Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc sách, tôi rất thích một câu nói của nhà văn người Úc: "Không có gì là hoàn hảo, có chăng chỉ là sự đề cao mà thôi". Đúng, thử hỏi trong chúng ta có ai dám tự nói mình chưa mắc lỗi dù chỉ một lần không? Tôi cũng vậy, có lẽ tôi không thể quên lỗi lầm mình gây ra hôm đó, khiến người tôi yêu quý nhất – mẹ tôi, buồn lòng...
Hôm ấy, đất dát vàng ánh nắng, trời mát dịu, gió khẽ hôn lên má những người đi đường. Nhưng nó sẽ là ngày tuyệt đẹp, nếu tôi không có bài kiểm tra khoa học tệ hại đến như vậy, hậu quả của việc không chịu ôn bài. Về nhà, tôi bước nhẹ lên cầu thang mà chân nặng trĩu lại. Tôi buồn và lo vô cùng, nhất là khi gặp mẹ, người tôi nói rất chắc chắn vào tối qua: "Con học bài kỹ lắm rồi". Mẹ đâu biết khi mẹ lên nhà ông bà, ba đi công tác, tôi chỉ ngồi vào bàn máy tính chứ nào có ngồi vào bàn học, bởi tôi đinh ninh rằng cô sẽ không kiểm tra, vì tôi được mười điểm bài trước, nào ngờ cô cho làm bài kiểm tra mười lăm phút. Chả lẽ bây giờ lại nói với mẹ: "Con chưa học bài hôm qua" sao? Không, nhất định không. Đứng trước cửa, tôi bỗng nảy ra một ý "Mình thử nói dối mẹ xem sao". Nghĩ như vậy, tôi mở cửa bước vào nhà. Mẹ tôi từ trong bếp chạy ra. Nhìn mẹ, tôi chào lí nhí "Con chào mẹ". Như đoán biết được phần nào, mẹ tôi hỏi: "Có việc gì thế con"? Tôi đưa mẹ bài kiểm tra, nói ra vẻ ấm ức: Con bị đau tay, không tập trung làm bài được nên viết không kịp"... Mẹ tôi nhìn, tôi cố tránh hướng khác. Bỗng mẹ thở dài! "Con thay quần áo rồi tắm rửa đi!". Tôi "dạ" khẽ rồi đi nhanh vào phòng tắm và nghĩ thầm: "Ổn rồi, mọi việc thế là xong". Tôi tưởng chuyện như thế là kết thúc, nhưng tôi đã lầm. Sau ngày hôm đó, mẹ tôi cứ như người mất hồn, có lúc mẹ rửa bát chưa sạch, lại còn quên cắm nồi cơm điện. Thậm chí mẹ còn quên tắt đèn điện, điều mà lúc nào mẹ cũng nhắc tôi. Mẹ tôi ít cười và nói chuyện hơn. Đêm đêm, mẹ cứ trở mình không ngủ được. Bỗng dưng, tôi cảm thấy như mẹ đã biết tôi nói dối. Tôi hối hận khi nói dối mẹ. Nhưng tôi vẫn chưa đủ can đảm để xin lỗi mẹ. Hay nói cách khác, tôi vẫn chưa thừa nhận lỗi lầm của mình. Sáng một hôm, tôi dậy rất sớm, sớm đến nỗi ở ngoài cửa sổ sương đêm vẫn đang chảy "róc rách" trên kẽ lá.
Nhìn mẹ, mẹ vẫn đang ngủ say. Nhưng tôi đoán là mẹ mới chỉ ngủ được mà thôi. Tôi nghĩ: Quyển "Truyện về con người" chưa đọc, mình đọc thử xem". Nghĩ vậy, tôi lấy cuốn sách đó và giở trang đầu ra đọc. Phải chăng ông trời đã giúp tôi lấy cuốn sách đó để đọc câu chuyện "lỗi lầm" chăng ! "...Khi Thượng đế tạo ra con người, Ngài đã gắn cho họ hai cái túi vô hình, một túi chứa lỗi lầm của mọi người đeo trước ngực, còn cái túi kia đeo ở sau lưng chứa lỗi lầm của mình, nên con người thường không nhìn thấy lỗi của mình". Tôi suy ngẫm: "Mình không thấy lỗi lầm của mình sao?". Tôi nghĩ rất lâu, bất chợt mẹ tôi mở mắt, đi xuống giường. Nhìn mẹ, tự nhiên tôi đi đến một quyết định: Đợi mẹ vào phòng tắm, rồi lấy một mảnh giấy nắn nót đề vài chữ. Mẹ tôi bước ra, tôi để mảnh giấy trên bàn rồi chạy ù vào phòng tắm. Tôi đánh răng rửa mặt xong, đi ra và... chuẩn bị ăn bữa sáng ngon lành do mẹ làm. Và thật lạ, mảnh giấy ghi chữ: "Con xin lỗi mẹ" đã biến đâu mất, thay vào đó là một chiếc khăn thơm tình mẹ và cốc nước cam. Tôi cười, nụ cười mãn nguyện vì mẹ đã chấp nhận lời xin lỗi của tôi.
