Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
“Dân chài lưới làn da đen rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Sau một ngày ra khơi, đoàn thuyền trở về trong sự đón đợi của dân làng “khắp dân làng tấp nập đón ghe về”. Cách gọi có sự đổi thay, từ những “chiếc thuyền” chuyển sang “ghe” mang đậm tính địa phương vùng biển, người đọc hiểu rằng trong từng câu chữ đều thấm đượm một tình yêu cháy bỏng. Hình ảnh “những con cá tươi ngon thân bạc trắng” báo hiệu một chuyến ra khơi tốt đẹp và càng tô thêm sức sống cho bức tranh vùng vạn chài. Nổi bật lên trên nền bức tranh đó là những người dân chài. Tế Hanh đã chọn lọc những nét tiêu biểu, đúng chất nhất để nói về người dân quê mình. Đó là những con người khỏe khoắn, rắn rỏi với “làn da ngăm rám nắng”, làn da đã trải qua bao sương gió. Họ là những người lao động thực sự. Đặc biệt, nhà thơ đã nói lên nét đặc trưng của người miền biển với hình ảnh giàu sức gợi cảm: “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”. Những chàng trai chài lưới hiện lên mang vẻ đẹp kì vĩ, cường tráng sánh ngang với thiên nhiên, vũ trụ. Ở họ có nét đẹp của con người đã hiên ngang chinh phục thiên nhiên. “Vị xa xăm” là vị vô hình, vị lao động miệt mài, vị của thiên nhiên hòa lẫn với con người. Hình ảnh vừa thực mà vừa lãng mạn, đầy chất thơ. Có lẽ chất muối của biển không chỉ thấm vào những con thuyền, thấm vào những người dân chài mà đã thấm đượm cả trang thơ Tế Hanh.
Hình ảnh quê hương trong dòng hồi tưởng của nhà thơ khép lại với hình ảnh bình yên: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Dù là “bến mỏi” nhưng không gợi nên sự rã rời, mệt mỏi mà ở đó là sự nghỉ ngơi thư thái chuẩn bị cho một chuyến ra khơi lại sắp sửa.
Chúc bạn học tốt!!!
Câu 2:
* Hoàn cảnh ra đời của văn bản "Thuế máu":
Văn bản "Thuế máu" được trích từ chương I cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp - một tác phẩm chính luận của Nguyễn Ái Quốc viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu tiên tại Pa-ri năm 1925, xuất bản lần đầu tiên ở
Việt Nam năm 1946. Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời trong thời kì chủ nghĩa thực dân Pháp thực hiện âm mưu "khai thác triệt để' thuộc địa. Sau đại chiến thứ nhất, bọn đế quốc Pháp phản bội mọi lời hứa hẹn tốt đẹp với nhân dân thuộc địa. Hơn nữa, chúng ra sức tăng cường toàn bộ chính sách bóc lột, đàn áp hết sức dã man, với những kế hoạch quy mô, những tổ chức có hệ thống về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa. Hầm mỏ, nhà máy, đồn điền cao su tập trung hàng nghìn công nhân là những địa ngục trần gian. Thuế má nặng nề, phi lí, rượu cồn, thuốc phiện..., giam hãm người nông dân trong cảnh bần cùng, đói rét. Bộ máy quan lại được củng cố, trở thành những công cụ đắc lực, bắt bớ những người yêu nước và bóc lột đến tận cái khố rách của nhân dân thuộc địa. Chúng thi hành mọi chính sách thâm hiểm và trắng trợn chống lại nền văn hóa dân tộc. Nấp sau chiêu bài "Bình đẳng, Bác ái", và nhiều khi không cần chiêu bài gì, chúng muôn biến những dân tộc bị áp bức thành những dân tộc đời đời làm nô lệ. Để thực hiện những âm mưu ấy, chủ nghĩa đế quốc Pháp xuất khẩu những tên thực dân sang thuộc địa. Bọn này hùng hổ kéo từng đoàn, từng lũ sang thuộc địa để vơ vét, chém giết, dưới khẩu hiệu lừa bịp “khai hóa ". Dù che giấu dưới cái vẻ hào nhoáng nào, chúng vẫn lộ nguyên hình là những con quỷ dữ. Đó là hình ảnh cụ thể nhất của chủ nghĩa đế quốc "ăn bám" và "thối nát". Bản án chế độ thực dân Pháp của Hồ Chủ tịch đã miêu tả quá trình tiêu vong của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn giãy chết của nó, qua hình tượng những tên thực dân dưới nhiều hình dáng.
* Ý nghĩa nhan đề của văn bản "Thuế máu":
Một nguyên tắc được quán triệt thâu đáo trong quan điểm sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh là luôn luôn phải xác định một cách rõ ràng đối tượng, mục đích (Viết cho ai? Viết để làm gì?), từ đó đề ra phương pháp cụ thể (Viết như thế nào?). Có thể nói, thành công lớn nhất về mặt nghệ thuật của Bản án chế độ thực dân Pháp nói chung và chương Thuế máu nói riêng là trên phương diện bút pháp. Mọi yếu tô" từ lời văn, câu chữ, kết cấu, giọng điệu... đều được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, đáp ứng các yêu cầu về đối tượng, mục đích của tác phẩm.
