K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2021

Những thành tựu của công cuộc cải cách - mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay:

- Nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt giá trị 8740,4 tỉ nhân dân tệ, đứng hàng thứ bảy thế giới.

+ Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 lên tới 325,00 tỉ USD.

+ Nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Trung Quốc.

- Thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng.

- Đối ngoại:

+ Vai trò và địa vị kinh tế của nước này ngày càng nâng cao.

+ Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Kông (7-1997) và Ma Cao (12-1999). Đài Loan là một bộ phận riêng mà Trung Quốc nhưng đến nay chưa kiểm soát được.

Tham khảo

8 tháng 7 2019

Đáp án D

Sau 20 năm (1978 – 1998) thực hiện đường lối cải cách, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu: nền kinh tế Trung Quốc biến đổi nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Trong đó, tiêu biểu là GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.

22 tháng 1 2018

Đáp án B

Từ khi thực hiện công cuộc cải cách mở của, Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu to lớn về khoa học - kĩ thuật. Năm 1964, Trung Quốc thử thành công bom nguyên tử. Chương trình thám hiểm không gian được thực hiện từ năm 1992. Phóng thành công 5 con tàu “Thần Châu”, trong đó, con tàu “Thần Châu 5” đưa nhà du hành vũ trụ Dương Lợi Vĩ bay vào không gian. Với sự kiện này, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba (sau Nga, Mĩ) có tàu cùng với con người bay vào vũ trụ.

2 tháng 2 2016

Nội dung cơ bản của đường lối cải cách Trung Quốc : lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, kiên trì bốn nguyên tắc cơ bản (con đường xã hội chủ nghĩa, chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa Mác-Leenin, tư tưởng Mao Trạch Đông) ; tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn nhằm hiện đại hóa, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang tính đặc sắc Trung Quốc với mục tiêu biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

-Thành tựu : Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là trên 8%. Năm 2000, GDP của Trung Quốc đat hơn 1000 tỉ USD. Cơ cấu kinh tế đã có những chuyển dịch căn bản, thu nhập công nghiệp và xây dựng chiếm 51%, dịch vụ 33%, nông nghiệp chỉ còn 16%. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn tăng cao.

Khoa học- kỹ thuật, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, y tế không ngừng lớn mạnh (năm 1964 chế tạo thành công bom nguyên tử, năm 2003 đưa con người bay vào không gian vũ trụ)

Về đối ngoại, năm 1979, Trung Quốc thiết lập mối quan hệ ngoại giao với Mĩ; từ những năm 80 cải thiện quan hệ với Liên Xô, sau này là Liên bang Nga và Cộng đồng các quốc gia độc lập, bình thường hóa mối quan hệ với Ấn Độ, Mông Cổ, Inđônêxia và các nước khác.

Tháng 11-1991, Trung Quốc và Việt Nam đã khôi phục quan hệ ngoại giao.

Tháng 7-1997, Hồng Công và tháng 12-1999, Ma Cao đã trở về thuộc chủ quyền  của Trung Quốc. Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan từng bước cải thiện.

19 tháng 5 2019

Đáp án B

Về chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay có nhiều thay đổi bằng cách điều chỉnh chính sách và mở rộng quan hệ đối ngoại và mở rộng sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới dã giúp cho đại vị và vai trò của Trung Quốc ngày càng được nâng cao.

28 tháng 1 2018

Nội dung cơ bản:

- 12/1978: Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới.

- Đường lối này được nâng lên thành đường lối chung của Đại hội XII, XIII, với nội dung:

     + Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm.

     + Tiến hành cải cách và mở cửa.

     + Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.

     + Xây dựng Trung Quốc thành quốc gia giảu mạnh, dân chủ, văn minh.

Thành tựu Trung Quốc đạt được trong những năm 1978-2000:

- Về KT:

     + GDP tăng trung bình hàng năm trên 8%.

     + Cơ cấu tổng thu nhập trong nước theo khu vực kinh tế có sự thay đổi lớn: cơ cấu CN-DV tăng cao.

     + Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh.

- Về KHKT: Đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

- Về đối ngoại: Chính sách đối ngoại có sự điều chỉnh, vai trò quốc tế của nước này được khẳng định.

12 tháng 1 2017

Chọn đáp án C

Trong những năm 80 của thế kỉ XX, Trung Quốc tiến hành công cuộc cải cách – mở cửa. Thời điểm này, Trung Quốc mới bước ra từ cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị và xã hội. Ngoài ra, do tác động của cuộc khủng hoảng trên thế giới nên việc thực hiện cải cách – mở cửa là một điều tất yếu. Và thực tế đã chứng minh đây là bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80. Những đáp án còn lại không phải đánh giá mà là kết quả của công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000).

22 tháng 7 2017

Đáp án A

Cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc năm 1978 chủ trương: lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách và mở cửa, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa linh hoạt hơn.

=> Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, là quốc gia trong thập kỉ 80 có tốc độ phát triển kinh tế cao nhất thế giới.

Việt Nam có thể học tập được bài học lấy phát triển kinh tế làm trung tâm vì kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế, là yếu tố quan trọng để xây dựng thực lực quốc gia.

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: “Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau: 

“Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. 

Là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc, Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức này là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các nước dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc. 

Để thực hiện các mục đích đó, Liên hợp quốc hoạt động theo những nguyên tắc sau: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước; Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình; Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc). 

Hiến chương quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư kí. 

Đại hội đồng: gồm đại diện các nước thành viên, có quyền bình đẳng. Mỗi năm, Đại hội đồng họp một kì để thảo luận các vấn đề hoặc công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định. 

Hội đồng Bảo an: cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Mọi quyết định của Hội đồng Bản an phải được sự nhất trí của năm nước Ủy viên thường trực là Liên Xô (nay là Liên bang Nga), Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc mới được thông qua và có giá trị. 

Ban Thư kí: cơ quan hành chính - tổ chức của Liên hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí với nhiệm kì 5 năm. 

Ngoài ra, Liên hợp quốc còn có nhiều tổ chức chuyên môn khác giúp việc. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại Niu Oóc (Mĩ). 

Trong hơn nửa thế kỉ qua, Liên hợp quốc đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Liên hợp quốc đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, nhân đạo,…”

Hiến chương của Liên hợp quốc được thông qua hội nghị nào:

A. Hội nghị Ianta.

B. Hội nghị Xan Phranxico.

C. Hội nghị Pốtxđam.

D. Hội nghị Pari.

1
22 tháng 8 2017

Đáp án B

Sau Hội nghị Ianta không lâu, từ ngày 25 - 4 đến ngày 26 - 6 - 1954, một hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxico (Mĩ) với sự tham gia của đại biểu 50 nước, để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24 - 10 - 1945, sau khi được Quốc hội các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực