Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gần đến ngày giỗ đầu bố Hồng, cậu lại rất thương và nhớ mẹ mình thì một hôm, người cô gọi cậu đến và hỏi có muốn gặp mẹ, gặp “em bé” ko. Sau đó, bà ta làm cho Hồng đau lòng bằng cách nói về cuộc sống của mẹ Hồng (rách rưới, nghèo khổ đi bán hàng, thấy người quen ko dám chào). Bà ta càng nói Hồng càng im lặng và cậu bắt đầu khóc. Cậu càng thấy thương mẹ, càng căm ghét những hủ tục lạc hậu hơn là ghét mẹ trước những lời bôi nhọ mẹ mình của bà cô thâm hiểm, tàn nhẫn. Một hôm, trên đường đi học về, Hồng thoáng thấy 1 người ngồi trên xe kéo rất giống mẹ. Hồng liền đuổi theo và gọi to. Vài giây sau, Hồng đuổi kịp xe kéo. Và nhận ra đúng là mẹ mình. Hồng òa khóc nằm trong lòng mẹ. Cậu cảm nhận được tất cả vẻ đẹp, sự yêu thương và dịu dàng của mẹ. Cậu quên hết mọi lời nói độc ác của bà cô, chỉ còn niềm xúc động và tình yêu thương mẹ vô bờ.
Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát.
Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:
— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.
Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó.
Xiu khẽ lên tiếng:
— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi...
- ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi.
Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp:
— Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.
- Vẽ... Nhưng...
- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.
— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin.
Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:
— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé.
Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà.
Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:
- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào...
- Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!
— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!
- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!
— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.
Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên.
Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men.
Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng.
Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.
— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên.
Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.
Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:
— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!
Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:
— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu...
Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...
Giôn-xi ơi, em dại lắm em có biết không? - Xiu thầm nghĩ. Thật khó có thể diễn tả được tâm trạng của cô lúc này. Cô đang rất bực: “Tại sao Giôn-xi lại có ý nghĩ dại khờ như thế chứ? Chiếc lá cuối cùng rụng thì nó cũng sẽ ra đi ư?”. Nhìn cảnh Giôn-xi nằm trên giường không thiết ăn uống, cô lại không thể cầm nổi nước mắt. Cô thương Giôn-xi lắm! Hai người thân thiết, gắn bó như hai chị em ruột vậy. Xiu bần thần ngồi suy nghĩ. Ngoài trời khá lạnh, thời tiết đang là mùa đông. Bầu trời quang, đến một gợn mây cũng không có. Gió thổi mang theo không khí lạnh buốt làm căn gác xếp của họ càng thêm ảm đạm, u ám. Cô đưa mắt nhìn ra cửa sổ, dây thường xuân yếu ớt bắc qua tường. Từng chiếc lá đang cố níu giữ mình lại, không để cho gió cuốn đi. Xiu lo lắng. Nhỡ chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì sao? Bao nhiêu cảm xúc lẫn lộn: buồn, thương, lo lắng,... cứ lởn vởn đeo bám Xiu, không để cô tìm ra lối thoát. Xiu nhìn đồng hồ, đã là năm giờ chiều. Cô đi xuống nhà để chuẩn bị ra phố mua đồ ăn cho bữa tối. Từng bước chân nặng trĩu, cô xuống đến tầng hai. Bất chợt, bác Bơ-men đi ra. Bác nói:
— À, Xiu, cháu đây rồi! Vào đây, ta có chuyện muôn nói với cháu.
Xiu đi theo người họa sĩ già vào nhà. Nói là nhà, thực chất đây là một căn phòng chật hẹp, màu vẽ, bút lông vương vãi khắp phòng... tất cả thể hiện một lối sống cẩu thả và nghèo khó. Xiu khẽ lên tiếng:
— Bác ơi, cháu lo lắm... Giôn-xi... - ừ, bác biết. Bác cũng vậy. Nhưng bác nghĩ ra cách giải quyết rồi. Một sự bất ngờ, sửng sốt khẽ thoáng qua mặt Xiu. Bác Bơ-men nói tiếp: — Chúng ta sẽ... vẽ một chiếc lá khác thay cho chiếc lá cuối cùng. Phải hết sức bí mật, không để Giôn-xi biết.
- Vẽ... Nhưng...
- Không sao, ta sẽ vẽ. Chỉ cần cháu giữ bí mật.
— Không được bác ạ. Cháu sẽ vẽ. Bác có tuổi rồi, leo cao như vậy nhỡ xảy ra chuyện gì thì sao? Xiu quả quyết
. Đôi mắt lờ đờ, thâm quầng do mất ngủ của cô bỗng sáng lên. Gương mặt cô rạng rỡ, tự tin. Theo đúng kế hoạch, cô thực hiện ngay lập tức. Cô nhờ bác Bơ-men chuẩn bị bữa tối cho Giôn-xi. Còn cô chuẩn bị bút lông, bột màu. Buổi tối, cô nhẹ nhàng bảo với Giôn-xi:
— Tối nay chị phải ra ngoài lấy tiền bán bức tranh hôm nọ. Bác Bơ-men sẽ mang bữa tối lên bây giờ em nhé. Cô làm vậy để đảm bảo Giôn-xi không kéo rèm ra. Cô bắc thang rồi trèo lên. Bút và màu vẽ được chuẩn bị đầy đủ. Cô cầm bút nhưng tay cứ run run. Cô cô" gắng lấy lại bình tĩnh nhưng bao ý nghĩ cứ lởn vởn làm cô không thể tập trung được. Cuối cùng, cô run rẩy vẽ được một chiếc lá. Nhưng trông nó vô hồn và không có gì là lá thật. Xiu tuyệt vọng trèo xuống, cô chạy vào trong nhà. Lên tầng hai, bác Bơ-men đã ở đó. Bác nói rằng Giôn-xi đã ngủ. Xiu òa khóc. Cô nức nở kể lại với bác Bơ-men. Nghe xong, bác có vẻ rất bình tĩnh. Bác nói:
- Xiu à, cháu bình tĩnh đã nào... - Tại cháu! Bác ơi, cháu làm hỏng hết mọi việc rồi. Nó chả giống thật gì cả, Giôn-xi sẽ phát hiện ra ngay! Bác ơi, cháu giết em nó rồi!
