Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một buổi sáng bỗng nhiên ba gọi em lại để hỏi về việc học tập của em trong học kì qua
Ba em nói :
học kì qua con học thế nào ?
Em trả lời là :
con vẫn học tốt
Ba em lại hỏi :
thế có bị ít điểm không
Em nói rằng :
dạ không ạ ,con lúc nào cũng được 9 hoặc 10 cả
Ba em lại nói:
Thế thì tốt, nhưng con chớ có chủ quan. Phải luôn luôn siêng năng cần mẫn vì siêng năng, cần mẫn là đức tính hàng đầu mà mỗi học sinh phải có.
Em nói :
dạ vâng ạ
Đề 2:
Tham khảo bải này bạn nhé:
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm !...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
Học tốt!
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Chúc bạn Tết vui vẻ !
- Viết hoàn chỉnh 4 đoạn văn này:
Đoạn 1: Trong vườn nhà em, bà em trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Em thích nhất một cây chuối tiêu sai quả trong bụi chuối ở góc vườn.
Đoạn 2. Nhìn từ xa, cây chuối như một chiếc ô xanh mát rượi. Thân cây cao hơn đầu người, mọc thẳng, không có cành, chung quanh là mấy cây con đứng sát lại thành bụi. Cây chuối lớn nhất bụi này chính là cây mẹ, mấy cây nhỏ đứng quanh nó chính là các cây con. Ở một bụi chuối bao giờ cũng chỉ có cây mẹ trổ hoa, ra buồng. Buồng chuối dài có tới mười nải. Buồng chuối nặng khiến cuống của nó cong xuống. Những nải ở đầu buồng chuối có quả nhỏ hơn, càng lên phía trên, về phía cuống chuối các quả chuối càng lớn hơn. Sợ buồng chuối nặng làm cây gẫy, bố em phải làm một chiếc nạng tre chống nó lên. Khi chuối đã già, bố em chặt cuống đem cả buồng về rồi lại cắt ra thành từng nải đặt vào vại ủ lá giấm cho chín.
Đoạn 3. Cây chuối có nhiều tàu lá, có tàu đã già khô, bị gió đánh rách ngang và rũ xuống gốc. Các tàu lá còn xanh thì liền tấm to như cái máng nước úp sấp. Những tàu lá ở dưới màu xanh thẫm. Những tàu ở trên màu xanh non. Tuy nhiên cây chuối đã chật buồng để lại cũng chẳng có ích gì, vì mỗi cây chuối chỉ trổ buồng có một lần. Bởi thế bố em đã chặt cây chuối già xuống lấy thân của nó đem về băm nhỏ ra cho vào nồi cám heo. Có làm như thế thì các cây con mới có thể mọc lên xanh tốt và khỏe mạnh và năm sau sẽ lại có một cây con trưởng thành trổ hoa ra buồng.
Đoạn 4: Chuối chín là một loại trái cây ăn rất thơm ngon lại chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Nếu nhiều chuối chín, người ta có thể đem phơi khô hoặc sấy ăn cũng rất ngon. Chuối còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài thu về ngoại tệ. Chuối có ích như thế nên bà em thường xuyên chăm bón cho chuối tốt hơn.
Ngày xửa ngày xưa, trong khu rừng nọ, có một con Cáo già tinh ranh, độc ác. Nó thường nghĩ ra đủ mưu mẹo để lừa những con vật nhẹ dạ, cả tin, biến thành mồi ngon cho nó.
Sáng hôm ấy, trên đường đi kiếm ăn, Cáo nhác trông thấy chú Gà Trống có cái mào đỏ chót rung rinh, bộ lông bóng mượt, đôi chân vàng rực bám chắc vào cành cây. Chú Gà Trống đang mê mải gáy vang, chào đón Mặt trời, báo hiệu cho tất cả muông thú trong rừng biết một ngày mới đã bắt đầu.
Cáo ta thèm chảy dãi. Nó nghĩ bụng: “Chà ! Thịt chú Gà Trống kia chắc là ngon tuyệt! Mình phải dụ cho Gà Trống xuống đất thì mới vồ được!”. Cáo ngoác mồm cười rồi đon đả ngỏ lời:
- Kìa! Xin chào anh bạn quý mến của tôi! Mời anh xuống đây nghe tôi báo tin vui này: Từ giờ trở đi, muôn loài sống trong rừng sẽ kết thành bè bạn. Tôi sung sướng lắm nên muốn báo cho bạn hữu xa gần đều biết. Nào! Gà Trống ! Xin đừng e ngại, hãy xuống nhanh để tôi hôn bạn, bày tỏ tình thân ái!