Về mục đích: viết để tô" cáo tội ác của thực dân Pháp (như tên tác phẩm đã nêu) ở các nước thuộc địa.
Về đôi tượng: đây là vấn đề phải được xem xét kĩ lưỡng. Đối tượng trực tiếp của Bản á«....không phải là nhân dân Việt Nam với hơn 90% dân sô" mù chữ lúc bấy giờ. Đối tượng của tác phẩm là nhân dân Pháp, mở rộng ra là dư luận tiến bộ trên toàn thế giới. Dù ở nhiều thành phần khác nhau nhưng họ đều có một đặc điểm cơ bản, đó là trình độ văn hoá rất cao nhưng lại chưa hiểu biết gì nhiều về các nước thuộc địa, do đó dễ dàng bị giai cấp thống trị lừa gạt. Nhiều người tin rằng, quân đội Pháp đang thực hiện những sứ mệnh cao cả, đó là đem lại hạnh phúc, no ấm cho các dân tộc thuộc địa.
Với đối tượng như vậy, chọn cách viết như thê" nào? Nếu đứng về phía nhân dân các nước thuộc địa mà tô" cáo e sẽ khó tạo được sự hấp dẫn cho bạn đọc, do đó khó đạt được hiệu quả mong muôn. Bởi vậy, thay vì tô" cáo trực tiếp, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho mình vị trí trung lập, khách quan, thậm chí đứng từ góc nhìn của người Pháp để khái quát vấn đề. Góc nhìn ấy đã tạo ra một giọng điệu châm biếm rất sâu cay khiến cho thực dân Pháp rất tức tối mà không làm gì được (về mặt pháp lí).
Gây ấn tượng với bạn đọc trước tiên là nhan đề: Thuế máu.
Là một công dân bình thường, không ai xa lạ với chuyện đóng thuê": thuê" đường, thuê' chợ, thuê" ruộng đất, thuê" kinh doanh... Những người Pháp quan tâm đến văn học thuộc địa có thể biết ở Việt Nam (lúc bấy giờ) người dân phải đóng thuê' thân, không những người sống mà đến cả người chết cũng phải đóng (?) (Tắt đèn - Ngô Tất Tố) nhưng không ai có thể tưdng tượng nổi một thứ thuê" ghê rợn đến thế: thuế máu. Khi các quan cai trị cần tiền, cần rất nhiều tiền, họ không ngại ngần gì mà không tăng thuê", đồng thời vẽ ra đủ các thứ thuê" vô lí mới, bất chấp những người nô lệ è lưng ra cũng không gánh nổi bởi vì những người nô lệ làm gì có quyền đấu tranh? Tương tự như vậy, khi các quan muốn củng cố địa vị cho mình bằng các cuộc chiến tranh hao tổn xương máu, hà cớ gì không bắt đám dân nô lệ “dễ bảo” kia đem xương máu ra mà cống nộp? Và thế là thuế máu ra đời.
Chúc bạn học tốt!!!
Đồ dùng học tập
Bài làm:
Vừa mới mở chiếc cặp sách ra, tôi cảm thấy choáng váng khi thấy những thứ ly kì như vừa bước vào một cách của thần kì vậy. Mọi thứ được xếp ngăn nắp gọn gàng. Chiếc bút máy màu bạc ánh kim trông mới đẹp làm sao, nó được đặt ở trung tâm của ngăn đựng bút toát lên vẻ đẹp của những chiếc bút khác. Thước kẻ, Com-pa,... đan xen nhau tạo thành một ngăn thước gọn gàng đẹp mắt. Chúng trông như hàng rào bảo vệ, không cho những thứ khác xâm phạm. Những quyển sách, quyển vở được sắp xếp ngăn nắp đâu vào đấy. Tôi chỉ muốn hét lên: "Thật kì diệu!"
Trường từ vựng chỉ đồ dùng học tập: Các từ in đậm và in nghiêng.
Chúc bạn học tốt!
Mình gợi ý nhé!
Mở bài :
- Trong thế giới loài hoa , mỗi loài có một vẻ đẹp và sắc thái riêng như hoa hồng thì ..... . hoa sen thì .......
- Thế mà tôi lại xao động trước một loài hoa dại bình thường - hoa xuyến chi
Thân bài
Tả bao quát :
- Là loài hoa dại . Nơi đâu nó cũng sống đc ( có thể thêm )
- Tả chung chung hoa
Tả chi tiết :
- Tả cánh hoa : tròn , màu trắng mịn .