Đến bây giờ đã ba năm trôi qua, mảnh giấy đó vẫn nằm yên trong tủ đồ của mẹ. Tôi yêu mẹ vô cùng, và tự nhủ sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa. Tôi cũng rút ra được bài học quý báu: Khi bạn biết xin lỗi bố mẹ, bạn sẽ có nhiều hơn một thứ bạn vẫn đang có, đó là tình thương.
"Từ thuở sinh ra tình mẫu tử
Trao con ấm áp tựa nắng chiều".
Những tấm lòng bao dung, nhân hậu của các cụ già, người khuyết tật, người nghèo đã lan tỏa đến cả thế hệ măng non. Ở nhiều địa phương, các em thiếu niên, nhi đồng cũng có những hành động thiết thực đóng góp cho công tác phòng, chống dịch. Em Nguyễn Ngọc Ánh, học sinh lớp 7, Trường THCS Vĩnh Tường, ở thôn Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường đã mang con lợn tiết kiệm của mình với số tiền 1.036.000 đồng tới UBND xã Cao Đại để ủng hộ địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19. Đây là số tiền do Ngọc Ánh cùng em gái tiết kiệm tiền ăn sáng, tiền tiêu vặt của mình trong hơn một năm qua. Thông qua các chương trình thời sự, hệ thống truyền thanh của thôn, xã và sau khi biết được tấm gương trong xã có bác Cường (là người cao tuổi bị khuyết tật) cũng đã tham gia ủng hộ phòng, chống dịch, em Ánh đã quyết định cùng em gái đập lợn, dùng hơn một triệu đồng tiền tiết kiệm để ủng hộ công tác phòng, chống dịch ở địa phương. Hay các em học sinh trường tiểu học Tam Quan (Tam Đảo); Đống Đa, Định Trung (Vĩnh Yên) đã ủng hộ số tiền gần 3 triệu đồng...
Những tấm lòng nhân ái tràn đầy yêu thương, sẻ chia với cộng đồng của các cụ già, em nhỏ, người nghèo, người khuyết tật đã thắp lên niềm tin, góp sức cho cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19. Những tấm gương sáng, những tấm lòng nhân ái đó rất đáng được hoan nghênh và cần được khuyến khích, lan toả sâu rộng hơn nữa trong cộng đồng
a) Cảnh khuya
-Tự sự : kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và việc bác chưa ngủ
-Miêu tả : miêu tả tiếng suối, trăng , cây ở rừng Việt Bắc
_Ý nghĩa : làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước ( t/cảm , cảm xúc tác giả muốn gửi gắm)
b)Tuổi thơ im lặng ( Duy khán)
_tự sự : kể về việc bố ngâm chân , đi làm từ sáng => khuya
Miêu tả : MT bàn chân bố , công việc của bố
Cảm nghĩ : về đôi bàn chân
_ Không có các yếu tố tự sự và miêu tả thì tác giả sẽ không bộc lộ được tình cảm của mình , vì không có đối tượng để tác giả gửi gắm cảm xúc
c) Mục đích
_ Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc
_ Tự sự , miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ ko nhằm mục đích kể , tả lại sự việc , phong cảnh
Chúc bạn học tập vui vẻ!
b) - Miêu tả : Bàn chân bố
- Tự sự : Bố đi sớm về khuya - Buổi tối ngâm chân vào nước muối
=> Ở đây , niềm hồi tưởng đã chi phối việc miêu tả và tự sự . Miêu tả trong hồi tưởng đã giúp bộc lộ cảm xúc của người con với người cha , đó là thương cuộc đời vất vả lam lũ của bố .
c) Tự sự và miêu tả trong bài văn biểu cảm góp phần khắc họa rõ nét tình cảm , cảm xuc và khơi gợi được tình cảm ở nơi người đọc . Tuy nhiên , trong bài văn biểu cảm tự sự và miêu tả chỉ nhằm khêu gợi cảm xúc , do cảm xúc chi phối chứ k nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đầy đủ sự việc , phong cảnh
chúc bn hok tốt ! ^^
- Miêu tả : + ngón chân : khum khum bám vào đất
+ gan bàn chân : xám xịt , lổ rỗ , khuyết 1 miếng
+ mu bàn chân : móc trắng , bong da , . . .
