K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 3 2021

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

4 tháng 5 2018

Lời giải:

Để tập trung quyền lực vào trong tay hoàng đế, vua Lê Thánh Tông đã bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành kể cả tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua là 6 bộ đứng đầu là các thượng thư.

Đáp án cần chọn là: A

Chú ý

Tuy nhiên, hạn chế của chính sách này là nhà vua phải làm việc nhiều hơn, tất cả công việc vua đều thông qua, kể cả chỉ huy quân đội.

1. Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?2. Thời Lê sơ, cả nước chia làm mấy bộ?3. Cơ quan “Ngự sử đài” làm nhiệm vụ gì?4.  Thời vua Lê Thánh Tông, việc trông coi các đạo có điểm gì mới ?5. Quân đội thời Lê sơ thực hiện chính sách gì?6. Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”?7. Bộ...
Đọc tiếp

1. Bộ máy chính quyền thời Lê Sơ được hoàn chỉnh nhất dưới thời vua nào?

2. Thời Lê sơ, cả nước chia làm mấy bộ?

3. Cơ quan “Ngự sử đài” làm nhiệm vụ gì?

4.  Thời vua Lê Thánh Tông, việc trông coi các đạo có điểm gì mới ?

5. Quân đội thời Lê sơ thực hiện chính sách gì?

6. Ai là người căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ”?

7. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?

8. Điểm mới và tiến bộ của bộ “Luật Hồng Đức” là gì?

9. Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

10. Để nhanh chóng hồi phục công nghiệp, Lê Thái Tổ đã cho bao nhiêu lính về quê làm nông nghiệp sau khi chiến tranh?

11.  Phép “Quân điền” là gì?

12.  Chức quan “ Hà đê sứ” thực hiện nhiệm vụ gì?

13.  Vì sao nhà Lê quan tâm bảo vệ đê điều?

14. Vì sao dưới thời Lê sơ lượng nô tì giảm dần?

15. Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì?

 

9
15 tháng 3 2022

tách nhỏ ra

15 tháng 3 2022

tách ra ;-;

14 tháng 3 2022

C

14 tháng 3 2022

c

2 tháng 3 2017

 - Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo, Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo).

    - Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.

16 tháng 5 2022

Tham khảo

 

* Nhà nước:

– Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, tinh giản và hoạt động có hiệu quả, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. ⇒ Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

– Vua Lê Thánh Tông đã sáng tạo một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

– Bộ luật Hồng Đức là bộ luật nổi bật, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

– Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, nông dân, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh tinh thần nhân đạo, tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”  của vua Lê Thánh Tông

16 tháng 5 2022

Tham khảo:

Những vai trò của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và luật pháp:

* Bộ máy chính quyền:

- Xây dựng một bộ máy nhà nước thống nhất, khá gọn gàng, tinh giản và hoạt động có hiệu lực, đảm bảo sự chỉ đạo và tập trung quyền lực của trung ương. => Tăng cường tính chuyên chế của triều đình trung ương.

* Luật pháp:

- Vua Lê Thánh Tông đã đóng góp vào lịch sử dân tộc một bộ luật tiến bộ mang tên Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

- Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc biệt trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam.

- Mặc dù mang bản chất giai cấp phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, người tàn tật,… Đặc biệt là một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số, điều này phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia,…

 

13 tháng 5 2016

Câu 1: + Nguyên nhân dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là: 

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp. Vua Lê chỉ là cái bóng mờ trong cung cấm. Quan lại đục khoét nhân dân.

-Ruộng đất bị quan lại, địa chủ lấn chiếm. Hạn hán mất mùa liên tiếp xảy ra, công thương nghiệp sa sút, chợ phố điêu tàn.

-Những năm 40 thế kỉ XVIII,nông dân chết đói, phiêu tán khắp nơi. Cuộc sống đó đã thúc đẩy nông dân bùng lên khởi nghĩa.

+ Một vài cuộc khởi nghĩa tiêu biểu:

-Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng(1737) nổ ra ở Sơn Tây.

-Khởi nghĩa Lê Duy Mộc(1738-1770) hoạt động từ Thanh Hóa đến Nghệ An.

- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cần(1741-1751) xuất phát từ Đồ Sơn lên Kinh Bắc với khẩu hiệu "lấy của giàu chia dân nghèo".

-Khởi nghĩa Hoàng Công Chất(1739-1761) hoạt động ở đồng bằng sau chuyển lên Tây Bắc được nhân dân hết lòng ủng hộ.

+Ưu điểm các cuộc khởi nghĩa: Tuy các phong trào thất bại nhưng đã làm cho cơ đồ họ Trịnh bị lung lay.

+ Khuyết điểm các cuộc khởi nghĩa: Diễn ra không cùng một lúc, không phát huy được sức mạnh dân tộc.

- Vậy thì chúng ta nên cố gắng tổ chức các cuộc tấn công mang tính đoàn kết hơn,tập hợp lực lượng và đành tan quân xâm lược.

Câu 2: 

- Sau chiến thắng Lê Lợi lên ngôi hoàng đế (1428)-Lê Thái Tổ.

-Khôi phục quốc hiệu là Đại Việt.

-Đứng đầu nhà nước là vua nắm mọi quyền hành. Giúp vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại,Hộ,Lễ,Binh,Hình,Công. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên cách: Hàn lâm viện,Quốc sử viện,Ngự sử đài....

-Thời Lê Thánh Tông cả nước chia thành 13 đạo thừa tuyên. Mỗi đạo có 3 ti phụ trách 3 mặt: đô ti,thừa ti,hiến ti.

-Dưới đạo là phủ,châu,huyện,xã.

4 tháng 10 2019

Lời giải:

Thời vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới gọi là Quốc triều hình luật (luật Hồng Đức).

Đáp án cần chọn là: D

Chú ý

Đến thế kỉ XVII-XVIII, bộ Quốc triều hình luật được bổ sung, sửa đổi ít nhiều và được ban hành với tên gọi là Lê triều hình luật

20 tháng 1 2017

1.

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương

◦ Các đơn vị hành chính và bộ máy chính quyền cấp xã được tổ chức chặt chẽ .



20 tháng 1 2017

2.

- Những đóng góp của vua Lê Thánh Tông :
◦ Vua Lê Thánh Tông là người có công đóng góp làm cho bộ máy nhà nước Ngày càng đầy đủ và chặt chẽ hơn thời vua Lê Thái Tổ (vua Lê Thái Tổ và vua Lê Nhân Tông chia nước làm 5 đạo ,Lê Thánh Tông chia nước làm 13 đạo)

◦ Vua Lê Thánh Tông là người soạn thảo và ban hành Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức). Đây là bộ luật đầy đủ và tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến Việt Nam.



6 tháng 5 2021

Là vua thứ 5 triều Lê. Sinh năm 1442 và mất năm 1497. Lê Thánh Tông ở ngôi 38 năm đặt niên hiệu là Quang Thuận (1460-1469) va Hồng Đức (1470-1497).

Các sĩ giả xưa nay đều ca ngợi vua Lê Thánh Tông là một người thông minh, chăm học, tinh thông kinh sử, thi ca, nhạc họa; là một bậc thánh đế "tư trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược".

Thời đại Hồng Đức là thời đại hoàng kim của Đại Việt: được mùa liên tiếp, trăm họ ấm no, cùng câu ca thái bình. Bộ luật Hồng Đức, bộ Đại Việt sử kí toàn thư, Hồng Đức quốc âm thi tập v.v… là thành tựu rực rỡ của triều đại Lê Thánh Tông

Lê Thánh Tông đã sáng lập hội Tao Đàn, gồm có 28 văn thần ( gọi là nhị thập bát tú ) do vua đứng đầu gọi là Tao Đàn đô nguyên súy. Hội Tao Đàn tổ chức nhiều cuộc xướng họa ngâm vịnh, để lại nhiều tập thơ, tiêu biểu nhất là : Hồng Đức quốc âm thi tập. Riêng vua Lê Thánh Tông để lại nhiều thơ chữ Hán và chữ Nôm, góp phần phát triển nền thi ca dân tộc và nền văn hiến Đại Việt.


thông cảm nha