K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề 1:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi. Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Heo hút cồn mây, súng ngửi trời. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Anh bạn dãi dầu không bước nữa, Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét, Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

(Tây Tiến, Quang Dũng)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và thể thơ của văn bản trên. (1,0 điểm)

Câu 2: Chỉ ra các từ láy, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa trong bài thơ trên (1,0 điểm)

Câu 3: Xác định phép tu từ có trong 2 câu thơ sau và nêu tác dụng? (1,0 điểm)

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi..”

Câu 4: Hãy khái quát nội dung bài thơ trên bằng một câu văn. (1,0 điểm)

 

 

Đề 2:

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 4:

Con cò bay lả bay la Theo câu quan họ bay ra chiến trường Nghe ai hát giữa núi non Mà hương đồng cứ rập rờn trong mây Nghìn năm trên dải đất này Cũ sao được cánh cò bay la đà Cũ sao được sắc mây xa Cũ sao được khúc dân ca quê mình! (Khúc dân ca – Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của đoạn trích trên? (1,0 điểm) 2. Tìm ít nhất 1 từ láy và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ? (1,0 điểm) 3. Đặt một câu có cặp từ trái nghĩa (1,0 điểm) 4.Khái quát nội dung của đoạn thơ (bằng một câu văn) ? (1,0 điểm)

Đề 3:

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết

Cho mỗi nhà, ngọn núi, con sông…”

Sao chiến thắng – Chế Lan Viên

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5đ)

Câu 2: Ghi lại nội dung chính của đoạn thơ trên bằng một câu văn. Trong đó có sử dụng ít nhất một từ ghép. Hãy chỉ ra, gạch chân và phân loại từ ghép đó. (1,5đ)

Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong khổ thơ trên. (2đ)

giúp mik với ạ,mik cảm ơn

 

0
27 tháng 12 2021
Mẹ hi sinh
21 tháng 2 2023

giúp mk với mọi người ơi!

22 tháng 2 2023

1. " Nhớ đêm dài đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng "

=> Cho thấy cơn cháy lớn tưởng chừng như cháy cả trời đất

2. " Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,

Heo hút cồn mây súng gửi trời "

=> Cho thấy con dốc lớn hoang vu, lớn lao hùng vĩ

3. " Gươm mài đá, đá cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn "

=> Cho thấy việc uống nhiều nước của loài voi

4. " Các bô lão là những kẻ quê mùa, chất phác, chưa bao giờ được bước chân vào nơi lầu son gác tía, chua bao giờ được bàn việc nước, thế mà nghe quan gia hỏi, họ đều nắm tay, gân mặt, khảng khái tâu lên : Xin đánh, trăm miệng một lời, làm rung chuyển cả một toàn điện Diên Hồng " 

=> Cho thấy tiếng nói to, vang vọng

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Đường vô xứ Huế quanh quanhNon xanh nước biếc như tranh họa đồAi vô xứ Huế thì vô …”(Ca dao)a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)2: (2 điểm)Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ...
Đọc tiếp

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ

Ai vô xứ Huế thì vô …”

(Ca dao)

a )Xác định nội dung chính bài ca dao trên (1 điểm)

b) Tìm một bài ca dao em được học chương trình ngữ văn 7/HKI có cùng chủ đề với bài trên và chép thuộc lòng (1 điểm)

2: (2 điểm)

Tôi yêu Sài gòn da diết … Tôi yêu trong nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào, vào buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ. Tôi yêu thời tiết trái chứng với trời đang âm u buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh.

(Minh Hương, Sài Gòn tôi yêu)

Xác định và gọi tên phép điệp ngữ trong đoạn văn trên và tìm 2 từ láy, 2 từ ghép được sử dụng trong đoạn.

3: (2 điểm) Viết đoạn văn (khoảng 8 câu) giới thiệu về mái trường hiện nay em đang học, trong đó có sử dụng ít nhất một cặp từ trái nghĩa và gạch dưới.

4: (4 điểm) Tập Làm Văn

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.

1
15 tháng 12 2018

Tham khảo nhé.

C4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa

Ao sâu, sóng cả khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.

Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.

Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.

Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.

Bác đến chơi đây ta với ta

Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.

Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks -Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: Trăng vào cửa sổ đòi thơ, Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. (Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của...
Đọc tiếp

*Giải giùm mình vài bài tập trong đề cương Ngữ Văn lớp 7 của mình nhé!!! Thanks 

-Câu 1: Đọc bài thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau. 

