Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung ng...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 4 2019

-Các biện pháp tu từ:

Điệp từ: sống

Điệp cấu trúc: Sống trên đá…

Sống trong thung…

So sánh: Sống như sông như suối

Tương phản: Lên… xuống…

-Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh

31 tháng 3 2020

Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh

Phân tích: Cụm từ lên thác xuống ghềnh chỉ sự gian truân vất vả. Ta thường nói lên thác xuống ghềnh vì cụm từ này bắt nguồn từ nghĩa đen: thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết. Như vậy thác và ghềnh đều chỉ nơi có địa hình không bằng phăng râ't khó khăn cho người đi lại. Xuất phát từ nét nghĩa trên người nói dùng cụm từ này đế chỉ cuộc đời của những con người gặp nhiều gian lao, vất vả.

[Ôn thi vào 10]Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:… “Người đồng mình thương lắm con ơiCao đo nỗi buồnXa nuôi chí lớnDẫu làm sao thì cha vẫn muốnSống trên đá không chê đá gập ghềnhSống trong thung không chê thung nghèo đóiSống như sông như suốiLên thác xuống ghềnhKhông lo cực nhọcNgười đồng mình thô sơ da thịtChẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…(Theo Ngữ Văn 9, tập hai,...
Đọc tiếp

undefined

[Ôn thi vào 10]

Câu 1: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

… “Người đồng mình thương lắm con ơi

Cao đo nỗi buồn

Xa nuôi chí lớn

Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói

Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

Không lo cực nhọc

Người đồng mình thô sơ da thịt

Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con”…

(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)

a. Nhận biết

Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Cho biết tên tác giả.

b. Thông hiểu

- Giải nghĩa cụm từ “người đồng mình”.

- Qua hai câu thơ của đoạn trích:

“Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

Sống trong thung không chê thung nghèo đói”.

Em hãy cho biết người đồng mình sống ở vùng nào và đặc điểm của hoàn cảnh sống ở đó ra sao?

c. Thông hiểu

Tìm và nêu ý nghĩa của biện pháp tu từ so sánh có trong đoạn thơ trên.

d. Vận dụng 

Qua lời tâm tình của đoạn thơ, người cha mong ước ở con cách sống như thế nào?

Câu 2 (5 GP):

“Luôn dậy sớm; luôn đúng hẹn, giữ lời hứa; luôn đọc sách…là những thói quen tốt ….”

(Theo Băng Sơn – Giao tiếp đời thường)

Trong những thói quen tốt được nên trên, em hãy chọn một thói quen em cần được rèn luyện. Viết một đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em về việc rèn luyện thói quen tốt ấy.

2
18 tháng 3 2021

Câu 2

 Đối với em thói quen luôn dậy sớm là yêu cầu hàng ngày cần thực hiện. Nó là một thói quen rất tốt và rất hữu ích đối với em. Dậy sớm giúp em có thời gian để tập thể dục, rèn luyện thân thể, tăng cường sức khoẻ. Dậy sớm giúp cơ thể em thoải mải và trí tuệ thêm minh mẫn. Thay vì thức khuya để học bài thì em sẽ dậy sớm để học. Bởi khi ấy em cảm thấy cơ thể tràn đầy sức sống giúp em có một tâm thế tốt để học bài một cách nghiêm túc và hiệu quả. Việc dậy sớm cũng giúp em chuẩn bị cho mình những hành tranh tốt nhất để vững bước đến trường. Em sẽ có đủ thời gian để ăn sáng, soạn sách và xem lại bài cũ trước khi đến lớp. Và thói quen dậy sớm còn rất rất nhiều những tác dụng có lợi nữa. Việc dậy sớm có ích như vậy nên mỗi chúng ta cần rèn luyện nó để mang lại cho mình những hiệu quả thiết thực.

còn câu 1 em đang suy nghĩ, khi nào xong em sẽ trả lời

18 tháng 3 2021

Câu 1

a)– Tác phẩm: Nói với con

– Tác giả: Y Phương

b) – Nghĩa của cụm từ “người đồng mình”: người vùng mình, người miền mình. Đây có thể hiểu cụ thể là những người cùng sống trên một miền đất, cùng quê hương, cùng một dân tộc.

– Qua hai câu thơ của đoạn trích, ta biết “người đồng mình” sống ở vùng núi và hoàn cảnh sống ở đây rất khó khăn, gian khổ do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để canh tác, sinh sống.

c) 

– Câu sử dụng biện pháp so sánh: Sống như sông như suối

– Ý nghĩa: So sánh “như sông” “như suối”: Biện pháp so sánh gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Dù sống trong hoàn cảnh gian khó, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh của đại ngàn sông núi. Tình cảm của họ vẫn trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông và tràn đầy niềm tin vào cuộc sống, tin yêu con người. Biện pháp so sánh góp phần thể hiện niềm mong muốn của người cha con sẽ dũng cảm tiếp nối truyền thống sống đẹp của quê hương.

d) – Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương.

– Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.

