Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ
Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.
-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường
Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.
a. thể thơ : thơ năm chữ
b. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
c. Các biện pháp tu từ :
+ nhân hóa
+ so sánh
d. Đây là một đoạn trích trong bài " Ánh trăng" của Nguyễn Duy. Mở đầu, tác giả có chút gì đó xao xuyến, bâng khuâng khi mà đã lâu lắm rồi : " Từ hồi về thành phố. Quen ánh điện, cửa gương" - cuộc sống hiện đại đã làm dần trôi lãng những gì của quá khứ, để rồi khi mà nhìn thấy vầng trăng, nhà thơ thổn thức, bao cảm xúc ùa về từ cái ánh sáng mộc mạc, nguyên vẹn ấy. Hình như, trăng là người bạn thủy chung, vĩnh hằng, hai tình bạn tri kỉ mà chỉ có "ta" là người thay đổi. Phải chăng, cái tình và cái ý trong Nguyễn Du đã được bộc lộ một cách chân thành nhất, và đó cũng là cái chung của muôn người. Đó là thông điệp sâu xa mà nhà thơ muốn gửi gắm đến chúng ta " Phải biết sống đủ đầy, trọn vẹn với những ân tình xưa cũ để chúng ta được sống đủ đầy, thanh thản trong cuộc đời "
1. HCST: viết năm 1978, sau 3 năm ngày đất nước giải phóng, trích tập thơ "Ánh trăng"
➙ Trước những vật chất xa hoa, bận rộn của cuộc sống, con người dễ quay lưng với quá khứ và đánh mất bản thân mình
2. Trong 2 câu thơ: "Từ hồi về thành phố/ quen ánh điện, cửa gương" đã sử dụng biện pháp nghệ thuật hoán dụ. Nhà thơ đã tạo ra sự đối lập về hoàn cảnh sống của con người trong hiện tại với quá khứ qua hình ảnh hoán dụ "ánh điện, cửa gương"- tượng trưng cho cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khép kín, xa rời thiên nhiên để từ đó diễn tả sự đổi thay trong tình cảm của con người.
3. Câu thơ có sử dụng phép hoán dụ trong chương trình văn 9 là:
"Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"
*Nằm trong tác phẩm "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương.
4. (Bạn tham khảo ý và tự viết nhé)
- Nghệ thuật: Những hình ảnh hiện thực có ý nghĩa ẩn dụ ("đèn điện tắt", "phòng tối om") cộng 2 động từ chỉ trạng thái "thình lình","đột ngột" (từ gợi tả để miêu tả tình huống bất ngờ buộc con người phải đối mặt với vầng trăng tình nghĩa)
➙ Gợi nghĩ về những biến động bất ngờ, những nghiệt ngã của cuộc sống
➩ Mấy ai biết được chữ ngờ. Trước những tai ương cuộc sống, ta cần nỗ lực phấn đấu để vượt qua chính mình
- Hành động "bật tung cửa sổ"
➙ Thể hiện thái độ sống tích cực
➩ Hình ảnh vầng trăng tròn là một hình ảnh biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc và bao dung
➤ Trong cuộc đời, con người ta thường bị té ngã trước những cái thình lình rồi phải tự đứng dậy bằng những cái bật tung để rồi "đột ngột" nhận ra giá trị cuộc sống
(- Tình huống bất ngờ tạo nên sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng. Nơi thành phố với ánh điện cửa gương, con người ít khi chú ý đến ánh trăng, chỉ khi đèn điện tắt thì mới có dịp đối diện với nó. Và trong khoảnh khắc bất ngờ từ bóng tối bước ra ánh sáng người ta không khỏi ngỡ ngàng khi nhận ra vầng trăng tròn vẫn tỏa sáng.)
TICK CHO MÌNH VỚI NHAAA :>>
a) PTBĐ: Biểu Cảm
b+c) Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.
a, - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm
b, - Nội dung : Nói về vằng trăng
c, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa : Vầng trăng đi qua ngõ
=> Làm cho vầng trăng sinh động hơn
- Biện pháp tu từ : so sánh : Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường
=> Nhấn mạnh sự hững hờ , vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng
- Biện pháp tu từ : Liệt kê
=> Tô đậm cuộc sống hiện đại ở thành phố mà nhân vật trữ tình sống
"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường "
a. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự
b. Nêu các biện pháp nghệ thuật trong bài :
+ Nhân hóa ("Vầng trăng đi qua ngõ" )
+ So sánh ( "Như ngươi dưng qua đường" )
"Từ hồi về thành phố
quen ánh điện, cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường "
a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ:tự sự kết hợp với trữ tình
Cuộc sống hiện đại với ánh sáng chói loà của ánh điện, cửa gương đã làm lu mờ ánh sáng của vầng trăng. Tác giả đã tạo ra sự đối lập giữa hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa trong quá khứ và vầng trăng "như người dưng qua đường" trong hiện tại. Sự đối lập này diễn tả những đổi thay trong tình cảm của con người. Thủa trước, ta hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao "ở rừng", khi ấy trăng chan hoà tình nghĩa, thiên nhiên và con người gần gũi, hoà hợp. Bây giờ, thói quen cuộc sống phương tiện đủ đầy khiến ta không còn thấy trăng là tri kỉ, nghĩa tình nữa.