— Không sao, bác sẽ sửa lại chiếc lá đó. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm bây giờ. Còn một tia hi vọng cũng phải quyết mà làm cháu ạ!
- Nhưng cháu sợ, cháu không muốn bác trèo lên cao như vậy, nguy hiểm lắm!
— Thế thì cháu lấy cái thang nữa, đứng cạnh cầm đèn và màu cho ta. Hai bác cháu ta cùng làm, nhất định chúng ta sẽ thành công.
Hai cái bóng một cao to, một bé nhỏ đi ra giữa đêm tối. Hai cái thang được bắc và họ cùng trèo lên. Gió rít lên từng hồi, lạnh thấu xương. Bác Bơ-men cầm chắc trong tay chiếc bút. Bác đưa bút rất thành thạo và điêu luyện. Kinh nghiệm bao năm trong nghề thể hiện trong từng nét vẽ. Không lâu sau, bác đã “sửa lại” được chiếc lá của Xiu. Chiếc lá thường xuân cuối cùng đó nằm im trên tường. Nó có màu xanh, hơi úa vàng. Màu sắc và đường nét trông rất thật, khó có thể nhận ra là nó đã được vẽ lên. Bác Bơ-men đã dùng hết kinh nghiệm, tình thương yêu để vẽ lên chiếc lá đó. Chỉ sửa lại thôi nên không mất nhiều thời gian lắm, nhất là dưới bàn tay của bác Bơ-men. Hai người xong việc cũng là lúc những hạt mưa bắt đầu rơi lộp bộp vào mái tôn căn gác xếp của hai cô gái. Trời rét buốt, tưởng chừng như ở ngoài một lát nữa thôi là hai người có thể chết cóng. Sáng hôm sau, Giôn-xi nhờ Xiu kéo rèm lên.
— Thật kì diệu! — Giôn-xi sửng sốt và kêu lên. Sau một đêm mưa gió khủng khiếp, thật không ngờ vẫn còn một chiếc lá bé nhỏ vẫn kiên cường bám chặt lấy cành. Nhìn chiếc lá, Giôn-xi bắt đầu yêu đời trở lại, lấy lại niềm tin và mơ ước, đến cuối mùa đông đó, cô đã khỏe trở lại.
Xiu và bác Bơ-men đều rất vui. Vào một ngày đầu xuân, khi cái rét cắt :la cắt thịt đã qua đi, từng tia nắng ấm áp chiếu vào căn gác xếp nhỏ — nơi ba người họa sĩ đang ngồi ăn mừng. Trên bàn ăn toàn những món đơn giản, nhưng vậy đã là quá dủ và thịnh soạn so với mọi ngày rồi. Thưởng thức món thịt, Giôn-xi đưa mắt nhìn ra cửa sổ. Ba người đang nói chuyện vui vẻ, bỗng nhiên Giôn-xi giật mình:
— ơ cái lá! Nó vẫn như vậy từ ngày em nhìn thấy, trong khi bao chồi non đã ra mà nó vẫn ờ đó, không hề lay động khi gió thổi! Thật kì lạ!
Xiu và bác Bơ-men đưa mắt nhìn nhau. Sau một phút tần ngần, Giôn-xi như đã hiểu ra mọi chuyện. Một giọt nước mắt khẽ lăn trên má, rồi cô nức nở, cò như đang vỡ òa trong hạnh phúc. Cô ôm chầm lấy Xiu và bác Bơ-men:
— Ôi, là hai người vê đó ư? Cháu thật không biết nói gì! Cháu yêu hai người nhiều lắm! Cảm ơn bác!... Cảm ơn chị Xiu! Hai người mang lại sự sống cho cháu... Từng tia nắng khẽ chiếu qua cửa sổ. Không gian căn gác xép yên lặng và ấm áp. Mùa xuân mới đã đến, năm mới đã về, hứa hẹn mang đến thử thách mới, niềm vui mới mà cả ba người họa sĩ sẽ sát cánh bên nhau để vượt qua...
Qua văn bản thấy đc:
+Cần yêu thương những người xung quanh, ko thờ ơ với những j mik nhìn thấy trước mắt
tình yêu thương là sự cho đi và cho đi tới khi cho đi tiếp nữa.Bởi đó là điều miễn phí mà con người cho nhau.Đó là sự thương cảm thầm kín hay bộc trực trước bạn và cho bạn một thứ cảm xúc co đọng và quý mến.Trong câu chuyện:'' cô bé bán diêm'' nỗi buồn tủi cũng sự cô đơn với hoàn cảnh éo lẽ khắc nghiệt đã dẫn họ đi đến những nới tốt đẹp và hạnh phúc hơn là sự chết nhưng cái chết ấy rất đẹp và an nhàn.Cô bé ra đi trên khuôn mặt tươi sáng với đôi môi mỉm cười trong hạnh phúc hay sự hi sinh của cụ bơ mơn là chìa khóa thay đổi cuộc sống của một ai đó nghiêng đậm trên một kiệt tác hoàn hảo , một vật vô tri vô giác nhưng chứa đựng một tình cảm sống.Quy ý nghia của chiếc lá đó cô như thoát khỏi màn đêm trong những mỡ hỗn độn tối đen và nở ra tia sáng làm con người ta tìm thấy kì diệu của cuộc sống . đó là sự thiêng liêng của cuộc sống và có vô cơ hội đang chờ đón bn.hãy nói với mỗi chúng ta răng con người cần yêu thương và con người xứng đáng với tình yêu thương đó.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.
Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.
Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.
Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói:chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.
Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một và bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.
Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ôg và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi:" Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.
Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điễm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói:"thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẩu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.
Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:
"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."
Tóm tắt văn bản Trong lòng mẹ
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương câù thực.Nên Hồng phải chịu sự giả dôí của họ hàng nhất là bà cô cuả chú.
Một hôm cô của chú mở lơì kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú 0 đáp lại.Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm 1 đòn tâm lý nữa là ngân daì chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thâý thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là 0 phải là mợ mình.
khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lơì nói cuả bà cô.
Tóm tắt văn bản Tức nước vỡ bờ
Bài tóm tắt 1
Được bà lão hàng xóm cho vay chút gạo chị Dậu liền nấu cháo cho anh Dậu ăn. Chị vừa múc bát cháo bưng lên cho chồng, anh Dậu còn chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng xông vào đòi bắt trói. Ban đầu, chị Dậu vừa lo lắng cho chồng, vừa sợ hãi trước hành động cử chỉ của đám tay sai đã rất thiết tha van nài các "ông" tha cho chồng "cháu". Nhưng lũ đầu trâu mặt ngựa vẫn hung hăng lao vào bắt trói anh Dậu. Nỗi tức tối đã chiến thắng nỗi sợ hãi, chị Dậu cãi lí: chồng tôi đau ốm các ông không được bắt. Những tưởng lí do rất chính đáng đó có thể ngăn cản hành vi mất hết nhân tính của bọn cai lệ và người nhà lí trưởng nhưng vô hiệu. Bị bọn chúng đánh lại, chị Dậu uất ức vùng lên thách thức: "Mày trói chồng bà, bà cho mày xem" và quật ngã cả hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 2
Gia đình anh Dậu nghèo khổ không có tiền nộp sưu. Anh Dậu vì thiếu sưu mà bị lôi ra đình đánh đập và khi được trả về chỉ còn là một thân xác rũ rượi. Đươc bà hàng xóm cho bát gạo, chị Dậu nấu cháo cho anh Dậu ăn. Nhưng anh chưa kịp ăn thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng đến đòi sưu. Chị Dậu van xin chúng tha cho anh Dậu nhưng chúng không nghe mà còn đánh chị và sấn đến định trói anh Dậu mang đi. Quá phẫn nộ, chị đã liều cự lại và chống trả quyết liệt, quật ngã hai tên tay sai.
Bài tóm tắt 3
Giai đình chị Dậu là một gia đình nghèo khó sống ở thôn Đoài. Đến ngày sưu thuế thì chị phải chạy vạy khắp nơi để đóng thuế sưu cho anh Dậu. Vì đóng sưu chậm nên anh Dậu bị điệu ra đình và bị bọn cai lệ đánh như chết đi sống lại. Ngày sau chúng trả anh về cho chị Dậu, thấy chồng bị đánh đập chị Dậu lo kiếm bát cháo cho anh ăn đỡ đói, anh Dậu chưa kịp ăn thì bọn cai lệ và người nhà lí trưởng lại xông vào nhà. Bọn chúng mặt hầm hè đằng đằng sát khí vào nhà chị đòi thêm tiền sưu của chú Hợi đã chết từ lâu. Túng quá chị Dậu không đủ tiền đóng đành năn nỉ chúng thế mà bọn chúng vẫn không cho khất còn xông tới đòi đánh anh Dậu. Thương chồng và chịu không nổi cái tính của bọn cai lệ chị Dậu liều mạng đánh chúng một trận tả tơi.
Tóm tắt văn bản Lão Hạc
1. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 1
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, sống cô độc, chỉ có con chó Vàng làm bạn. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ, đã phẫn chí bỏ làng đi làm ăn xa. Lão Hạc ở nhà chờ con về, làm ăn thuê để kiếm sống. Sau một trận ốm dai dẳng, lão không còn sức đi làm thuê nữa. Không còn đường sinh sống, lão Hạc lặng lẽ đi đến một quyết định quan trọng. Lão bán con chó Vàng mà lão rất mực yêu thương, mang hết số tiền dành dụm được và cả mảnh vườn gửi cho ông Giáo trông coi hộ. Lão chịu đói, chỉ ăn khoai và sau đó "lão chế tạo được món gì, ăn món nấy". Ông Giáo ngấm ngầm giúp đỡ nhưng lão tìm cách từ chối. Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó, nói để đánh bả chó làm thịt và rủ Binh Tư uống rượu. Ông Giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão Hạc bỗng nhiên chết - một cái chết thật dữ dội. Cả làng không ai hiểu vì sao lão chết, chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu lão ăn bả chó để tử tự.
2. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 2
Lão Hạc có một hoàn cảnh gia đình bất hạnh: Vợ lão mất sớm, còn một người con trai thì anh ta vì phẫn chí mà bỏ đi cao su. Lão Hạc còn lại một mình với một mảnh vườn và một con chó vàng. Con chó ấy là của anh con trai để lại, lão cưng chiều nó như con, luôn miệng gọi "cậu Vàng". Nhưng cuộc sống khốn khó, lão bán chó để dành mảnh vườn cho con dù vô cùng đau khổ, dằn vặt. Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Không muốn phiền đến mọi người, lão từ chối hết thảy sự giúp đỡ của ông giáo. Một hôm, lão xin Binh Tư một ít bả chó nói là muốn bẫy một con chó lạc. Ông giáo rất thất vọng khi nghe chuyện ấy. Nhưng rồi lão Hạc bỗng nhiên chết - cái chết thật dữ dội, đau đớn. Ông giáo hiểu ra tất cả, vô cùng đau đớn nghĩ về cái chết của lão Hạc và chiêm nghiệm về cuộc đời.
3. Tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao - Bài làm 3
Lão Hạc là một nông dân nghèo, sống cô độc. Con trai vì không có tiền lấy vợ nên bỏ đi làm ở đồn điền cao su, chỉ để lại cho lão một con chó làm bạn. Sau một lần ốm nặng, lão yếu đi ghê lắm, không đủ sức để đi làm thuê nữa. Cùng đường lão phải quyết định bán con chó vàng mà lão hết lòng yêu thương. Rồi lão mang tiền dành dụm được và cả mảnh vườn của mình đem sang gửi cho ông Giáo. Ít lâu sau lão sang nhà Binh Tư xin bả chó. Khi nghe Binh Tư kể về chuyện lão Hạc sang xin bả chó, ông Giáo đã rất thất vọng. Nhưng ngay sau đó, khi nhìn thấy lão Hạc chết một cách đau đớn và dữ dội thì ông giáo đã hiểu ra mọi chuyện. Còn về cái chết của lão Hạc chỉ có Binh Tư và ông Giáo hiểu rõ.
1.
Hồng là một chú bé mồ côi cha, mẹ thì bỏ nhà đi tha hương cầu thực. Nên Hồng phải chịu sự giả dối của họ hàng nhất là bà cô cuả chú
Một hôm cô của chú mở lời kêu chú vào Thanh Hoá chơi với mẹ. Khi biết cô mình đang đóng kịch nên chú không đáp lại. Tưởng là đã xong ai ngờ bà cô lại đánh thêm một đòn tâm lý nữa là ngân dài chữ em bé làm cho chú nghẹn ứ cổ họng.
Gần đến đoạn tang thầy thì từ trên trường chú đã thấy thấp thoáng hình ảnh cuả mợ trên xe kéo thì chú gọi nhưng lại sợ là không phải là mợ mình. Khi biết đó là mợ mình thì chú đã nằm lên người mợ chú và quên đi những lời nói của bà cô.
- Giới thiệu khái quát về giá trị nhân văn trong sáng tác của nhà văn Mỹ O Hen-ri.
- Chiếc lá cuối cùng là tác phẩm thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự sống, khẳng định giá trị nhân văn cao cả.
B.TB
1. Tổng
- Tóm tắt cốt truyên: ý nghĩa nhân văn gắn với bức vẽ cuối cùng của người hoạ sỹ già Bơ men đã vực cô gái Giôn xi vượt lên ám ảnh định mệnh.
- Tình huống truyện đảo ngược là nhân tố khơi nguồn cho nội dung cảm động đầy tình ngườ, hướng đến giá trị tốt đẹp của sự sống.
2.Phân
a) Khung cảnh mùa đông và tình cảnh tuyệt vọng của Giôn xi : nỗi sự hãi ám ảnh tâm trạng của Xiu và cụ Bơ men trong đêm mưa gió. Niềm tin kỳ quặc của Giôn xi khi phó thác cuộc đời vào chiếc lá thường xuân.
b) Tình huống đảo ngược thứ 1:
- Tâm trạng đau khổ và hồi hộp của Xiu khi phải mở cửa cho Giôn xi. Sự bất ngờ ngoài dự kiến: chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó, hy vọng trở lại.
- Tâm trạng chờ đợi héo hắt của Giôn xi : thể hiện sự tuyệt vọng , thiếu niềm tìn vào sự sống. Thời gian là nỗi ám ảnh.
- Chiếc lá vẫn ở trên tường: Thức tỉnh ý chí sống của Giôn xi , giúp cô tự tin vượt qua bệnh tật. Thiên nhiên thua chiếc lá, bệnh tật thua ý chí con người.
c) Tình huống đảo ngược thứ 2
- Tâm trạng Xiu: từ hồi hộp lo lắng đến khi hiểu rõ sự thật là sự hoà trộn tình yêu thương và cảm phục trước tấm lòng cao cả của cụ Bơ men.
- Sự hy sinh từ một hành động lừa dối cao cả. Nght có thể thức tỉnh lòng tin cảu con người . Trên hết là tình yêu thương đồng loại.
3. Hợp
- Lời nói kết lại tác phẩm là sự khẳng định cho ý nghĩa cao cả của sự sống. Là ca ngợi và kính trọng trước nhân cách cao đẹp của người nghệ sĩ dám hy sinh vì đồng loại.
- Nghệ thuật dựng truyên đặc sắc, cách tạo tình huống bất ngờ giúp người đọc cảm nhân sâu sắc hơn ý nghĩa cảu truyện.