– Dù gặp trở ngại con phải biết đương đầu với khó khăn, vượt qua thách thức, không được sống yếu hèn, hẹp hòi, ích kỉ. Phải sống sao cho xứng đáng với cha mẹ, với người đồng mình. Lời nhắn ngủ chứa đựng sự yêu thương, niềm tin tưởng mà người cha dành cho con.

20 tháng 4 2018

Ai cũng có một quê hương, nơi đầu tiên đón nhận tiếng khóc của ta và chào đón ta vừa lúc lọt lòng. Nghĩ về quê hương, trong mỗi người lại gợi lên một hình ảnh riêng nhất, đẹp nhất xen lẫn một niềm xúc cảm chân thành lẫn tự hào. Bởi thế, dù đã có rất nhiều người luôn nghĩ về quê hương mình, làm thơ về quê hương nhưng quê hương trong Nói với con của Y Phương vẫn mang lại cho ta niềm xúc động sâu lắng:
“Ngưòi đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lở cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng.
( ... )
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đã kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
(Y Phương - Nói với con, Ngữ văn 9 - Tập 2)
Có lẽ, ai cũng thế, những gì người ta thường gợi để nhớ về quê hương là những gì chân chất, mộc mạc, giản dị nhất. Nếu Đỗ Trung Quân gắn quê hương với hình ảnh “chùm khế ngọt”, “đường đi học”, là “con diều biếc” ... Thì người cha đã chỉ cho con :
“Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng”.
Con được trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương. Đó là một vùng quê núi rừng còn chưa phát triển. Nhưng con người thì vô cùng đáng quý, đất đai giàu truyền thống văn hoá và nhất nữa, đấy là mảnh đất nuôi dưỡng tâm hồn, tâm lòng chất phác thiện lương. Người cha đã có cách lí giải rất cụ thể của người dân tộc khiến người con có thể hiểu được: Người đồng mình đáng yêu như thế nào. Họ sống rất đẹp. Cuộc sống lao động cần cù và tươi vui của “người đồng mình” được gợi lên qua các hình ảnh đẹp: “Đan lờ cài nan hoa. Vách nhà ken câu hát”. Các động từ “cài, ken” được dùng rất gợi cảm vừa miêu tả cụ thể công việc lao động của người miền núi, vừa nói lên sự gắn bó, quấn quýt. Cuộc sống lao động ấy, sinh hoạt gia đình đầy niềm vui ấy được đặt trong cả một quê hương giàu đẹp, nghĩa tình. Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. “Rừng cho hoa” là cho cái đẹp, một chữ “hoa” đủ nói lên vẻ thơ mộng của rừng núi quê hương. “Con đường cho những tấm lòng” là cho nghĩa tình, tâm hồn và lối sống. Rừng núi đâu chỉ là thiên nhiên, cây, đá mà còn là tình người, là những tấm lòng yêu thương gắn bó bên nhau Quê hương trong Nói với con có gì riêng nhưng cũng có cái gì đó rất chung..
Trong cái ngọt ngào kỉ niệm gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất cao đẹp của con người quê hương qua cách nói rất khác lạ mà cũng rất hay:
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Tổ hợp từ “người đồng mình” được lặp lại ba lần đã gây ấn tượng không phai mờ về con người quê hương. Lời gọi con thật tha thiết, lời nhắn nhủ thật chân thành: “Người đồng mình thương lắm con ơi!”. Đoạn thơ bắt đầu bằng cảm xúc “thương lắm con ơi”, đó là tình cảm yêu thương, yêu thương một cách xót xa. Người đồng mình thương lắm nhưng cũng lớn lao đầy khí phách trong cả nỗi buồn và chí hướng. Người cha đã lần lượt ngợi ca những phẩm chất dễ thương của “người đồng mình”với cách nói vừa rất cụ thể của người dân miền núi: “Cao đo nỗi buồn. Xa nuôi chí lớn” vừa mang sức khái quát: Lấy sự từng trải để đo chiều cao, lấy chí lớn để đánh giá độ xa. Câu thơ bốn chữ, nhưng đăng đối như tục ngữ, đúc kết một thái độ, một phương châm sứng xử cao quý. Các từ ngữ “ cao đo” hay “ xa nuôi” đã thể hiện một bản lĩnh sống đẹp của dân tộc Tày, của con người Việt Nam. Chính giọng điệu của đoạn thơ đã gieo vào lòng người những cảm xúc về những lời căn dặn đầy thân thương, chân thành, tha thiết. Dù hoàn cảnh sống có thế nào thì con người luôn phải vượt lên hoàn cảnh để mà sống. “Nỗi buồn” sẽ làm cho con người ta biết sống chịu đựng, ý chí sẽ rèn luyện cho con người ta luôn nỗ lực vươn tới, đi lên. “Cao đo nỗi buồn / Xa nuôi chí lớn” là những câu thơ có ý nghĩa như một lời động viên, là động lực mà người cha muốn truyền cho con, làm cho con luôn vững bước, đi xa hơn cùng với những quyết định trong cuộc sống của mình và luôn giữ bên mình một niềm tin vào cuộc sống. Sống ở đời sẽ không tránh được nỗi buồn, người biết sống cũng phải là người luôn “nuôi chí lớn” để làm cho cuộc đời, cuộc sống một điều gì có ý nghĩa. Đó cũng là kì vọng về tầm kích của con trong bước đường đời gian nan.