=> cho thấy người con rất thương bố
- Tự sự : kể về công việc hàng ngày của bố
=> biểu cảm công việc của bố rất vất vả
Tác dụng : làm chô tình cảm của người con dành cho bố thêm cụ thể , sâu sắc hơn .
Nhớ LIKE nhé !
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có nhưzng yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
a. Tự sự: kể về việc ngắm cảnh đêm trăng và về việc Bác chưa ngủ.
Miêu tả: miêu tả tiếng suối, trăng, cảnh núi rừng Việt Bắc.
Ý nghĩa: làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và lòng yêu nước.
b. Tự sự: kể về việc bố ngâm chân, đi làm từ sáng đến khuya.
Miêu tả: chân của bố, công việc bố làm.
Cảm nghĩ: về bàn chân bố.
Nếu không có những yếu tố tự sự, miêu tả thì những tình cảm của tác giả đã khoing thể được bộc lộ. Các yếu tố này lgiúp cho tác giả thể hiện caem xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài văn thêm đặc sắc hơn.
c. Gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm cảm xúc.
Tự sự, miêu tả nhằm khơi gợi cảm xúc, do cảm xúc chi phối chứ không nhằm mục đích kể lại, tả lại sự việc, phong cảnh.
Tuổi thơ của tôi được lớn lên từ dòng sữa ngọt ngào của mẹ, từ lời ru tha thiết của bà và từ những câu chuyện cổ tích li kì của ông… Thời thơ ấu ấy còn được đong đầy bằng những kỉ niệm khó phai mờ. Trong đó, kỉ niệm về một lần mắc lỗi với mẹ khiến tôi nhớ mãi và đọng lại nhiều bài học sâu sắc.
Hồi ấy, tôi là một đứa bé lớp năm và cũng giống như bao bạn bè cùng trang lứa khác tôi rất thích đọc truyện tranh. Đó không chỉ là sở thích mà đã trở thành lạc thú của bản thân, tôi có thể ngồi “ghiền” truyện từ sáng đến chiếu thậm chí là quên ăn, quên ngủ. Những bộ truyện kinh điển của tuổi thiếu nhi như “Doremon”, “Shin- cậu bé bút chì”, “Tí quậy”, … luôn hấp dẫn tôi một cách lạ kì. Bởi lẽ quá say mê với thế giới nhân vật kì ảo và thú vị mà việc học tập của tôi sa sút trông thấy, lười làm và ôn bài. Mặc dù bố mẹ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng tôi vẫn cứng đầu không nghe, đâu lại đóng đấy.
Buổi sáng thứ hai đẹp trời, tôi cùng đứa bạn thân tung tăng đến trường. Những tia nắng sáng sớm vàng như rót mật lên cành lá, như những đứa trẻ tinh nghịch nhảy nhót khắp nơi. Hít thở khí trời thanh khiết, tôi cảm thấy thoải mái và sảng khoái. Bỗng nhiên Lan quay sang hỏi tôi:
Vy ơi, ở siêu thị đang mở hội sách đấy. tớ thấy họ quảng cáo rất nhiều, đặc biệt là truyện tranh.
Tôi quay sang, mắt bừng sáng và đầy ngạc nhiên:
Thật á cậu. vậy thì chắc chắn tớ phải mua hết bộ Tí Quậy. Tớ ước mơ có nó từ lâu rồi.
Thế nhưng tôi lại không đủ tiền mua. Sau một hồi vò đầu bứt tai suy nghĩ, tôi quyết định sẽ xin tiền mẹ. Trưa hôm ấy tôi về nhà từ rất sớm để giúp mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Trong bữa cơm, mẹ rất vui vẻ và hài lòng về tôi, khuôn mặt đã có vài nếp nhăn vì cuộc sống bươn trải nở nụ cười tươi như hoa. Tôi ngập ngừng nói:
Mẹ… mẹ ơi… mẹ cho con hai trăm nghìn để mua truyện Tí Quậy với ạ. ở hội sách đang có khuyến mại nên phải tranh thủ cơ hội có một không hai này mẹ ạ.
Mặt mẹ nhăn lại, mẹ nhẹ nhàng nói:
Bây giờ con nên hạn chế đọc truyện để tập trung học tập đi, dạo này con sa sút lắm đấy. Hơn nữa con cũng có nhiều truyện rồi mà, cuối cấp nên chăm chỉ học tập Vy ạ.