C. Kết bài
Cảm nhận cảu bản thân về ý nghĩa truyện ngắn, rút ra bài học về lòng nhân ái. 2)Trong nhịp sống tất bật, hối hả quay cuồng , nếu không có một khoảng lặng, một phút dừng lại ngắm nhìn cuộc đời, hẳn con người sẽ không bao giờ tìm được chút bình yên, thanh thản cho tâm hồn mình. Những lo toan thường nhật, cuộc mưu sinh bận rộn với bao toan tính, đắn đo đã cuốn con người vào vòng quay bất tận. Nhưng không, ở đâu đó, hơi ấm tình người vẫn lặng lẽ toả sáng. Ngay trong một khu phố nhỏ tồi tàn, vẫn cất lên bản nhạc dịu dàng giữa một xã hội phồn vinh, rộng lớn. Nơi ấy, nhà văn Mĩ O’ Henri, bằng tấm chân tình của mình, đã giúp người đọc phát hiện bao vẻ đẹp của tình thương yêu giữa những người lao động nghèo khổ. Đoạn trích trong “Chiếc lá cuối cùng” diễn tả đầy đủ vẻ đẹp những trái tim nhân hậu cao cả .
“Chiếc lá cuối cùng” là truyện ngắn kể về những người nghệ sĩ nghèo. Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ sống trong một căn hộ thuê rẻ tiền ở khu quảng trường Griniz gần công viên Oa-sinh-tơn. Bệnh viêm phổi và sự nghèo túng đã khiến Giôn- xi ngã gục trên con đường tìm về với sự sống. Cô nằm bất động trên giường bệnh, dõi theo những chiếc lá thường xuân qua ô cửa sổ và tin rằng mình sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Vẻ chán nản làm bệnh tình của cô ngày một trầm trọng. Xiu vô cùng lo lắng và bộc lộ nỗi niềm với cụ Bơ-men - người hoạ sĩ nghèo luôn ấp ủ ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa bao giờ thực hiện được, đành sống qua ngày bằng tiền vẽ tranh quảng cáo và ngồi làm mẫu cho các hoạ sĩ trẻ cùng xóm... Một buổi sáng, Giôn- xi lại thều thào ra lệnh cho Xiu kéo chiếc màn cửa sổ để cô nhìn ra ngoài. Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng đêm trước, một chiếc lá vẫn bướng bỉnh bám trên cành thường xuân. Đó là chiếc lá cuối cùng của cây. Cả ngày hôm ấy, Giôn-xi chờ cho chiếc lá rụng xuống và cô sẽ chết. Nhưng sáng hôm sau, chiếc lá vẫn còn nguyên trên cây, tiếp thêm cho Giôn- xi sức sống và niềm hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ. Khi Giôn-xi gần như chiến thắng được bệnh tật thì cụ Bơ-men qua đời, vì bệnh lao phổi. Chiếc lá thường xuân giúp Giôn-xi vượt qua cơn nguy hiểm là kiệt tác cụ Bơ-men đã vẽ trên tường trong đêm mưa gió dữ dội, tàn bạo, cái đêm mà chiếc lá cuối cùng không chịu nổi sức gió đã lìa cành... Đoạn trích thấm đượm tình người đã rung lên những sợi dây cảm xúc trong tâm hồn độc giả.
Tình người cao đẹp được thể hiện trước hết ở nhân vật Bơ-men và bức kiệt tác của cụ. Ngay từ đầu đoạn trích, người hoạ sĩ già khắc khổ này chỉ xuất hiện qua một vài chi tiết: Xiu và cụ Bơ-men “sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”; “cụ Bơ-men mặc chiếc áo sơ mi cũ màu xanh, ngồi đóng vai một tay thợ mỏ già trên cái ấm đun nước lật úp giả làm tảng đá” và cuối cùng chỉ thấp thoáng qua lời kể của Xiu. Nhưng có lẽ đôi hình ảnh hiếm hoi ấy mãi còn lại trong tâm trí bao người. Giây phút “nhìn cây thường xuân” đầy lo lắng là lúc cụ cảm nhận rõ nhất dáng ngủ yếu ớt cũng như mạng sống mong manh của Giôn-xi. Không ai biết trong ánh nhìn lặng lẽ chẳng nói năng và cái dáng ngồi làm mẫu bất động, cụ đang ấp ủ một điều gì. Đã từ lâu, ông cụ già “nhỏ nhắn dữ tợn” tự coi mình là một con chó xồm lớn chuyên canh gác và bảo vệ cuộc sống của hai nữ hoạ sĩ trẻ yếu đuối Xiu và Giôn-xi.Với cụ Bơ-men cô độc, có lẽ hai cô gái không khác gì những người ruột thịt, những người thân yêu nhất trong những năm tháng tuổi già hiu quạnh. Thường ngồi làm mẫu cho những bản vẽ của cô chị và hay tâm tình về tác phẩm kiệt xuất của mình, phải chăng đó là những tình cảm ấm áp mà cụ dành cho họ? Cụ hiểu tâm trạng Giôn-xi và nỗi lòng Xiu. Và... O’ Hen-ri không kể ông cụ làm gì sau khi về căn hộ cũ tồi tàn của mình. Cách cắt đoạn tạo một khoảng không gian riêng mà trong đó, chẳng ai có thể đoán được cụ Bơ-men sẽ có những hành đông cụ thể nào. Nhưng rồi, qua lời kể của cô chị Xiu, Giôn-xi và người đọc chợt ngỡ ngàng hiểu rõ công việc mà cụ đã âm thầm làm trong im lặng, trong những tiếng gào thét dữ dội của giông bão. Một mình cụ, với ngọn đèn bão, với bảng màu và chiếc thang mà có lẽ phải vất vẻ lắm cụ mới có thể lôi được nó ra khỏi chỗ cũ.... đã hoàn thành bức kiệt tác của cuộc đời mình. Thân già khổ sở trong đêm tối khủng khiếp đang nhăm nhe quật ngã mọi thứ, phải dũng cảm, chịu khó, bến bỉ như thế nào thì cụ Bơ-men nhỏ nhắn mới có thể gắng sức đương đầu với cơn mưa phũ phàng như vậy? Hơn nữa, vẽ - dẫu chỉ là vật nhỏ nhoi như một chiếc lá - trong hoàn cảnh khắc nghiệt, không ai giúp đỡ lại càng khó khăn gấp bội. Chiếc lá rất thật: “tuy ở gần cuống lá vẫn còn giữ màu xanh sẫm, nhưng rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa” được vẽ nên bằng tất cả tấm lòng, tâm huyết và tài năng của người hoạ sĩ già Bơ-men. Nhưng điều quan trọng nhất là mục đích cuối cùng của người hoạ sĩ “thất bại trong nghệ thuật” đã đạt được. Chiếc lá mỏng manh chống chọi, thách thức cùng gió rét đã tiếp thêm sức sống và niềm tin cho Giôn-xi, kéo cô từ vực sâu của chết chóc và bệnh tật lên đỉnh chiến thắng. Nhưng bù lại, cụ Bơ-men đã vĩnh viễn ra đi. Hoá ra ông cụ già “hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kì ai” lại là một người có thể hi sinh mạng sống của mình vì người khác. Chiếc lá là minh chứng cho tất cả tâm lòng thương yêu và sự quyết tâm cứu cô hoạ sĩ trẻ đầy tài năng với tương lai phía trước của cụ. Có thể cụ không nghĩ rằng đó là một kiệt tác. Dẫu bức tranh chẳng phải là tác phẩm có thể đưa cụ và hai cô gái trẻ ra khỏi nơi ẩm thấp rẻ tiền mà họ đang trú ngụ, nhưng có lẽ dưới suối vàng cụ vẫn sẽ mỉm cười mãn nguyện. Ngay hành động của cụ cũng đã là một kiệt tác, một kiệt tác vô giá dù không màu sắc, không đường nét, không âm thanh... nhưng chan chứa tình người. Tác giả không trực tiếp miêu tả mà tiết lộ cách “sáng tác” âm thầm, lặng lẽ ấy qua lời nói của Xiu tạo một sự bất ngờ cho người đọc, đồng thời tô đậm thêm tấm lòng cao cả và đức hi sinh như thánh thần của một hoạ sĩ già nghèo khổ.
Cũng như cụ Bơ-men, khi nhìn cây thường xuân chỉ còn trơ trọi vài chiếc lá, Xiu đã không giấu được nỗi lo sợ của mình. Giôn-xi tuy không ruột rà máu mủ gì với cô, nhưng cô thương Giôn-xi như một người em gái. Khoảnh khắc lặng nhìn cây thường xuân là khoảng lặng nặng nề đè trĩu tâm tư Xiu. Vì thế, sáng hôm sau, khi Giôn-xi yêu cầu kéo rèm cửa lên, cô “làm theo một cách chán nản”. Rõ ràng trong cô vẫn bị ám ảnh bởi tâm trạng bi quan của Giôn-xi. Cô không tin vào điều định mệnh về “chiếc lá cuối cùng” mà Giôn-xi nghĩ đến, nhưng cô sợ, với tình cảnh này, Giôn-xi sẽ thực sự rời xa cô mất. Cụ Bơ-men không nói gì với cô về việc làm của mình, về ý định thay thế chiếc lá thiên nhiên đã rơi rụng bằng một chiếc lá “nhân tạo” nên khi thấy trên cành chỉ còn duy nhất một chiếc lá lay lắt, mỏng manh, yếu ớt, Xiu không khỏi thắt lòng lo sợ. Tiếng thều thào đoán định của Giôn-xi: “Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cùng lúc đó thì em sã chết” như bóp nghẹt trái tim Xiu. Trước mặt Giôn-xi, Xiu tỏ ra mạnh mẽ là thế - một Xiu luôn cứng cỏi gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực của em - nhưng Giôn-xi có biết từ sâu thẳm tâm hồn Xiu cũng yếu đuối và đa cảm lắm? Cô thương Giôn-xi đến nỗi lo sợ không biết rồi mình sẽ ra sao nếu Giôn-xi chết đi “Em thân yêu, thân yêu! Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?” Lời động viên tràn đầy tình thươmng yêu để Giôn-xi hiểu rằng với Xiu, Giôn-xi như nửa cuộc đời cô. Giôn-xi mất đi rồi, liệu cuộc sống của cô có còn gì gọi là ý nghĩa? “Ngày hôm đó trôi qua, và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường”, một câu kể ngỡ như bình thường mà chứa đựng bao nỗi niềm. Trong bóng tối đang dần buông xuống, những đôi mắt vẫn không ngừng dõi theo chiếc lá cuối cùng như muốn chứng kiến cảnh chống chọi của nó với thiên thiên khắc nghiệt. Niềm hi vọng vẫn còn đó, nhưng có thể phụt tắt bất cứ lúc nào, khác