Nãy giờ, Gà Trống vẫn yên lặng nghe Cáo dụ dỗ nhưng trong lòng thì chẳng lạ gì trò lừa bịp của Cáo. Muốn doạ cho Cáo sợ, Gà Trống nhanh trí bảo:
- Cảm ơn anh Cáo đã có lòng tốt! Từ nay trở đi, Gà và Cáo chung sống hoà bình với nhau thì quả là chẳng có tin mừng nào hơn! Ô kìa! Tôi thấy có hai anh chó săn đang chạy lại phía này. Chắc là họ cũng vội vàng đi loan tin vui như anh vậy!
Nghe thấy thế, Cáo hồn bay phách lạc, quắp đuôi, co cẳng chạy biến. Gà Trống khoái chí cười khì:
- Rõ là phường gian dối, hèn nhát! Ngữ ấy thì làm gì được ai!
Một buổi chiều sâm sẩm tối, mẹ bảo ra ngoài tiệm tạp hóa mua cho mẹ một ít đường. Vâng lời mẹ, em chạy ra đầu hẻm, băng qua đường để sang tiệm tạp hóa, cùng lúc ấy, em thấy một bà cụ tóc bạc phơ, lưng còng, dáng người nhỏ bé và khắc khổ đang đứng bên vệ đường. Dường như bà định băng qua đường nhưng xe đông quá bà không qua được.
Em tiến đến bên bà và hỏi :
- Bà ơi, có phải bà định sang bên kia đường không ạ ?
- Ừ, bà định sang bên ấy cháu ạ, nhưng xe đông quá ! Thế cháu đi đâu mà tối thế ?
Bà cụ trả lời rồi nhìn em hỏi.
- Dạ cháu đi mua đường cho mẹ. Bà ơi, để cháu đưa bà sang bên ấy nhé ! Tôi đưa tay mình ra, đề nghị.
Bà cụ mỉm cười, cầm lấy tay tôi. Tôi cẩn thận dẫn bà đến vạch dành cho người đi bộ, giơ tay xin đường rồi chầm chậm dẫn bà cụ qua.
Sang đến bên kia đường, lạ kì thay, tay bà cụ bỗng trở nên âm áp vô cùng, từ người bà tỏa ra một vòng ánh sáng, chói lòa, rực rỡ. Lúc đó, mọi vật trước mắt tôi như dừng hoạt động. Bà cụ tôi dẫn qua đường lúc nãy không còn nữa, dáng người khắc khổ củng không còn mà thay vào đó là một bà cụ tóc bạc phơ, gương mặt phúc hậu. Bà âu yếm bảo tôi :
- Cháu là đứa bé ngoan, biết giúp đỡ mẹ và người khác. Để thưởng cho cháu, ta ban cho cháu ba điều ước.
Sau một phút ngỡ ngàng, tôi bèn ước cho gia đình mình ai cũng được mạnh khỏe, ước cho em trai tôi mắt không còn cận thị nữa, vì em tôi còn nhỏ mà bị cận bẩm sinh, nhìn nó bé tí đã phải đeo kính, tôi thương lắm. Tôi ước cho ba của Thùy - bạn thân của tôi mau tỉnh lại và mạnh khỏe về nhà vì thứ sáu tuần trước ba bạn ấy bị tai nạn giao thông và rơi vào trạng thái hôn mê. Gia đình bạn Thùy buồn lắm, riêng bạn ấy khóc suốt.
Khi tôi ước xong, bà tiên mỉm cười nhìn tôi rồi biến mất. Quên cả mua đường, tôi chạy về nhà. Kì diệu thay, tôi không thấy cặp kính trên mắt em trai tôi nữa, thay vào đó là một đôi mắt tròn xoe, đen láy và trong veo nhìn tôi mừng rỡ. Tôi sung sướng chạy vào bếp ôm chầm lấy mẹ, mừng vui khôn xiết.
Tôi tên là An-đrây-ca. Lúc lên 9 tuổi, tôi sống với mẹ và ông ngoại, ông ngoại tôi đã 96 tuổi nên rất yếu.
Một buổi chiều, ông nói với mẹ tôi: “Bố khó thở lắm!...”. Mẹ liền bảo tôi đi mua thuốc. Tôi nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc. Chơi được một lúc, sực nhớ lời mẹ dặn, tôi vội chạy một mạch đến cửa hàng mua thuốc rồi mang về nhà.
Bước vào phòng ông nằm, tôi hoảng hốt thấy mẹ đang khóc nấc lên. Thì ra ông đã qua đời. Tôi ân hận tự trách: “Chỉ vì mình mải chơi bóng, mua thuốc về chậm mà ông chết". Tôi oà khóc và kể hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ an ủi:
- Không, con không có lỗi. Chẳng thuốc nào cứu nổi ông đâu, ông đã mất từ lúc con vừa ra khỏi nhà.
Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, tôi ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này, khi đã lớn, tôi vẫn luôn dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về ngay thì ông ngoại còn sống thêm được vài năm nữa!”.
HT
x. Em hãy kể một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể.