K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài: "Một hôm Chí phèo say rượu đi về nhà trên một đường thẳng. Mỗi bước anh ta tiến 0,5 m rồi lại lùi 0,4 m với xác suất như nhau.". Dùng kiến thức các môn học để trả lời các câu hỏi sau:

1) (Toán học): Nếu quãng đường từ quán rượu về nhà là 1,2 km thì dự tính sau bao lâu anh chí sẽ về tới nhà .

2) (Văn học):
a) Hai câu trên thuộc dạng văn gì?
b) Chí phèo là nhân vật chính trong tác phẩm nào và của nhà văn nào?

3) (GDCD): Từ hiện tượng trên hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng dưới 1000 chữ) để nói lên quan điểm của bạn về thói xấu hay uống rượu của người Việt.

4) (ATGT): Theo bạn, Chí phèo đã vi phạm những điều nào trong luật giao thông đường bộ? Với lỗi vi phạm đó, Chí phèo sẽ bị nộp phạt số tiền tối đa là bao nhiêu?

5) (Kĩ năng sống): Bạn sẽ làm gì để tránh tình trạng say xỉn như Chí phèo khi được mời đi liện hoan, dự tiệc?

6) (Hóa học): Biết rằng rượu anh Chí Phèo uống là rượu 46 độ (D=0.8 gam/ml), anh Chí nặng 40 kg. Hãy tính tiểu lượng (Đô) cực đại của anh Chí theo LD50 là bao nhiêu?

7) (Vật Lý): Hãy giải thích vì sao anh Chí đứng ko cân bằng mà vẫn ko bị té?

😎 (Lịch sử): Câu chuyện trên xảy ra vào ngày tháng năm nào?

9) (Địa lý): Địa danh anh Chí đã sống là ở đâu?

10) (Mỹ thuật): Hãy vẽ hình ảnh Chí Phèo theo tưởng tượng của em từ hai câu trên.

11) (Âm nhạc): Theo em, trong tình trạng trên, Chí Phèo có hát được không? Nếu được thì sẽ là bài hát gì?

12) (Thể dục): Bước đi của anh Chí như trên giống với điệu nhảy nào? Hãy minh hoạ?

13) (Công nghệ): Với tình trạng say xỉn như trên, thị Nở nên nấu món ăn gì để giải rượu cho Chí.

14) (Sinh học): Với lượng rượu như thế khi đưa vào cơ thể sẽ ảnh hưởng như thế nào đến hệ thần kinh và hệ sinh sản?

15) (Tiếng Anh): Em hãy viết một bức thư ngắn khoảng 100 chữ bằng tiếng Anh cho anh Chí trong đó nói về tác hại của rượu và khuyên anh từ bỏ rượu.

16) (Tin học): Em hãy dùng phần mềm scratch, lập trình mô phỏng điệu đi của Anh Chí.

17) (GDQP): Em hãy nêu tình huống và hướng dẫn anh Chí lợi dụng địa hình, địa vật để đảm bảo an toàn người và phương tiện kĩ thuật!

0
Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ...
Đọc tiếp

Câu 1: (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: "Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được sống trong sự yêu thương chăm sóc của cha mẹ, ông bà. Rồi khi chập chững bước vào lớp một, ta biết đến tình yêu thương mới – tình bè bạn, thầy cô. Những người xa lạ đã dần gắn kết chúng ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong “Chiếc lá cuối cùng" của O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh" (Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoan văn?

0
Người xa lạ da dan gan ket chung ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao...
Đọc tiếp

Người xa lạ da dan gan ket chung ta bởi sự sẻ chia niềm vui và nỗi buồn. Và cứ thế, trên đường đời, trong nghệ thuật...xuất hiện nhiều tình yêu thương. Đó là tình bạn đẹp và bền vững là điều mơ ước của biết bao nhiêu người như tình bạn của Các Mác và Ăng-ghen nổi tiếng lịch sử. Đó là tình thương của thị Nở làm thức tình Chí Phèo sau những cơn say vô tận. Đó là sự hi sinh cao cả của cụ Bơ – men để nâng đỡ sự sống cho Giôn-xi trong "Chiếc lá cuối cùng" của

O.Hen-ri. Đó là tình thương của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. Nơi tình thương là nơi ấm áp tình người, cứu vớt bao con người khổ đau, bất hạnh"

(Theo Đỗ Việt Hùng- Ôn tập và kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh môn Ngữ văn 7, kì II, trang 32)

a. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn ?

b. Hãy nêu luận điểm chính của đoạn

văn trên?

c. Để làm sáng tỏ luận điểm, tác giả đã sử dụng những luận cứ nào? Hãy xác định cụ thể các luận cứ có trong đoạn văn?