gì ngọn đèn leo lét trước cơn gió dữ. Nhà văn không dùng một từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng Xiu khi sang ngày sau nữa, chiếc lá vẫn dũng cảm bám chặt trên cành, nhưng vẫn có thể hình dung nét mặt tươi tắn của cô. Hẳn Xiu rất mừng khi Giôn-xi muốn ăn cháo. Những cử chỉ chăm sóc tận tình đã được đáp lại. Lời nói của vị thầy thuốc “Được năm phần mười rồi. Chăm sóc chu đáo thì chị sẽ thắng” càng khơi dậy niềm hi vọng vốn có lúc tưởng như tắt lụi. Cùng với sự cổ vũ của “chiếc lá dũng cảm” - kiệt tác của cụ Bơ-men - Xiu đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp Giôn-xi tìm lại được niềm tin và sự sống. Tình bạn và tấm lòng chân thật đã chiến thắng lão già viêm phổi quái ác. Lại một khoảng thời gian nữa trôi qua, khoảng thời gian thể hiện sự tinh tế và chín chắn trong vai trò làm chị của Xiu. Khi Giôn-xi đã lấy lại được sự vui vẻ, Xiu mới nhỏ nhẹ nói cho em sự thật mà có lẽ cô cũng chỉ mới biết không bao lâu. Nếu Xiu biết trước ý định của cụ Bơ-men thì truyện sẽ mất đi nhiều sức hấp dẫn, và chắc chắn cũng sẽ không có đoạn văn thể hiện tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của Xiu. Cô không phải là trung tâm tác phẩm nhưng lại đem đến cho người đọc một tình cảm êm dịu, hiền hoà, góp thêm một phần vào bức tranh với những gam màu sáng của tình người cao đẹp. 3)
Tôi là Giôn-xi, một cô hoạ sĩ nghèo của nước Mĩ xa xôi. Là một người nghệ sĩ tôi phải đi nhiều nơi để tìm cảm hứng sáng tác. Vì vậy, tôi đã gặp nhiều chuyện bất ngờ, có thể kể cho các bạn nghe hàng giờ. Nhưng trong tất cả những điều ấy, câu chuyện bất ngờ nhất lại là câu chuyện về chính bản thân tôi. Câu chuyện “Chiếc lá cuối cùng”.
. Ngày ấy, tôi và Xiu-đi - một chị bạn vô cùng thân thiết, tốt bụng - sống trong một khu nhà trọ rẻ tiền. Hàng xóm của chúng tôi hầu hết đều là những người lao động nghèo, trong đó có một người hoạ sĩ già tên là Bơ- men. Cụ Bơ-men cũng có một niềm đam mê rất lớn tới nghệ thuật nhưng có lẽ cụ chưa tìm được nguồn cảm hứng sáng tác. Trong phòng cụ có một tấm vải vẽ căng ra đã từ lâu lắm và ông cụ suốt ngày có vẻ say khướt.
Mùa đông năm ấy, trời rét dữ dội. Trong xóm trọ của chúng tôi lan tràn một căn bệnh quái ác, căn bệnh viêm phổi. Cuộc sống nhiều thiếu thốn, đói và rét, cộng với thể lực vốn yếu ớt, tôi cũng bị gã khổng lồ độc ác ấy hỏi thăm. Người mệt rã rời, những cơn ho dữ dội tưởng chừng không dứt khiến người tôi như tan ra thành bụi. Tôi đã hoàn toàn bị căn bệnh đánh gục. Chị Xiu hoảng hốt chăm lo chạy chữa cho tôi. Với số tiền ít ỏi, dường như Xiu đã phải nhịn ăn nhiều bữa để lo bác sĩ. Chị ít ngủ và hay khóc thầm. Ngoài Xiu và vị bác sĩ già đáng mến, cụ Bơ-men cũng thường hay lên thăm tôi. Mỗi khi thấy tôi thều thào ho khan cụ đều lắc đầu ngao ngán. Và nhất là khi thấy tôi từ chối những thìa cháo của Xiu, cụ thường không tiếc lời mắng mỏ tôi là con bé ngu ngốc.
Dần dần, tôi thấy người mình yếu đi. Những cơn ho dai dẳng hơn, tôi không đủ sức để mà ho lớn. Tôi nằm ẹp xuống giường, không thể tự dậy dược. Tôi thấy sự sống đang từ bỏ mình từng ngày từng phút. Căn phòng quanh tôi trống vắng, lạnh lẽo vô cùng. Tôi thẫn thờ nhìn qua cửa sổ: ngoài kia, những chiếc lá thường xuân đang lặng lẽ rời cành. Chao ôi! Cuộc đời tôi cũng đang lặng lẽ rời bỏ sự sống như thế. Từng phút, từng phút một... và tôi biết, khi chiếc lá cuối cùng lìa cành thì cuộc đời tôi cũng lìa bỏ nhân gian. Tôi nói ý nghĩ ấy với Xiu, chị ôm lấy tôi vào lòng an ủi:
Con mèo con của chị... Em đừng nghĩ vớ vẩn như thế. Bác sĩ nói em sắp bình phục rồi.
Tôi biết đó chỉ là lời nói dối. Xiu đi lấy thuốc cho tôi, chị gặp cụ Bơ- men, nói gì đó với cụ. Tôi lại thấy cụ mắng tôi rất lớn:
Ngu ngốc! Thật là con bé ngu ngốc! Ai lại đi gắn đời mình vào những chiếc lá ngớ ngẩn!
Đêm hôm ấy, mưa gió dữ dội. Tôi nghe ngoài trời từng đợt lá ràn rạt rơi. Tôi biết, ngoài kia, chiếc lá thường xuân cuối cùng sắp rụng. Tôi chỉ chờ đến ngày mai nhìn thân cây trơ trụi để trút hơi thở cuối cùng.