- Nhị hoa : vàng ( bạn có thể xen thêm ong bướm ) thường có từ 3 5 cánh hoa
- thân hoa : nhỏ , gầy nhàu xanh
( bạn có thể tả thêm )
Kết bài :
- Nhiều ng` ko thích hoa vì vẻ ngoài của nó
- Hoa là 1 tấm gướng sáng cho chúng ta nói theo : sống dản dị và thích nghi với mọi điều kiện sông
- Bạn có thể nêu thêm tình cảm của mình
Bn tham khảo
Gửi ông nơi phương ,
Con đã tự hứa với mình một ngày nào đó sẽ viết một bài về ông để gửi lên báo Ngôi Sao. Con từng viết nhiều bài về ông, nhưng con đã không gửi. Con suy nghĩ rất ngây ngô rằng người ta sẽ không bao giờ đăng bài viết về một người đã mất - người ấy lại không phải những nhà khoa học hay những bậc vĩ nhân như là Einstein, Picasso hay Newton… Nhưng lần này con sẽ gửi ông ạ. Trong lòng con luôn tin rằng ông thực sự là một người rất quan trọng với con và rất nhiều người… Bởi khi nghĩ về ông, con tin rằng ai cũng nhớ và muốn sống tốt hơn.
Khi còn sống, ông là một người con, người chồng, người cha, người ông mẫu mực… được rất nhiều người yêu mến. Hàng xóm láng giềng ai cũng kính trọng. Hồi sống cùng ông bà, con mới ít tuổi nhưng con đủ hiểu một người tốt là như thế nào…
Con nhớ lắm, đám cưới nào trong làng mà không có ông là mất vui vì ông luôn cười vui và tếu táo. Ông đủ lạc quan để vui với niềm vui của người khác. Ông từng đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người nên đủ từng trải để cảm thông với nỗi buồn của mọi người… Ông là một giáo viên dạy Lịch sử. Con biết ông còn là một nhân vật quan trọng trong Ban kiến thiết của làng mình.
Đối với con, ông lại càng quan trọng. Bởi vì không có ông thì chẳng ai dạy con học, chẳng ai rèn cho con tính tự giác ngồi vào bàn mỗi buổi tối. Ông không hề cầm roi, hay quát con phải ngồi vào bàn học, ông chỉ nhẹ nhàng động viên, khuyến khích, thích thú nghe con đọc truyện, cười thật to mỗi khi con mang tấm giấy khen học sinh xuất sắc về khoe. Cả những phiếu bé ngoan hồi Mẫu giáo, ông cũng dán chúng thật cẩn thận lên các tờ lịch treo tường.
Ông gầy, móm hết cả hai hàm răng và có một vết thương nhỏ ở chân. Bà kể đó là do ông bị tai nạn sập giàn giáo ở công trường hồi còn trẻ. Hồi bé con rất thích công việc đánh răng giả cho ông mỗi khi ông tháo bộ răng để vệ sinh. Rồi con cứ nhìn ông móm mém đến buồn cười. Trông như ông cụ 80 tuổi ấy!
Thi thoảng vào những ngày chủ nhật, ông lại đèo con và em ra thăm Vườn Bách Thú, Lăng Bác và những người bạn của ông ở Hà Nội. Hồi đó được ra thủ đô là một niềm hạnh phúc rất lớn lao với những đứa trẻ con ở quê như chúng con.
Năm học lớp 6, con đỗ trường huyện, trường chưa xây xong phải học nhờ trường khác, cách nhà 4km, vậy mà 6h sáng nào ông cũng đèo con đi học. Ông đi thật chậm khiến con luôn cảm giác thật an toàn. Đến trường, lúc nào con cũng tự hào khoe với các bạn và cô giáo: “Ông ngoại tớ đấy, ông tớ là giáo viên…”. Giờ khi đã tốt nghiệp đại học và đi làm, sau bao nhiêu năm, cô giáo cũ hồi cấp 2 và bạn học cùng cấp 2 vẫn còn nhớ và hỏi thăm ông.
Mỗi lúc nhắc đến ông, con luôn thấy mình như bé lại. Mỗi đứa trẻ đều có niềm tự hào của riêng mình, còn niềm tự hào to lớn của con chính là ông ngoại. Nhiều lúc con tự hỏi, tại sao người tốt như ông mà chỉ sống đến tuổi 61?
Hồi bé con chưa bao giờ nghĩ thuốc lá có thể gây chết người, vậy mà nó đã làm ông bị lao phổi và cướp đi tính mạng ông. Con còn nhớ như in buổi chiều hôm ấy, con đang quét sân thì thằng em họ vào báo là ông mất rồi! Con không tin vào tai mình nữa, chạy một mạch vào nhà ông, con thấy ông nằm trên giường, hai tay bị buộc chặt bởi một chiếc khăn tang trắng. Và con cứ thế chạy ra ngoài hiên ôm cột khóc nức nở. Chiều hôm ấy trời đột ngột mưa rất to như thể ông trời cũng khóc thương ông cùng với con vậy.