Gợi ý
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác đột ngột “nhận ra vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở : đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....
Đoạn thơ có hình ảnh trăng:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Tham khảo:
Ánh trăng:
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Khổ thơ thứ 2 như 1 lời nhắc nhỏ của tác giả về những năm tháng giang lao đã qua của cuocọ đời người lính gắn bó với thiên nhiên , đất nước , bình dị , hiền hậu . 1 vần lưng đã xuất hiện 1 ẩn dụ so sánh làm nổi bật chất trần trụi , chất hồn nhiên người lính những năm tháng ở rừng . Đó là cốt cách của cá anh " trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên như cây cỏ " . Trăng có vẻ vô cùng bình dị . 1 vẻ đẹp thấm nhuần chất nhân văn . Trăng tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên , trăng đã hóa vào thiên nhiên , hòa vào cây cỏ . Vầng trăng chính là biểu tượng đẹp của những năm tháng ấy , đã trở thành " vầng trăng tri kỉ " " vầng trăng tình nghĩa " ngỡ không bao giờ quên . Ấy thế mà có những thời gian tác giả tự nhủ là mình đã lãng quên cái vầng trăng tình nghĩa đó ...
Từ hồi về thành phố
Quen anh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Trước giây tác giả sống gần gũi với thiên nhiên , với sống với bể với rừng . Bây giờ thơi gian dần trôi , môi trương sống thay đổi nên lòng người đã đổi thay . Tác giả đã quen với cái nếp sống " thành phố" ấy . Quen cái " anh điện cửa gương " cũng như đã quen sống trong 1 cuộc sống đầy đủ tiện nghi và vật chất .... Cho nên dần dần cái vầng trăng ngày nào đã bị niềm vui hưởng thụ cuộc sống sung túc che khuất mất . Đúng như vậy vầng trăng tượng trưng cho những tháng năm gian khổ Đó là tình đồng chi được hình thành trong những năm tháng chiến tranh . Nhưng giờ đây hòa bình lập lại lòng người đổi thay là chuyện thường tình . Bởi thế người đời thường nhắc nhau
Ngọt bùi nhớ nhé đắng cay
Nhưng bây giờ vầng trăng không còn chiếm giữ vị trí nào trong tim tác giả nữa. Bằng biện pháp nhân hóa vầng trăng " vầng trăng đi qua ngõ " làm nỗi bật lên điều đó . Hằng đêm trăng vẫn cứ đi . Vẫn mang chút anh sáng nhỏ nhoi vào bầu trời đêm tối . Vậy mà tác giả đã bị cuộc sống xa hoa làm mờ mắt . Không còn nhớ đến trăng nữa .Giọng thơ như giãi bày tâm sự lúc trước , nhà thơ tự trò chuyện với mình . Chất trữ tình cảu thơ ca trờ nên sâu lắng chân thành . Rồi bất chợt duyên số đến . Tác giả đã gặp lại cái vầng trăng tình nghĩa
Bếp lửa:
Một đứa con xa quê hương, một đứa cháu xa bà luôn luôn thường trực trong nỗi nhớ về “Bếp lửa” – về tình yêu ấm nồng tưởng như cái lạnh cái cô đơn ở quê người cũng đôi chút vợi đi vậy. Nhưng nhớ về cái “Bếp lửa” phải chăng cũng đồng nghĩa với việc nhớ quê nhà, nhớ về bà đồng nghĩa với việc nhớ về tổ ấm gia đình với niềm vui sum họp.
“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà. Niềm vui trăm ngã
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
Trong tình cảm của bà có tình cảm của đất nước, tác giả nhớ đến tình bà cũng là nhớ đến đất nước quê hương. Có người từng nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Nói như vậy có nghĩa là tình cảm của bà trở nên lòng yêu Tổ quốc là một ẩn dụ của tình cảm của đất nước dành cho những người xa quê. Hành trình từ “Bếp lửa” đến “Bếp lửa” là hành trình của giọt nước hoà vào suối và đổ ra sông… Càng ngày càng thiêng liêng, cao cả. “Bếp lửa” là một dòng hồi tưởng “chờn vờn”, “nồng đượm”, rực sáng mãi không thôi trong lòng những người dù chỉ đến với nó một lần. Làm sao chúng ta sống lại tuổi ấu thơ cảm động bên người bà yêu dấu với tình thương bao la, sâu đậm ở một miền quê còn nhiều đau khổ. Một ngọn lửa mãnh liệt như vậy liệu có bao giờ vụt tắt được chăng?
Câu 4 giống hệt đề tỉnh mình.
Câu 4.
Nhắc đến Sa Pa, ta nghĩ ngay đến một khu du lịch nghỉ mát lớn của cả nước. Và vì thế, nhắc đến Sa Pa là nhắc đến sự nghỉ ngơi, hưởng thụ. Nhưng với "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long đã cho ta biết đến một Sa Pa hoàn toàn ngược lại: Sa Pa với những con người đang miệt mài lao động ngày đêm cống hiến cho đất nước. Nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm là một người tiêu biểu trong số đó. Anh đã để lại trong lòng người đọc một niềm yêu mến và cảm phục sâu sắc.