Câu 2: (8,0 điểm) Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí:

"Uống nước nhớ nguồn".

-HẾT-

0
Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”a. Đoạn văn trên có nội dung gì?c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả...
Đọc tiếp

Cho câu văn sau:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn…”

a. Đoạn văn trên có nội dung gì?

c. Có ý kiến cho rằng: “Chỉ với một câu văn, tác giả đã giúp người đọc hiểu thêm biết bao điều về Hồ Chủ tịch.” Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu trong đoạn có sử dụng ít nhất 2 loại trạng ngữ (gạch chân, chỉ rõ), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

d. Một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 6 cũng có những câu thơ thật hay viết về tình cảm thương yêu mà Bác dành cho những người đi phục vụ mặt trận. Em hãy cho biết tên bài thơ, tên tác giả.

2
12 tháng 4 2020

d) bài đêm nay Bác ko ngủ  của  Minh Huệ

em lớp 6 nên chỉ trả lời đc câu d thui hihi! ^^

25 tháng 4 2020

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ", tác giả Phạm Văn Đồng.

2. - Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Ăn lấy chắc, mặc lấy bền

3.Trước kia, Thông tấn xã Việt Nam hàng ngày đều đưa bản tin lên cho Bác xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy Thông tấn xã in hai mặt bằng rônêô, nhoè nhoẹt khó đọc hơn nhưng Bác vẫn đọc. Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì tiết kiệm hoặc dùng làm giấy viết.Tháng 7, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về việc tổ chức 4 ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng, ngày Quốc khánh, ngày sinh Lênin và ngày sinh của Bác. Sau khi biết được  nghị quyết này,  “Bác chỉ đồng ý 3/4 nghị quyết. Bởi không đồng ý đưa ngày 19-5 là ngày kỷ niệm lớn trong năm sau. Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

Bài học : Cần phải tiết kiệm và tránh lãng phí không cần thiết.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà...
Đọc tiếp

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

0
3 tháng 7 2019

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:Anh em như chân với tayRách lành đùm bọc, dở hay đỡ đầnHãy giải thích câu ca dao đó?b. Ca dao xưa có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giànHãy giải thích câu ca dao đó?c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải...
Đọc tiếp

Bài tập: Lập dàn ý chi tiết cho các đề sau:
a. Nhân dân ta thường khuyên nhau:
Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần
Hãy giải thích câu ca dao đó?
b. Ca dao xưa có câu:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hãy giải thích câu ca dao đó?
c. Nói về lòng yêu nước, nhà văn I-li-a Ê-ren-bua có câu nói nổi tiếng:
“Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-
ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ
quốc”
Em hiểu câu nói trên như thế nào? Theo em, khi ngồi trên ghế nhà trường, ta nên
thể hiện tình yêu quê hương, đất nước như thế nào?
d. Bài thơ “Quê hương” của Đỗ Trung Quân có đoạn:
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Em hãy giải thích ý nghĩa những câu thơ trên và nêu rõ vai trò, tác dụng của tình
yêu quê hương, đất nước đối với cuộc sống tâm hồn của mỗi con người?
e. Chủ tịch Hổ Chí Minh có nói: Đoàn kết là sức mạnh vô địch. Em hiếu thế
nào là đoàn kết? Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh vô địch ? Em phải làm gì để

6

thực hiện lời dạy đó ?
f. Tục ngữ xưa có câu :
Đất rắn trồng cây khẳng khiu,
Những người thô tục nói điều phàm phu.
Em hãy giải thích câu tục ngữ đó và nêu giá trị của nó trong việc nhắc nhở
thanh thiêu niên xây dựng phong cách sống văn minh trong thời đại ngày nay
g. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích và làm rõ ý nghĩa của câu tục ngữ trên bằng một số bài học bổ
ích mà Dế Mèn (nhân vật chính trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)
học được trong quá trình phiêu lưu đó đây.
h. Giải thích về sức mạnh của niềm tin
i. Giải thích câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề”
j. Giải thích câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn".
k. Bác Hồ dạy chúng ta: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc
nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ”. Em hiểu lời dạy trên
đây của Bác như thế nào?
l. Ông cha ta thường nói: “Có học phải có hành” Em có ý kiến gì về lời dạy tren

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày.

Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn. Hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim bạn đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

(Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

a. Tìm thành phần phụ chú trong văn bản trên và cho biết tác dụng của thành phần ấy. (0,5 điểm)

b. Xác định ít nhất một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu Sống một cuộc đời, cũng giống vẽ một bức tranh vậy và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ ấy. (0,5 điểm)

c. Nêu nội dung văn bản trên. (1,0 điểm)

d. Theo em, có phải lúc nào cũng nên theo đuổi ước mơ? Trả lời trong khoảng 3 - 5 dòng (1,0 điểm)

1
20 tháng 8 2016

a. Thành phần phụ chú được thể hiện ở phần gạch dưới trong câu văn sau:

 

Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

Thành phần phụ chú này có tác dụng bổ sung thể hiện rõ nhận thức tinh tế của người viết về lứa tuổi học trò:lứa tuổi bất ổn định nhất (lứa tuổi mới lớn, tâm sinh lý chưa ổn định nên có những suy nghĩ và biểu hiện không ổn định, khó đoán, nhiều khi người lớn khó lý giải một cách lô-gíc).

 

b. Câu “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy” có biện pháp tu từ là so sánh: so sánh việc sống một cuộc đời với việc vẽ một bức tranh. Tác dụng của biện pháp này nêu lên nhận thức của người viết về đặc điểm của cuộc sống con người. Cuộc đời giống một bức tranh. Do đó mỗi người giống như một họa sĩ. Họa sĩ phải chủ động để sáng tạo nên bức tranh, con người cũng phải chủ động sống cuộc đời mà mình muốn tạo ra cho mình.

 

c. Nội dung của văn bản:

- Lời khuyên của tác giả Phạm Lữ Ân đối với những người trẻ tuổi: Hãy tìm ra ước mở cháy bỏng nhất trong nơi sâu thẳm của trái tim mình để tạo ra bức tranh riêng của chính đời sống mình cho dù đó là bức tranh tươi đẹp hay u ám. Hãy chủ động vẽ nên bức tranh của đời mình đừng để người khác vẽ giùm. Mỗi chúng ta có một cuộc đời không nên lãng phí nó. Đừng để người khác ăn cắp cuộc đời và luôn luôn nuôi dưỡng ước mơ của chính mình. “Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi, nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.

d. Theo em, lúc nào cũng phải theo đuổi ước mơ dù là ở một hoàn cảnh đầy khó khăn và nghiệt ngã. Có ai đó đã nói rằng “Nước và nắng làm cho cho cây xanh tươi, ước mơ làm cho đời người cao đẹp hơn và có ý nghĩa hơn”. Theo em, người không nuôi dưỡng ước mơ như một lò than hồng đã tắt.

Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt cómấy loại, đó là những loại nào ?Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từnhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào...
Đọc tiếp

Câu 1: yếu tố Hán Việt là gì? Từ Hán Việt là gì? Từ ghép Hán Việt có

mấy loại, đó là những loại nào ?

Câu 2: Từ đồng âm là gì? Phân biệt sự giống và khác nhau giữa từ đồng âm và từ

nhiều nghĩa? Lấy ví dụ để chứng minh.

Câu 3: tìm các lỗi sai trong các câu sau , cho biết nhân sai và sửa lại

a. Nhìn thấy tôi, nó cười tôi rất tươi

b. Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phòng trào nông dân khởi ngĩa chống

chế độ phong kiến

c.Qua tác phẩm 'Chí Phèo' cho ta thấy thân phận của người nông dân trong

xã hội nửa thực dân phong kiến

Câu 4: Đọc và chho biết nghĩa của từ 'chiều' trong các câu sau:

a. Tôi đi học thêm vào chiều thứ 2 hàng tuần

b. Mẹ rất chiều hai chị en tôi

c. Chiều rộng của sân chơi khoảng 10m

?Vì sao nghĩa của 3 từ 'chiều' trên giống hoặc khác nhau

3
8 tháng 11 2016

Ai vào giúp Trần Khai Phong nhanh giùm đi,em cũng cần coi để mai kt gấp T.T

11 tháng 11 2016

C2: - Từ đồng âm:Là những từ giống nhau về âm nhưng khác hẳn nhau về nghĩa