Hôm sau trời lại nắng ráo, con chưa bao giờ thấy đám ma nào dài như đám ma của ông, có rất nhiều người đến đưa tiễn ông về nơi yên nghỉ cuối cùng. Trong những bức ảnh chụp lại, con thấy màu vàng rợp cả cánh đồng… Màu vàng và màu trắng của khăn tang không làm con cảm thấy cái không khí u ám của một đám ma bình thường… mà nó lại có một hơi ấm kì lạ, hơi ấm trong sự đau thương, mất mát của những người thân, bà con họ hàng, bạn bè của ông. Nó giống như chính con người ông vậy, cho dù đã rời xa cuộc đời, nhưng ông vẫn để lại những hình ảnh tốt đẹp, ấm áp trong lòng mọi người…
Có phải sống chết là có số? Nếu sau này con bắt buộc phải giã từ cuộc đời sớm như ông thì con sẽ không sợ đâu vì ông con đã ra đi trong sự thanh thản, trong sự nuối tiếc của bao nhiêu người. Có những con người hay làm việc xấu, tâm trạng lúc nào cũng lo sợ, đến lúc lìa trần rồi vẫn có cảm giác không yên.
Và từ ấy, con không còn được nhìn thấy niềm tự hào trong mắt ông, không được nghe tiếng cười vang vang của ông nữa, nhưng hình ảnh ông vẫn mãi trong tâm trí con, con tự dặn mình phải luôn cố gắng để ông vẫn tự hào về cháu mình với các bạn ở thế giới bên kia.
Con cứ ước giá ông sống thêm ít nhất là 20 năm nữa… 61 tuổi đối với những người ở quê thì mới bắt đầu được an nhàn, thế mà ông đã đi rồi. Mỗi lần nhắc về ông, bà ngoại, mẹ con, dì và các cậu ai cũng xúc động. Mọi người luôn có một chuyện gì đó để kể vì cuộc đời ông dường như gắn liền với các câu chuyện. Ước gì con có thể gom tất cả lại để viết thành một cuốn sách.
Con không biết viết văn tế… nhưng con thực sự muốn viết một vài điều về ông ngoại, con ước ông còn sống để đọc được những dòng này. Nhưng con biết ông đã đi rất xa và rất bình yên vì ông đã sống một cuộc đời trọn vẹn!
~ Chúc bn học tốt!~
Trong ngôi nhà nhỏ bé và xinh xinh của gia đình em. Em yêu tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ, mẹ là người gắn bó với em, yêu thương em nhất và là người sống mãi trong lòng em .
Từ khi mới sinh ra em đã được mẹ chăm sóc và nuông chiều như một bông hoa nhỏ. Mỗi lần em bị điểm kém mẹ không la rầy mà chỉ nhẹ nhàng khuyên bảo. Khi em được điểm cao, mẹ nhẹ nhàng vuốt tóc và khen :” Con gái của mẹ giỏi lắm, mẹ rất tự hào về con”. Đôi mắt mẹ ánh lên niềm vui và niềm hạnh phúc.
Mẹ là một người phụ nữ đảm đang và hết lòng vì gia đình, mẹ không quản ngại chuyện thức khuya dậy sớm để lo cho con cái. Em vẫn nhớ như in tuổi thơ của mình với mẹ, những ngày đầu chập chững tập đi mỗi lần em ngã mẹ lại ôm em vào lòng. Như một chú chim non tập bay, mẹ khích lệ em :” Con giỏi lắm”. Rồi những trưa hè nắng nôi bên chiếc võng đung đưa mẹ ru em ngủ, câu hát ngày nào sao mà trầm ấm và ngọt ngào như thế. Mẹ tranh thủ những buổi chiều giúp em luyện chữ và dạy em học, mẹ thường ra những câu đố để hai mẹ con cùng giải. Để em dễ thuộc bài mẹ đọc thơ :” O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội nón, Ơ thì mang râu” cách học của mẹ đã giúp em dễ thuộc bài. Khi em lớn lên và bước vào lớp một mẹ vẫn luôn sát cánh bên em, dù ngày mưa hay ngày nắng mẹ vẫn đưa em đến trường.
Mặc dù được cưng chiều nhưng mẹ vẫn rèn cho em nếp sống tự giác, gọn gàng, ngăn nắp. Mẹ bảo con gái phải biết giữ ý giữ tứ, phải biết trông trước trông sau, mẹ còn dạy em phải biết yeu thương người khác, biết giúp đỡ nhưng người có hoàn cảnh khó khăn. Lời mẹ dạy em luôn ghi nhớ và không bao giờ quên.
Mẹ dạy em rất nhiều việc: rửa được chén, quét được nhà, nấu được cơm. Nếu ai đã được thưởng thức những món ăn mẹ nấu thì phải thốt lên rằng:” Thật tuyệt vời!”. Nhưng những món ăn đó không chỉ ngon đơn thuần mà nó còn chứa đựng những tình cảm mà mẹ đã dành cho em và cho gia đình.
