K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2023

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi.

- Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

- Đỗ trạng nguyên.

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến).

6 tháng 9 2023

Tham khảo!

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

– Chàng chăn bò rất giỏi: ngày nắng cũng như ngày mưa, bò con nào con nấy bụng no căng.

– Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

– Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

– Đỗ trạng nguyên (Sọ Dừa tỏ ra thông minh khác thường, ngày đêm miẹt mài đèn sách và đỗ trạng nguyên.

– Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến)

26 tháng 9 2019

- Nhắc đến đời vua Hùng thứ 18

- Yếu tố tưởng tượng kì ảo

- Thể hiện thái độ của nhân dân: ca ngợi Sơn Tinh, vị thần giúp nhân dân chống bão lụt.

- Lí giải hiện tượng mưa lũ ở miền Bắc nước ta vào mùa thu "năm năm báo oán đời đời đánh ghen".

24 tháng 3 2016

C. Có cốt lõi là sự thực lịch sử.

24 tháng 3 2016

C. Có cốt lõi là sự thực lịch sử.  

Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),…

Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu, chung quanh số phận cuộc đời những con người bất hạnh, những nhân vật tài trí thông minh hoặc khờ khạo, những nhân vật là loài vật mang tính người... Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là hấp dẫn nhất, thú vị nhất.

Truyện cổ tích là truyện cô dân gian kể về những câu chuyện tưởng tượng, thường có tính chất phiêu lưu, chung quanh số phận cuộc đời những con người bất hạnh, những nhân vật tài trí thông minh hoặc khờ khạo, những nhân vật là loài vật mang tính người... Trong đó, truyện cổ tích thần kỳ là hấp dẫn nhất, thú vị nhất.

 

18 tháng 10 2017

Truyện cổ tích  là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật. Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê.

Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả) cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu thẩm mỹ[2], một trò chơi của trí tưởng tượng.

Bên cạnh yếu tố hư cấu, tưởng tượng như một đặc điểm chủ yếu của thể loại, truyện cổ tích vẫn bộc lộ sự liên hệ với đời sống hiện thực, thông qua những đặc điểm về nội dung,ngôn ngữ, tính chất của cốt truyện, motip, hình tượng nghệ thuật v.v. Nhiều truyện cổ tích xuất xứ từ xa xưa phản ánh được các quan hệ xã hội nguyên thủy và các biểu tượng,tín ngưỡng vật tổ, tín ngưỡng vạn vật hữu linh. Trong khi đó, các truyện cổ tích hình thành giai đoạn muộn hơn, như thời phong kiến, thường có những hình tượng vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa. Sang thời tư bản chủ nghĩa, truyện cổ tích thường chú ý hơn đến thương nhân, tiền bạc [2] và các quan hệ xã hội liên quan đến mua bán, đổi chác, sự tương phản giàu nghèo v.v.

Về nội dung tư tưởng, truyện cổ tích thường mang tinh thần lạc quan, có hậu, trong đó kết thúc truyện bao giờ cái thiện cũng chiến thắng hoặc được tôn vinh, cái ác bị tiễu trừ hoặc bị chế giễu[2].

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc. Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.

13 tháng 12 2017

                                                                                  BÀI LÀM 1:

Ngồi thu mình trong căn buồng giam chật hẹp, Thạch Sanh rơi vào tâm trạng rối bời, suy nghĩ mông lung.

Trước nay, Thạch Sanh ta vốn sống lương thiện, chẳng hại ai bao giờ. Ấy vậy mà sao trời đất không thương lại để ta rơi vào tình trạng như hiện nay. Tưởng đâu có một người anh em cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, ai ngờ ta lại bái một kẻ bất nhân làm anh. Lí Thông ơi Lí Thông! Sao ngươi nỡ tâm hại ta đấn bước đường cùng. Hoá ra tình anh em trước nay chỉ có mình ta coi trọng thôi ư? Thật đáng buồn. Thì ra từ trước đến nay ngươi chỉ lợi dụng ta để mưu lợi cho bản thân? Việc canh miếu thần chỉ là một âm mưu thế mạng, việc giúp ta trốn hình phạt của nhà vua chỉ là trò bịp bợm để tranh công? Tất cả đều là lừa lọc và giả dối. Ta đâu phải vì muốn lập công, lĩnh thưởng mà giết chằn tinh, chẳng qua là để tự vệ và nếu vì tự vệ mà giúp nhân dân diệt trừ một mối nguy lớn âu đó cũng là việc nên làm. Chỉ xót xa một niềm, Lí Thông sống quá bac. Không còn tình anh em, hắn cũng chẳng còn tình ngưòi. Hắn chỉ vì lợi ích cá nhân mà đang tâm lấy đá lấp hang, muốn đưa ta vào chỗ chết. Hành động bỉ ổi của hắn thật đáng cho ta căm hận. May thay, thế giới rộng lớn, đường đi muôn ngả, ta nhờ có con trai vua Thủy Tề mà thoát khỏi hang đá, được xuống thuỷ phủ chơi lại còn được tặng cây đàn mang về làm bạn. Không muốn tranh giành với đời, với người, ta đã lẳng lặng quay về gốc đa xưa sinh sống. Ấy vậy mà Lí Thông kia vẫn chẳng buông tha. Hắn lại còn đem bạc vàng bỏ vào gốc đa, vu vạ bắt ta vào chốn này. Chỉ có thể là hắn. Không thể còn ai khác.

Lí Thông bạc, ta đành cam tâm, nhưng cớ sao một người con gái trong trắng, hiền lành và yếu đuối mà sao cũng quay lưng với ta. Sao nàng không lên tiếng nói rõ mọi việc trong hang đại bàng? Nàng không muốn nói hay nàng không thể nói? Chẳng lẽ trên đời này không còn ai tốt không còn chỗ cho ta dung thân hay sao? Nỗi buồn này biết tỏ cùng ai? Đàn ơi! Giờ ta chi có ngươi bầu bạn, ta chỉ có thể tin tưởng vào ngươi mà thôi!

Cây đàn như có tâm hồn, nó như thay lời Thạch Sanh ngân lên những khúc ca ai oán.

"Đàn kêu: Ai chém chằn tinh Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?

 Đàn kêu: Ai chém xà vương Đem nàng công chúa triều đường về đây

 Đàn kêu: Hỡi Lí Thông mày Cớ sao phụ nghĩa lại rày vong ân?

 Đàn kêu: Sao ở bất nhân Biết ăn quả lại quên ân người trồng?... ”


 

9 tháng 10 2021

Em tham khảo:

1. Khái niệm:

Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.

2. Nhân vật:

Nhân vật hư cấu

3. Cốt truyện:

Cốt truyện và nhân vật truyền thuyết có xu hướng bám sát lịch sử. Ðặc điểm nổi bật của cốt truyện và nhân vật cổ tích là tính hư cấu, tưởng tượng. 

4. Yếu tố kì ảo:

Để giải thích lịch sử, làm phong phú thêm nội dung

29 tháng 12 2019

mọi người trả lời giúp  mình nha