Không yêu mến, cảm phục sao được một con người cởi mở, thân thiện, ngăn nắp... và đặc biệt là say mê, yêu quý và có trách nhiệm với công việc của mình như thế!
Mở đầu tác phẩm, anh hiện lên qua câu chuyện của bác lái xe với người họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Đó là một thanh niên hai mươi bảy tuổi, một mình làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao hơn hai ngàn mét. Nhưng trước hết, điều gây ấn tượng mạnh cho độc giả là chuyện "thèm người" của anh chàng "cô độc nhất thế gian" kia. Không phải anh ta "sợ người" mà lên làm việc ở đây, trái lại, anh ta từng chặt cây ngáng đường ngăn xe dừng lại để được gặp người "nhìn trông và nói chuyện một lát".
Lên đỉnh Yên Sơn, người họa sĩ và cô kĩ sư được gặp một con người "tầm vóc nhỏ bé, nét mặt rạng rỡ". Anh ta sống trong "một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm. Cuộc đời riêng của anh thanh niên thu gọn lại một góc trái gian với chiếc giường con, một chiếc bàn học, một giá sách". Sự cô độc không làm anh trở nên cộc cằn, cẩu thả. Trái lại, nó càng làm nổi bật những đức tính hiếm có ở chàng trai trẻ này. Một cuộc sống giản dị, ngăn nắp của một người yêu đời, say mê công việc và không có vẻ gì của sự buồn chán. Anh nồng nhiệt chào đón những người khách bất ngờ của mình; cởi mở giới thiệu về công việc, ngợi ca những người bạn cũng đang say mê miệt mài với công việc ở Sa Pa. Lòng yêu người của anh đã được thể hiện phần nào ở những chi tiết trước đó: đào củ tam thất biếu vợ bác lái xe, "thèm người" đến mức hạ cây ngang đường để xe dừng lại mà nói chuyện với mọi người dăm ba phút... nhưng những người khách mới vẫn không khỏi xúc động về những gì anh mang tới cho họ. Khi hai người khách trở về, ngoài những quả trứng "của nhà có được" anh còn tặng họ cả những bông hoa rực rỡ. Hoá ra anh cũng vô cùng mộng mơ và lãng mạn!
Nhưng không dừng lại ở đó, anh tiếp tục khiến người đọc cảm động, ngạc nhiên và khâm phục về những gì anh nghĩ về công việc và những gì anh đã làm đã hiến dâng cho cuộc sống.
Anh là một chàng thanh niên, đã hai mươi bảy tuổi nhưng chưa có người yêu. Anh chấp nhận rời xa cuộc sống đô thị ồn ào, rời xa gia đình để gắn bỏ với công việc. Một công việc phức tạp, vất vả: "đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu". Qua những lời tâm sự của anh về công việc ta đã phần nào hình dung được sự khó khăn, nguy hiểm của công việc. Chẳng những phải dậy đúng giờ "ốp" - vốn vẫn rất thất thường - mà phải đối mặt với những khắc nghiệt của thời tiết của thiên nhiên: gió, bão, tuyết, hoang thú,... Và đáng sợ hơn nữa là sự cô độc. Cùng với áp lực công việc, cái đó có thể giết chết con người bằng bệnh trầm cảm, tự kỉ nhưng anh thanh niên đã chiến thắng tất cả để giữ được một trái tim ấm áp, một tinh thần lạc quan, yêu đời. Anh triết lí về công việc của mình: "khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?". Được làm việc có ích đối với anh thế là niềm vui. Hơn nữa công việc của anh gắn liền với công việc của bao anh em đồng chí khác ở những điểm cao hơn hoặc thấp hơn. Người hoạ sĩ đã thấy bối rối khi bất ngờ được chiêm ngưỡng một chân dung đẹp đẽ đến thế: "bắt gặp một con người như anh là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài". Còn cô kĩ sư, với cô cuộc sống của người thanh niên là "cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp", anh mang lại cho cô "bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên". Và người đọc, chắc hẳn cũng có những cảm nhận như thế về nhân vật đặc biệt này.
Cùng với những người kĩ sư trồng rau, nhà khoa học nghiên cứu sét,... anh thanh niên đã trở thành biểu tượng cho những con người đang hăng say lao động cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Ra đời năm 1970, giữa lúc miền Bắc đang hăng say sản xuất để chi viện cho miền Nam đánh Mĩ, nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" đã thực sự trở thành biểu tượng cho những anh hùng lao động đồng thời động viên, cổ vũ tinh thần lao động, sản xuất của nhân dân miền Bắc.
Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn của Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh của anh đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục noi gương để đi theo bước chân dũng cảm, cao đẹp của cha anh ngày trước.
Tham khảo:
Câu 3:
Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kĩ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người. Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi? Trước hết, , xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc , giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác. Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống.Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lí do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đỗi lỗi lầm vừa qua.