Em đã từng thắc mắc tại sao mẹ lại giỏi như vậy. Một đêm em đã hỏi bố điều đó, bố nói rằng mẹ đã từng là một học sinh giỏi của trường. Nhưng vì công việc của bố tiến triển nên mọi việc do bố đảm nhiệm còn mẹ thì ở nhà để lo cho gia đình. Em xúc động khi nghe thấy điều đó, mẹ đã từ bỏ ước mơ của mình để lo cho gia đình êm ấm. Em thấy thương mẹ quá.
Em nhớ nhất là kỉ niệm mẹ chăm sóc em những ngày đau ốm. Một buổi chiều em đi học về, mưa ào ào đổ xuống làm người em ướt hết tối hôm đó cơn sốt ập đến, người em thì nóng bừng bừng còn chân tay thì lạnh run. Em nói với mẹ:” Mẹ ơi con lạnh lắm”. Mẹ sờ trán em và bảo:” Không sao đâu con bị sốt đấy”. Rồi mẹ lấy nước mát đắp vào chiếc khăn bông và đắp lên trán em. Mẹ ghé ly nước vào miệng và cho em uống thuốc:” Ngày mai con sẽ khỏi ngay ấy mà”. Ngày hôm sau, em thấy mẹ vẫn ngồi cạnh và nắm chặt lấy tay em, em thấy thương mẹ quá.
Em rất yêu quý mẹ, em xin hứa sẽ học thật tốt để làm mẹ vui và không phụ lòng của mẹ. Mẹ kính yêu ơi! Con rất cảm ơn mẹ vì đã sinh ra con và nuôi nấng con thành người. Con sẽ nhớ hình ảnh và nụ cười dịu dạng của mẹ. Mẹ là người sống mãi trong lòng con.
PHẦN I: Trắc nghiệm khách quan (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1. Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" thuộc thể thơ nào?
A. Thất ngôn tứ tuyệt B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
C. Thất ngôn bát cú D. Song thất lục bát
Câu 2. Thơ của tác giả nào được coi là gạch nối giữa hai nền thơ cổ điển và hiện đại Việt Nam?
A. Trần Tuấn Khải B. Tản Đà
C. Phan Bội Châu D. Phan Châu Trinh
Câu 3. Tác phẩm nào dưới đây không thuộc thể loại nghị luận trung đại?
A. Chiếu dời đô B. Hịch tướng sĩ.
C. Nhớ rừng D. Bình Ngô đại cáo
Câu 4. Đọc hai câu thơ sau và cho biết: Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ- Khắp dân làng tấp nập đón ghe về (Tế Hanh), thuộc hành động nói nào?
A. Hỏi B. Trình bày
C. Điều khiển D. Bộc lộ cảm xúc
Câu 5. Tác phẩm "Hịch tướng sĩ" được viết vào thời kì nào?
A. Thời kì nước ta chống quân Tống
B. Thời kì nước ta chống quân Thanh
C. Thời kì nước ta chống quân Minh
D. Thời kì nước ta chống quân Nguyên
Câu 6. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ "Nhớ rừng" của (Thế Lữ) là gì?
A. Bay bổng, lãng mạn
B. Thống thiết, bi tráng, uất ức
C. Nhỏ nhẹ, trầm lắng
D. Sôi nổi, hào hùng
Câu 7. Yêu cầu về lời văn của bài giới thiệu một danh lam thắng cảnh là gì?
A. Có tính hình tượng
B. Có nhịp điệu, giàu cảm xúc
C. Có tính hàm xúc
D. Có tính chính xác và biểu cảm
Câu 8. Dòng nào phù hợp với nghĩa của từ "thắng địa" trong câu: "Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa" (Chiếu dời đô)?
A. Đất có phong cảnh đẹp
B. Đất có phong thủy tốt
C. Đất trù phú, giàu có
D. Đất có phong cảnh và địa thế đẹp
PHẦN II: Tự luận (8,0 điểm)
Câu 1 (1,0 điểm)
Em hãy cho biết: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố nào?
Câu 2 (2,0 điểm): Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!"
(Quê hương – Tế Hanh)
Câu 3 (5,0 điểm)
Vẻ đẹp tâm hồn của Bác qua bài thơ Ngắm trăng.
Năm học lớp 4, tôi bị ốm một trận kéo dài 13 ngày. Trước đó một năm, em Trinh yêu thương của tôi đang học lớp 2 bị ốm rồi mất một cách đột ngột. Bà nội bố mẹ tôi và tôi cứ đau buồn mãi. Đêm đêm, bà và mẹ vẫn sờ tay vào trán tôi, lặng lẽ nhìn đứa cháu ốm đau, nước mắt đầm đìa. Bà thở dài và ho rũ rượi.
Dạo ấy, tháng 9 mưa tầm ta kéo dài. Một buổi chiều mưa gió, mẹ đang nấu cháo cho tôi, bất ngờ có một con chim lạ ướt lướt thướt bay vào bếp. "Chim sa, cá nhảy” là điềm gở - mẹ thầm nghĩ thế. Mấy lần bị mẹ đuổi ra, nhưng con chim lạ vẫn kêu thảm thiết, như đứa bé khóc, cứ đi vào. Mẹ nói chuyện đó với bà. Bà vội vàng đi xuống bếp, bắt con chim non đặt lên bàn tay gầy guộc. Con chim sáo mỏ vàng mới ra ràng thì bị gió mưa làm rã cánh. Bà nói với mẹ như tự nói với lòng mình:
- Đây không phải là “chim sa, cá nhảy”. Nó là một em bé mồ côi đang bị tai họa, phải thương nó, phải cứu vớt nó như cứu vớt một con người. Bà nghe nó kêu thê thảm như tiếng gọi của cháu Trinh cơ mà...
Mẹ và bà lấy cơm nguội cho chim ăn và sưởi ấm cho nó. Đói quá, chim ăn một cách ngon lành. Bố đã mượn một chiếc lồng của anh Ca con bác Thuận để nuôi con chim non.
Rất lạ là ngày hôm sau đó, tôi dứt cơn sốt rồi khỏe dần, ăn cháo, ăn cơm, đi lại được từ trong nhà ra sân, ra ngõ. Ba ngày sau, tôi đòi bố mẹ đưa tôi đến lớp. Bà và bố mẹ mừng lắm. Mẹ nói với bà và bố:
- Con chim non này đã mang tin vui, tin tốt lành cho gia đình ta. Ta nên để nuôi và chăm sóc nó...
Mấy ngày sau đó, bố đã mua được một chiếc lồng son tuyệt đẹp ở thị trấn đem về. Con chim non bé bỏng đã trừ thành một người bạn nhỏ quý mến của tôi.
Hôm nào đi học về, tôi cũng bắt cho chú chim non một vài con cào cào, châu chấu. Nó vừa kêu ríu ra ríu rít, vừa ăn một cách ngon lành. Tôi tập cho nó ăn mít chín, ăn chuối, ăn khoai, ăn dường, ăn thịt mỡ... Tôi làm theo đúng điều bà dặn là tập cho chim ăn đủ thứ mặn, ngọt... để nó quen dần, không bay mất.
Chỉ hơn một năm sau, con sáo mỏ vàng đã có một bộ cánh xanh đen biêng biếc, cái đuôi trắng xòe ra như chiếc quạt lụa. Cái mỏ vàng chanh. Cặp mắt tròn óng a óng ánh. Đôi chân bé nhỏ màu nâu, nhảy nhót trông rất ngộ. Sớm sớm, chiểu chiều, con sáo cất tiếng hót véo von.
Sáng sớm nào cũng vậy, tôi mở cửa lồng, chim đã bay một vòng quanh sân, rồi đậu lên bờ tường. Chim cất tiếng hót ríu rít khi bố mẹ dắt xe đi làm, khi tôi khoác cặp sách lên vai đi học. Chim nhảy chân sáo theo bà ra vườn. Trong lúc bà lúi húi hái rau, nhổ cỏ thì chim đi hết luống rau này đến khóm hoa khác bắt sâu bọ. Mỗi lần bắt được một con sâu ngậm vào mỏ, nó liền bay đến trước mặt bà, kêu ríu rít như để khoe, để báo công. Hôm nào cũng vậy, tôi đi học vừa về tới ngõ thì chú ta đã bay ra đón chào. Nó đậu lên vai, nó đậu lên cặp sách, nó hót mừng ríu rít. Hình như nó hỏi tôi: “Hôm nay anh được mấy điểm 10? Bữa nay có con châu chấu, cào cào đặc sản nào không?”.
Ba năm sau, cặp mắt con sáo mỏ vàng đã đỏ rực, tiếng hót khàn khàn. Nó tập nói tiếng người. Tôi trở thành “thầy giáo” dạy nó tập nói. Nó rất sáng dạ. Chỉ một thời gian ngắn nó biết gọi bà: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”. Nó đánh thức tôi: “Kỳ ơi! Đi học! Đi học!”. Nó vừa ăn chuối vừa khen: “Ngon! Ngon!”. Bô' mẹ đi làm về, nó vỗ cánh, kêu: “Chào ngài! Chào ngài!”.
Con sáo mỏ vàng thật đáng yêu. Nó là cái đồng hồ báo thức mỗi sáng cho gia đình. Nó đem bao niềm vui cho tất cả mọi người. Nó quyến luyến, nó ân cần, nó quan tâm đến tất cả. Nó quý bà lắm! Bà bị ốm, nó bỏ ăn, suốt ngày đêm quanh quẩn nơi bà nằm. Có bà con nào đến thăm, nó mừng rỡ cất tiếng gọi: “Bà ơi! Có khách! Có khách!”.
