thế nào cũng có
những con sao biển lấp lánh, con sứa trong suốt và thể nào chúng cũng bị vứt lại bên bờ biển. (13)Tôi tha thẩn gom những con sao biển tội nghiệp ấy. (14)Thật lạ. (15)Dù chết vẫn giữ nguyên vẻ lấp lánh như lúc vừa ở biển vào.
a. Câu rút gọn trong đoạn văn là câu số : .......................................................................
b. Câu đặc biệt trong đoạn văn là câu số : ......................................................................
c. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu :
(1)Từ lúc bé tẹo, tôi đã được đùa giỡn với sóng, với cát mỗi dịp về quê.
(11)Làng chài nhộn nhịp từ lúc tinh mơ, dân làng bận rộn, vui mừng với những mẻ lưới vừa vào bờ.

0
NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì...
Đọc tiếp

NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi biết chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông: - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười: - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.

(Theo Tuốc-ghê-nhép, trích Ngữ Văn 9, Tập 1, tr.22, NXB Giáo dục, 2010)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi.?

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

Mong các ah chị giúp em em gấp lắm rồi ạ

4
28 tháng 5 2022

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự

Câu 2 (0,5 điểm): Hãy chỉ ra 02 từ láy được sử dụng trong văn bản.

- Từ láy: giàn giụa, run run

Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, tại sao không nhận được xu nào từ nhân vật tôi mà ông lão vẫn cảm ơn và nói: Như vậy là cháu đã cho lão rồi ?

- Theo em, nhân vật ông lão vẫn cảm ơn vì ông đã nhận được sự cảm thông từ cậu bé

Câu 4 (1,0 điểm): Hãy nhận xét ngắn gọn về nhân vật tôi trong câu chuyện trên.

- Nhân vật tôi là một nhân vật giàu lòng nhân ái, đầy lòng vị tha

28 tháng 5 2022

Câu 1: PTBĐ: Tự sự

Câu 2: Từ láy: giàn giụa, run rẩy

Câu 3: Vì ông lão đã nhận được sự quan tâm, yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ của cậu bé qua hành động lục hết túi nọ đến túi kia, run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông nói lời xin lỗi với ông.

Câu 4: Nhân vật tôi là một cậu bé thương người, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, cậu có một trái tim rất ấm áp