K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 5 2021

Trong cuộc sống xã hội hiện đại, mỗi người có một khả năng, một sự hiểu biết và một hướng đi cho cuộc đời mình. Mỗi khả năng ấy sẽ mang đến thành công cho cuộc đời bạn nhưng nếu bạn không biết vận dụng khả năng của mình bạn có thể thất bại. Khi thất bại có nghĩa là bạn sẽ kém hơn người khác và khi ấy rất có thể tính đố kỵ sẽ xuất hiện. Đố kị là một đức tính xấu của con người. Những người có lòng đố kị thường tỏ ra khó chịu khi thấy người khác thành công hơn mình. Tính đố kỵ có nhiều biểu hiện khác nhau như là cảm giác bực bội, tức tối khi thấy người khác hơn mình, là ghen ghét khi thấy người khác giỏi hơn mình. Thậm chí, người đố kị còn đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh và luôn tìm cách làm hại người tốt hơn, giỏi hơn. Có thể nói tính đố kỵ xuất phát từ sự thiếu tự tin, mặc cảm, tự ti nhưng khi thể hiện ở bên ngoài lại luôn tự cao tự đại cho rằng mình chỉ là không may mắn mà thôi. Xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của bản thân và ghen tị với thành công của người khác. Khi mang trong mình tính đố kị người ấy sẽ luôn cảm thấy mình kém cỏi, thua thiệt và có khi còn cảm thấy đau, không được thanh thản. Người có tính đố kỵ sẽ ít có thời gian để nhận ra và hưởng thụ những điều tốt đẹp trong cuộc sống của chính mình. Con người đố kị sống không thoải mái, không vô tư thanh thân được. Bên cạnh đó đố kỵ còn phá hoại mối quan hệ giữa người với người, cản trở con người phát triển tài năng, năng lực của bản thân mình và của người khác. Chính vì vậy mỗi người chúng ta phải biết nhận thức lòng đố kỵ là một tính xấu cần loại bỏ nó ra trong cuộc sống. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui và san sẻ với thành công của người khác - Hãy cạnh tranh lành mạnh. Hãy cố gắng nỗ lực và coi đó là động lực vươn lên. Có như thế, mỗi người mới có thể tự hoàn thiện chính mình, xã hội mới hòa bình, yên ổn. Mỗi học sinh khi còn ngồi trên ghế nhà trường hãy tự xác định cho mình một hướng đi tốt đẹp trong cuộc đời để từ đó phát huy hết khả năng, sở trường của mình giúp cho việc học tập và thi cử trở nên thuận lợi hơn và thành công hơn về sau này.

14 tháng 4 2022

Mở đoạn :

+ Nếu có ai hỏi tôi rằng :" Chúng ta có cần phải sống vừa lòng tất cả mọi người không? " . Tôi sẽ đáp lại không vì ta không cần phải làm vậy , việc này chỉ tốn thời gian và gây mệt mỏi cho ta , sao chúng ta phải làm vừa lòng thiên hạ trong khi chúng ta không biết làm bản thân , gia đình .

Thân đoạn:

+ Mẹ tôi bảo:

“Con sống không nhất thiết phải làm vừa lòng tất cả bạn bè, và chắc chắn tất cả bạn bè không bao giờ hài lòng hết về con, dù con có làm gì đi nữa. Nhưng con cũng đừng sống để bạn bè phải chọn cách xa lánh con."

+ Quả thực đúng như thế , mình không cần làm vừa lòng bạn bè nhưng cũng không được sống tệ  , tồi đến mình bạn bè phải xa lánh  mình .

+ lời khuyên 2 mặt thật sâu và thấm . Nó làm cho em ngộ ra một chân lý không thể chối cãi , nó hiện lên sự thực tế trong quan hệ giữa người với người ở xã hội ngày nay .

+ Mưu cầu sự vui vẻ của mọi người  , hạ thấp giá trị bản thân để làm vừa lòng bạn bè ?. Tại sao vậy ?

+ Trong cuộc sống hiện nay , có rất nhiều người như thế , có thể là học rụt rè họ không muốn làm phật ý bất kỳ ai nhưng liệu điều đó có làm cho mọi người tôn trọng họ hơn ? .

- > Chắc chắn là không bởi con người ta đó giờ chưa biết đủ là gì nếu bạn cứ cống hiến những gì đã có của bản thân mình  . Hay phải chăng , một ngày nào đó họ sẽ nhận ra được giá trị con người mình hay hiểu được lời nói kia mà thay đổi .

+ Mong tất cả mọi người sớm nhìn nhận lại con người mình , liệu mình có đang quá cố gắng làm vừa lòng người khác hay không?

+ Chúng ta cần thay đổi bản thân , nhìn lại bản thân để ngày một phát triển giá trị và tinh thần của ta . 

Kết đoạn :

- Khẳng định lại vấn đề bằng những nhận định chắc chắn của mình.

14 tháng 12 2023

Phép tu từ điệp ngữ: cũng đừng.

Tác dụng: tăng tính thuyết phục truyền tải thông điệp không nên nản  lỏng, suy nghĩ tiêu cực khi lỡ thất bại. Đồng thời tạo điểm nhấn, nổi bật nội dung câu văn, tính liên kết, mạch lạc giữa các ý trong câu cao hơn. Từ đó tăng giá trị diễn đạt nội dung, hình thức cho câu văn hấp dẫn người đọc hơn.

14 tháng 12 2023

Biện pháp điệp cấu trúc "cũng đừng". Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình biểu đạt cho đoạn văn.

- Tạo nhịp điệu nhanh dồn dập, dứt khoát để thuyết phục bạn đọc về thông điệp được truyền tải trong đoạn văn.

- Cho chúng ta thấy giá trị của sự thất bại. Đừng vì thất bại khiến bản thân nản lòng và bỏ cuộc dễ dàng và đánh mất những cơ hội để phát triển.

- Tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp từ bỏ những suy nghĩ tiêu cực về thất bại mà hãy coi đó là động lực để tiến bước.