Sáng nay, trời nắng đẹp, con sáo mỏ vàng lại theo bà ra vườn. Mẹ thường nói: “Bà là ân nhân của con chim nhỏ”. Bà thì bảo: “Có con sáo mỏ vàng, cháu bà vừa ngoan vừa học giỏi”. Còn tôi thì thầm nghĩ: “Giá em Trinh còn sống thì năm nay em đã lên học lớp 6 rồi; em sẽ vui sướng biết bao khi có con chim sáo mỏ vàng làm bạn”.
Chú Cún của tôi giờ đã được bốn tuổi, lông trắng muốt, hơi xù trông rất đáng yêu. Bố tôi mua nó về vừa để nó giữ nhà, vừa để cho tôi có bầu có bạn.
Năm tôi 12 tuổi, nó còn bé nhỏ nên tôi gọi là “Cún Con”. Tôi là một cô bé rất yêu loài vật, nên tôi coi “Cún Con ” như một người bạn nhỏ vô cùng yêu thương, quý mến. Tôi luôn tự cho mình là một cô chủ tốt bụng, phải lo cho người bạn nhỏ một cách tận tình chu đáo. Tôi săn sóc Cún từ việc cho ăn những món ngon, đến tắm rửa, chải lông, nô đùa với Cún. “Cún Con ” rất quấn tôi. Ngày nào cũng vậy, lúc tôi đi học về là nó chạy ra ngõ, mồm rít lên như reo mừng, hai chân trước ôm chặt lấy tôi, dụi đầu vào chân, vào tay tôi. Có lúc, nó giả vờ cắn vào tay tôi; tôi biết là nó cắn yêu nên túm lấy đầu, lấy tai Cún. Lúc tôi ngồi học, nó nằm ở quanh chân, đôi tai vểnh lên nghe ngóng, cặp mắt lim dim theo dõi mọi cử động của tôi. “Cún Con ” vẫn theo tôi đi dạo chơi, đi thăm vườn.
Những buổi chiều chủ nhật, tôi thường dắt “Cún Con” đi dạo chơi trên đường phố. Dây xích buộc vào cổ, tôi đi trước, dắt Cún theo sau. Cún vô cùng vui sướng, lúc chạy lên, lúc vòng trái, lúc vòng phải. Nó nghiêng đầu, ngước mắt khi nhìn những khóm hoa, những bóng người đi lại; dạo chơi trong công viên. Những buổi dạo chơi ấy, tình bạn của tôi với “Cún Con ” càng trở nên đằm thắm, nồng hậu.
Nhưng, môt hôm, tôi đưa Cún ra công viên chơi. Vì mải mê xem chuồng thú, tôi đã buộc “Cún Con” vào một gốc cây phượng đang nở hoa. Có nhiều con thú mới lạ, nhiều loài chim đẹp mới được đưa về nuôi trong vườn thú. Tôi cứ say mê ngắm nhìn. Đến lúc quay lại thì “Cún Con” đã mất bóng từ bao giờ! Tôi hoảng lên. Tôi chạy khắp công viên tìm kiếm. Tìm mãi mà chẳng thấy. Tôi buồn như kẻ mất hồn. Đến tối mịt, tôi mới lững thững trở về một mình. Tôi vừa đi vừa khóc thút thít.
Tối hôm ấy, tôi cứ nằm thao thức, thương nhớ “Cún ***** tôi bảo: “Cún Con đã bị kẻ gian bắt mất rồi! Thương con chó tinh khôn và ngoan ngoãn quá!”. Cả ngày hôm sau, tôi cứ ngơ ngẩn cả tâm hồn. Ngồi trong lớp học, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đến “Cún Con”.
Thật kì lạ, ba ngày hôm sau, một đêm mưa gió não nùng, tôi đang nằm thao thức, chợt nghe tiếng rên ư ử từ ngoài sận vọng vào. Bố tôi gọi: “Nhật ơi! Cún Con đã về”. Người nó ướt như chuột lột. Nó nhảy lên mừng rỡ, ôm chặt lấy tôi. Tôi vô cùng sung sướng chạy xuống bếp lấy cơm cho Cún ăn. Dưới ánh đèn, tôi bồi hồi ngắm nhìn người bạn nhỏ vừa thoát nạn trở về...
- Mở bài: Nêu lợi ích của việc tham quan, du lịch.
- Thân bài: Lợi ích cụ thể của những chuyến tham quan, du lịch đối với học sinh.
+ Vể thể chất, tham quan, du lịch khiến cho học sinh thêm khỏe mạnh.
+ Về tình cảm, tham quan, du lịch giúp học sinh tìm thấm được những niêm vui cho bản thân, có thêm tình yêu đối với thiên nhiên, với quê hương đất nước.