Năn nỉ mãi mẹ cũng không đồng ý cho, tôi phũng phịu bỏ cơm, vào phòng đóng rầm cửa lại. Tôi thầm nghĩ “Nhất định mình phải sở hữu bộ truyện này. Và đây là cơ hội ngàn năm có một nên phải tranh thủ chứ”. Nghĩ vậy nhưng một câu hỏi khác lại choáng ngợp suy nghĩ: “Nhưng bây giờ lấy tiền đâu để mua nhỉ. Mình thì không có còn mẹ thì không cho”. Sau một hồi dằn vặt tôi quyết định lấy tiền của mẹ và tự an ủi: “Thôi mình lấy tiền rồi tết trả có sao đâu”. Buổi chiều hôm ấy chờ mẹ đi làm, tôi rón rén xuống nhà mở tủ, nhẹ nhàng rút lấy tờ hai trăm nghìn và đi khuôn một đống truyện về trong niềm thèm khát bấy lâu được thỏa mãn.
Buổi tối, đang say sưa đọc truyện với những tình huống hài hước thì mẹ cất tiếng gọi vọng lên phòng tôi:
Vy ơi, xuống đây mẹ hỏi một tẹo nào.
Tôi cảm thấy hơi chột dạ và lo lắng nhưng lại tự an ủi: “chắc không phải việc đấy đâu. Mẹ làm gì có nhìn thấy mẹ lấy tiền”. Tôi chạy xuống thấy phòng mẹ bừa bộn, đồ đạc lật tung, vứt lộn xộn. Nhìn mẹ có vẻ đang tức giận, mẹ quay sang hỏi:
Con có lấy tiền của mẹ để trong tủ không. Hôm nọ mẹ bỏ vào đủ mà giờ lại bị mất hai trăm nghìn. Tiền này bây giờ mẹ đang cần gấp.
Chân tay tôi bắt đầu run run, tim đập nhanh hơn nhưng cố lấy lại bình tĩnh, tôi đáp:
Con làm gì có biết tiền nào của mẹ. Chiều qua con sang nhà cái Lan chơi cơ mà.
Mẹ quay đi thở dài, nét mặt tỏ rõ sự buồn bã. Thấy mẹ không nói gì, tôi cũng nhanh chóng đi lên phòng. Cầm quyển truyện yêu thích trên tay nhưng tôi không thể nào đọc được. Hiển hiện trước mắt là ánh mắt ngập tràn thất vọng và buồn rầu của mẹ. Tôi lên giường, đắp chăn, trằn trọc không sao ngủ được. Tâm trí tôi diễn ra một cuộc dằn vặt lương tâm. Thiết nghĩ việc lấy tiền của mẹ mà không xin phép đã là sai rồi. Hơn nữa, cô giáo và bố mẹ cũng đã nhắc nhở về việc học mà tôi vẫn cứ cố tình đọc truyện. Ánh mắt mẹ cứ trở đi trở lại, sự im lặng của mẹ làm tôi thấy ăn năn, hối hận về việc làm của mình. Giờ đây, tôi muốn chạy xuống ôm trầm lấy mẹ và nói lời xin lỗi. Nhưng tôi lại sợ, sợ mẹ mắng, mẹ đánh rồi mẹ mách với cả cô giáo thì tôi rất xấu hổ. Bỗng dưng có tiếng bước chân, mẹ lên phòng đưa sữa cho tôi. Không ngần ngại, tôi chạy đến ôm trầm lấy mẹ, ngập ngừng nói:
Con… con chính là người đã lấy tiền của mẹ để đi mua truyện. Con xin lỗi mẹ ạ
Xoa đầu và vỗ về tôi, mẹ cất giọng:
Ban đầu mẹ cũng đoán là con vì bác Thái hàng xóm nói gặp con mua cả một tập truyện ở siêu thị. Nhưng hồi nãy mẹ buồn vì con làm mà không dám nhận, lại nói dối mẹ nữa. Song trong cuộc đời ai cũng từng ít nhất một lần sai lầm nhưng điều quan trọng là phải biết nhận lỗi và sửa sai. Và con của mẹ đã làm được, con lớn rồi và mẹ không có cớ gì trách con.
Lòng tôi nhẹ nhõm hẳn lên như vừa cởi bỏ được một gánh nặng. Tôi chiêm nghiệm được rằng: truyện dù có hay đến mấy cũng chỉ là giá trị tầm thường, hãy luôn trân trọng, yêu quý những người thân quanh ta, những điều nhỏ bé, thân thuộc.
Mẹ là thế đấy, luôn luôn bao dung và vị tha, luôn luôn chở che và bao bọc, luôn luôn dạy tôi làm người tử tế. Kỉ niệm hồi lớp năm ấy đã để lại cho tôi nhiều bài học quý giá mà đi hết đời sẽ chẳng thể nào quên.