Sáng hôm sau, tôi thức dậy thấy chị Xiu vẫn ngủ gục trên bàn: tối qua có lẽ chị đã thức khuya lắm để chăm tôi. Tôi chăm chú nhìn gương mặt hốc hác, xanh xao của chị mà thấy thương chị vô cùng. Bất giác, tôi xót xa mong chờ giây phút chiếc lá cuối cùng rời cành để khỏi làm phiền những người xung quanh. Chị Xiu thức dậy, lại gần hỏi xem tôi có cần gì không. Tôi không nhìn Xiu, lạnh lùng bảo chị kéo tấm rèm lên. Xiu uể oải, chán chường và lo lắng căng thẳng miễn cưỡng kéo tấm rèm lên. Ô kìa! Ngoài kia một chiếc lá thường xuân vẫn còn đó! Chiếc lá kiên trung bám vào thân cây bò trên tường. Chiếc lá còn xanh, chỉ rìa lá thì đã ngả vàng. Trận mưa giông dữ dội đêm qua không làm chiếc lá mất đi thì tại sao tôi lại vội rời bỏ cuộc sống tươi đẹp? Rời bỏ ước mơ trở thành họa sĩ? Rời bỏ Xiu yêu quý của tôi? Tôi nhìn sang Xiu, chị cũng đang kinh ngạc trân trân nhìn chiếc lá. Tôi vui vẻ bảo chị lấy tôi chút chút rượu nhẹ. Xiu sung sướng rời khỏi phòng.
Dần dần, tồi thấy tinh thần phấn chấn hơn. Người thấy mạnh mẽ dần lên. Bác sĩ vào thăm bệnh cho tôi cũng thấy vui vẻ hẳn. Một buổi sáng, trong lúc chờ Xiu đi lấy thuốc, tôi khẽ lấy cuộn len và chiếc que đan để thử làm chút gì sau thời gian dài nằm giường bệnh. Lát sau, Xiu vào phòng, tôi thấy gương mặt Xiu vô cùng xúc động. Chị bước tới giường, nhìn sâu vào mắt tôi:
Con mèo con của chị...! Cụ Bơ-men đã mất rồi. Mất vì bệnh viêm phổi. Vào cái đêm mưa gió hãi hùng hôm trước, người ta tìm thấy cụ khi người cụ đã ướt mềm. Sau đêm ấy, cụ nằm liệt giường và vừa mất sáng nay. Dưới chân tường trước cửa sổ phòng chị em mình - Xiu hướng ánh mắt đến chiếc lá thường xuân bất động - người ta thấy rơi vãi những chiếc bút vẽ, những bảng màu... Giôn-xi! Có bao giờ em thắc mắc tại sao không bao giờ em thấy chiếc lá cuối cùng rung động...? Cụ Bơ-men đã vẽ nó vào cái đêm tất cả những chiếc lá khác rời cành.
Nói rồi Xiu khóc nức nở. Tôi trân trân nhìn chiếc lá cuối cùng.. Lòng trào lên niềm một xúc động vô bờ.
Giờ đây, tôi đã là một hoạ sĩ có tên tuổi. Dưới mỗi bức vẽ của mình tôi đều kí tên Bơ-men. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, tôi vẫn trở về khu nhà trọ xưa viếng mộ cụ. Kỉ niệm về cụ và chiếc lá cuối cùng tôi vẫn còn lưu giữ trọn vẹn trong tim. Tôi đã nhiều lần thử vẽ lại chiếc lá ấy nhưng lần nào cũng đành bất lực ngồi trước mảnh vải trắng trơn. Tôi biết, chỉ có lao động nghệ thuật hết mình tôi mới có thể đền đáp sự hi sinh vĩ đại của người hoạ sĩ già đáng kính ấy.
Chúc bạn học tốt
Em duỗi chân ra để sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất. Em nhận ra rằng, mình vẫn đang ngồi giữa trời đông giá rét với que diêm đã tàn hẳn trên tay, em giật mình vì nhớ ra rằng người cha em đã giao cho em nhiệm vụ đi bán diêm, nếu đêm nay mà trở về tay trắng, chắc chắn em sẽ bị cha đánh. Em lại đánh liều quẹt tiếp que diêm thứ hai, diêm lại rực cháy, hai bức tường cạnh em như biến thành một tấm rèm bằng vải màn, em nhìn thấu tận bên trong nhà. Bàn ăn đã dọn đầy đủ các món, trên bàn là một con ngỗng quay thơm phức, những bộ bát đĩa bằng sứ đẹp đẽ, chiếc khăn phủ bàn màu trắng tinh, những giỏ hoa quả đầy ắp, còn có một ổ bánh mì nóng hổi ra lò. Nhưng thật lạ kì là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa mang theo cả dao ăn, phóng sết cắm trên lưng tiến về phía em. Chợt… que diêm thứ hai lai vụt tắt, những bức tường lạnh lẽo xung quanh em lại trở về, ngoài trời tuyết vẫn rơi lạnh lẽo. Thực tế đã thay thế cho những mộng mị, chẳng có lò sưởi, cũng chẳng có bàn ăn, không có ngỗng quay, lại càng không có bánh ngọt. Tất cả chỉ là ảo ảnh, xung quanh vẫn là con phố lạnh lẽo vắng teo tuyết phủ kín, gió bấc lạnh buốt thì không ngừng thổi từng hồi, những đoàn người vẫn hối hả trở về nhà hay đến những chỗ hẹn ấm cúng. Tất cả vẫn không hề để ý tới cô bé bán diêm, hình như đối với họ em vô hình.