+ Về kiến thức, tham quan, du lịch giúp học sinh hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong trường qua những điều mắt thấy tai nghe; thêm nhiều bài học có thể còn chưa có trong sách vở của nhà trường.
- Kết bài: Khẳng định tác dụng của tham quan, du lịch.
Như thế được chứ bn......
Đc thì tick giùm mik đi
Các bạn thân mến!
Lớp của chúng ta từ đầu năm đến nay luôn đạt nhiều thành tích xuất sắc trong hoạt động phong trào và trong lĩnh vực học tập. Nhiều bạn trong lớp đã trở thành gương sáng trong học tập như……… Các bạn ấy không những làm cho thành tích học tập của lớp ta nổi bật mà còn làm cho thầy cô vui lòng, cha mẹ hạnh phúc, tự hào. Với những thành tích học tập đáng trân trọng như thế, trong tương laicác bạn ấy sẽ làm rạng danh gia đình, nhà trường và trở thành những hạt nhân đáp ứng tốt những yêu cầu của đất nước giao phó.
Tuy nhiên, từ học kì II này, trong lớp ta xuất hiện một số trường hợp cá biệt. Các bạn có những biểu hiện lười học, chểnh mảng trong quá trình học tập trong lớp. Trong giờ học, các bạn núp sau lưng bạn khác để tránh tầm nhìn của thầy cô để rồi lấy điện thoại ra nghe nhạc, nhắn tin cho nhau hoặc chát trực tuyến trên máy. Có bạn thì mê game online mà quên cả việc học bài và làm bài tập. Giờ ra chơi, trong khi mọi người bàn luận với nhau về kết quả của một quá trình phản ứng Hoá học , hay tìm cách giải ở một bài Toán khó thì các bạn ấy lại “tám” với nhau đủ chuyện về thời trang, “mô-đen”, về những sao tuổi teen của nước ngoài hay những bữa tiệc sinh nhật đắt tiền tổ chức ở một quán bar nào đó. Có những hôm thầy cô kiểm tra bài tập về nhà, các bạn vội vã mượn tập của bạn bè chép lại để đối phó. Các bạn ấy đâu biết rằng, những bạn cho mượn tập đã khó chịu và khinh thường mình như thế nào đâu.
Các bạn đang vui trong những thú vui “thời thượng” nhưng các bạn không biết rằng mình đang ảnh hưởng đến thành tích học tập chung của lớp, làm cho thầy cô giáo phiền lòng. Hơn thế nữa, cha mẹ của các bạn – những người đang vất vả mưu sinh để lo việc ăn học của các bạn sẽ nghĩ gì khi biết kết quả học tập của con em mình sút kém như thế? Cha mẹ các bạn sẽ thất vọng biết bao !
Các bạn lười của lớp ơi! Các bạn không chịu nhận ra rằng, nếu bây giờ ham chơi không lo học tập thì sau này càng khó gặp niềm vui trong cuộc sống. Tương lai được bắt đầu bằng những việc làm thiết thực trong hiện tại. Có ai trồng cỏ mà thu hoạch được lúa bao giờ, phải không các bạn. Bây giờ các bạn đang học cách đối phó với thầy cô trong mỗi giờ học, nhưng vài tháng nữa đây, khi ngồi trong phòng thi nghiêm túc, ta phải đối diện với chính mình, ai sẽ giúp các bạn trong kì thi?
Kết quả học tập sút kém trong hiện tại không phải là hạt giống tốt cho tương lai. Các bạn thử tìm hiểu xem, những người nổi tiếng và thành đạt trong cuộc sống có phải là người lười biếng và chểnh mảng hay không. Trong tương lai, các bạn sẽ sống trong một thời đại mà trình độ văn hoá, khoa học kĩ thuật công nghệ vươn lên đến đỉnh cao. Một xã hội như thế đòi hỏi phải có những con người có tri thức, có bản lĩnh, năng động và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu tương thích của cuộc sống. Lúc ấy, chúng ta phải đi bằng đôi chân nghị lực , phải bay bằng đôi cánh ước mơ của bản thân, nhưng với những gì các bạn đang làm trong hiện tạ cùng với biểu hiện học tập đáng buồn như bây giờ, các bạn sẽ đi, sẽ bay như thế nào trong cuộc sống? Hay các bạn cứ sống và ăn bám mãi vào cha mẹ, thở bằng hơi thở của người thân mà không biết bao giờ mới tự đứng vững giữa cuộc đời này.
Vì vậy, các bạn hãy suy nghĩ lại, giảm bớt những thú vui các nhân vô bổ không cần thiết trong hiện tại, chăm chỉ học hành, phấn đấu vươn lên để trở thành những trò giỏi của thầy cô, con ngoan trong gia đình. Nhờ đó, trong tương lai các bạn sẽ đạt được những niềm vui chân chính. Một lần nữa, xin mượn lời của người xưa trong “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp để kết thúc chủ đề:
“Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo. Người đi học là học điều ấy”