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

(Tin thắng trận - Hồ Chí Minh) 

a/.Xác định thể thơ và cách nhận diện. 

b/.Chỉ ra biện pháp tu từ có trong bài thơ. Tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

c/.Kể tên các bài thơ có hình ảnh trăng của tác giả Hồ Chí Minh mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 2: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu: 

Quê hương mỗi người chỉ một 

Như là chỉ một mẹ thôi 

Quê hương nếu ai không nhớ 

Sẽ không lớn nỗi thành người. 

(Quê hương - Đỗ Trung Quân) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

b/.Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong khổ thơ. 

c/.Kể tên các bài thơ viết về tình cảm quê hương mà em đã được học trong chương trình Ngữ Văn Lớp 7 

-Câu 3: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu sau: 

Việt Nam đất nước ta ơi! 

Mênh mông biển lúa, đâu trời đẹp hơn 

Cánh cò bay lả rập rờn, 

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 

(Nguyễn Đình Thi) 

a/.Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt 

b/. Tìm các từ láy có trong đoạn thơ. Tác dụng của nó? 

c/. Nêu nội dung của bài thơ. 

*P/S: Mong Admin accept bài tập này, em đang cần gấp vì chuẩn bị thi Học Kì 1 (Thứ 3 tuần sau)

0
Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho...
Đọc tiếp

Đọc kĩ các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi

1. "...Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cách cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Cho biết thể loại và phương thức biểu đạt?

b) Đoạn văn trên giúp em hiểu được điều gì?

c) Tìm các quan hệ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa các quan hệ từ đó.

d) _ Xác định đại từ trong đoạn văn trên.

_ Cho biết nó thuộc loại đại từ nào?

_ Đặt câu có đại từ vừa tìm được.

2.

- "...việc như thế không bao giờ con được tái phạm nữa".

- "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy".

- "bố không thể nén được cơn tức giận đối với con".

- "Từ nay, không bao giờ con được thốt ra một lời nói nặng với mẹ".

​- "...thà rằng bố không có con, còn hơn thấy con bội bạc với mẹ".

a) Những câu văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Nội dung các chi tiết trên thể hiện điều gì?

c) Tìm các từ ghép trong những câu văn trên và phân loại các từ ghép đó.

d) Hãy đặt 1 câu với 1 từ ghép đẳng lập và 1 câu với 1 từ ghép chính-phụ vừa tìm được.

​3. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân"

a) Hai câu thơ trên trích trong văn bản nào? Nêu hoàn cảnh ra đời? Văn bản được làm theo thể loại nào? Trình bày theo phương thức biểu đạt chính nào?

b) Nội dung bài thơ là gì?

c) Chỉ ra điệp ngữ được vận dụng trong bài thơ. Xác định các dạng điệp ngữ đó.

d) Hãy cho biết bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đã nói lên điều gì trong lòng tác giả? ( Viết thành một đoạn văn dài 5-7 câu ).

 

 

 

 

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai hoạ giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này ”.

(Trích Ngữ văn 7- Tập I)

Câu 1: Những câu văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Văn bản đó thuộc thể loại gì ? Câu 2: Hãy chỉ ra một từ láy có trong những câu văn trên. Xét về cấu tạo, từ láy đó thuộc kiểu từ láy nào ?

Câu 3: Tại sao người anh lại nói “tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.” ?

Câu 4. Qua văn bản mà em vừa xác định, theo em, tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì ?

Bài 2: . Đọc kỹ bài ca dao sau:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng, con ơi!”

Câu 1: Bài ca dao trên thuộc chủ đề nào? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong bài ca dao là gì?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng chủ yếu trong bài ca dao? Em hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy. Tìm các từ láy trong bài ca dao và phân loại.

Câu 3: Em có biết bài ca dao nào khác cũng có nội dung tương tự như bài ca dao trên? Hãy chép lại bài ca dao đó.

Câu 4: Từ nội dung bài ca dao trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( 8- 10 câu )nêu cảm nhận của em về vai trò của gia đình đối với mỗi con người. Trong đoạn văn có sử dụng từ láy, từ ghép – chỉ rõ 1 từ láy và từ ghép.

1

1. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay.

2. 

Quan hệ từ: và, mà, như, của.

Đại từ: chúng tôi, tôi

25 tháng 11 2016

(1) Văn bản trên được viết theo thể thơ lục bát vì dòng trên câu thơ có 6 chữ, dòng dưới có 8 chữ.

(2) Anh đi anh nhớ quê nhà

B B B T B B

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương

T B B T T B B B

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

T B T T B B

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

T B T T B B B B

(3) Qua sơ đồ trên ta thấy: trong câu 8 tiếng, nếu tiếng thứ 6 là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 phải là thanh huyền (trầm) và ngược lại.

(4) Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi ở nhà mẹ mong
13 tháng 11 2017

Cảm ơn nhìu nhé