Nhưng có lẽ, điều in sâu đậm nhất trong lòng mỗi đứa con (và người đọc chúng ta) là những lời dặn dò, khuyên bảo của người cha. Đứa con trước cha, trước quê hương luôn mãi là một hình ảnh yêu thương, bé bỏng nhất và lúc nào cũng cần được chở che, dạy dỗ. Bài học của cha luôn là động lực giúp con khôn lớn, cứng cỏi trước cuộc sống.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Ngưòi đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai bé nhỏ đâu con”.
Nhuyễn vào lời thơ là những hình ảnh ẩn dụ, so sánh, những thành ngữ dân gian. Điệp ngữ “ sống” vang lên ba lần đã khẳng định một tâm thế, một bản lĩnh, một dáng đứng … đều mà cha “vẫn muốn”, cha mong con, hy vọng ở con. Lời thơ giản dị mà chắc nịch, lay động thấm thía vào lòng người.Những hình ảnh cụ thể của thiên nhiên như : “sông, suối, thác, ghềnh” đã được người cha dùng với tính chất biểu trưng cho khó khăn, gian khổ vá sức mạnh vượt khó khăn gian khổ của những con người của quê hương.Người đồng mình không sợ gian khổ, nghèo đói. Sự chấp nhận gian khổ ấy thể hiện trong điệp ngữ “không chê”, “không lo” và cách nói tha thiết: “vẫn muốn”. Và ông đã tự ví “người đồng mình”mạnh mẽ, hồn nhiên như sông như suối qua các hình ảnh cụ thể “đá, thung, những thác những ghềnh …, dù có lên thác, xuống ghềnh vẫn không nhụt chí khí. Cặp từ trái nghĩa “lên, xuống” đã làm mạnh thêm sự diễn đạt này. Dù quê hương vất vả, nhọc nhằn, dù “người đồng mình” có thể có nỗi đau buồn rất lớn nhưng những người con của quê hương không bao giờ quay lưng lại với nơi mình đã từng chôn rau, cắt rốn, cha mẹ đã từng cáy xới vun trồng. Và phải chăng chính cuộc sống nhọc nhằn đầy nỗi khổ đau ấy lại khiến cho “chí lớn” thêm lên, thêm mãnh liệt? Quê hương dẫu là vùng rừng núi hoang sơ còn nhiều gian nan, khổ cưc, đói nghèo nhưng con người - “người đồng mình” đã tự khẳng định bằng sức sống, nghị lực, ý chí, và niềm tin, là chân dung dũng sĩ :
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
“ Người đồng mình” môc mạc nhưng giàu chí khí và nghị lực. Họ có thề “thô sơ da thịt” nhưng “ không hề nhỏ bé” vầ tâm hồn, về khí phách. Từ đó để khẳng định và ngợi ca tinh thần cần cù, chịu khó trong lao động, sống giản dị, chất phác, không hề “ nhỏ bé” tầm thường trước thiên hạ. Họ mong ước xây dựng quê hương ngày cang tươi đẹp. Chính những con người ấy bằng sự lao động cần cù đả tạo nên những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc và quê hương:
“Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục.”
Đó là những con người tự đục đá kê cao quê hương, lao động cần cù không lùi bước trước khó khăn. Tất cả những điều đó đó khiến họ giữ vững bản sắc văn hoá của dân tộc. Việc “ đục đá” là khó, là đòi hỏi nghị lực, nhưng người quê hương ta đã làm,vẫn làm dể làm rạng rỡ quê hương. Chính những đức tính tốt đẹp cùng với sự lao động cần cù, nhẫn nại hàng ngày đã tạo nên sức mạnh để làm nên quê hương với truyền thống với phong tục tập quán tốt đẹp. Họ yêu quê hương, lấy quê hương làm chỗ dựa tâm hồn Người cha đã tâm sự với con về tất cả những gì tốt đẹp nhất của người quê hương, nơi con đang sinh sống, cái nôi đang nuôi con khôn lớn, trưởng thành. Gửi trong những lời tự hào không dấu giếm đó, người cha ước mong, hy vọng người con phải tiếp nối, phát huy truyền thống để tiếp tục sống có tình có nghĩa, thuỷ chung với quê hương đồng thời muốn con biết yêu quý, tự hào với truyền thống của quê hương.
Với lời thơ trong sáng, giản dị, hình ảnh thơ gần gũi quen thuộc và đặc biệt giọng thơ chắc nịch nhưng thiết tha khiến “Nói với con” vừa ân tình vừa nghĩa lí giúp cho ta bài học làm người không quên xứ sở, nguồn gốc. Bởi đó là nguồn sức mạnh của ta.

23 tháng 4 2018

chỉ nghị luận hai câu thôi, bạn ạ!