Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng sóng- người phụ nữ đang yêu, hình tượng trung tâm, nổi bật của bài thơ:
+ Mượn sóng để diễn tả nỗi lòng, tình yêu, trái tim phức tạp, tha thiết
+ Sóng có phẩm chất, tính cách giống “em”
- Sóng, những suy nghĩ, trăn trở khi nghĩ về tình yêu
+ Tìm cội nguồn của sóng, và khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và tình yêu
+ Trái tim của tuổi trẻ khát khao yêu thương, quy luật tự nhiên
- Nỗi nhớ, sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu
+ Bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ thương người yêu
+ Sự tin tưởng, đợi chờ chung thủy trong tình yêu
- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu
+ Sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ trước cuộc đời dài rộng và tình yêu lớn lao
+ Sóng là biểu tượng cho tình yêu trường tồn, mãnh liệt
Lớp nghĩa tường minh của bài thơ nói về sóng biển
- Hàm ý: nói về người con gái khi yêu
- Sóng là tín hiệu thẩm mĩ, từ ngữ nói về sóng có lớp nghĩa thứ hai nói về tình yêu lứa đôi
+ Các lớp nghĩa hòa quyện với nhau trong suốt bài thơ, tác phẩm văn học dùng cách thể hiện hàm ý thì sẽ nổi bật đặc trưng tính hình tượng, giàu hàm súc, ý nghĩa
TK
Cảm nhận hình tượng cây xà nu trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nguyễn Trung Thành để thấy đây là một hình ảnh đẹp và giàu giá trị biểu đạt. Vẻ đẹp của hình tượng cây xà nu đã thể hiện vóc dáng, sức mạnh và phẩm chất của những người dân Tây Nguyên kiên cường.
Rừng xà nu đã tượng trưng cho khát vọng hòa bình, khát khao tự do, cho sức sống mãnh liệt cũng như phẩm chất anh hùng của người dân Xô Man trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là một hình ảnh mang tính khái quát cao, nhưng cũng rất giàu chất thơ lãng mạn của núi rừng. Hình tượng này đã thành một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà văn và đem đến sức hấp dẫn cho bạn đọc.
d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận
Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.
Đặc sắc về nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm:
Lối dẫn truyện thô mộc, tự nhiên, sáng rõ và gọn gàng
- Ngôn ngữ Nam Bộ được thể hiện rõ, khắc họa sâu đậm vóc dáng tâm hồn con người, đất rừng, sông nước Cà Mau
Đề bài trên thuộc dạng bài phân tích hình ảnh trong một đoạn thơ, bài thơ.
Đáp án cần chọn là: C
Tham Khảo
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh: là nhà thơ tiêu biểu thuộc thế hệ nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiếng thơ của chị giàu chất nữ tính, trăn trở với những khát khao hạnh phúc đời thường, giản dị.
- Giới thiệu bài thơ và hình tượng sóng: Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ của chị, hình tượng đặc đặc sắc làm nên giá trị bài thơ chính là hình tượng sóng.
II. Thân bài
1. Sóng – bản chất và quy luật của người phụ nữ khi yêu
- Khổ 1:
+ Sóng mang trong mình những tính chất đối lập: dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ, đó cũng là bản tính của phụ nữ khi yêu (mãnh liệt nhưng sâu lắng).
+ Sóng không bằng lòng sống ở một nơi chật hẹp, “không hiểu mình” nên luôn khát khao, quyết liệt “tìm ra tận bể” rộng lớn, đó là khát vọng vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu của người phụ nữ.
- Khổ 2:
+ Trước thời gian “ngày xưa – ngày sau”, những con sóng vẫn luôn dạt dào, sôi nổi, khát khao không gian bao la.
+ Cũng như sóng, trái tim của tuổi trẻ luôn khát khao tình yêu mãnh liệt, “bồi hồi trong ngực”, đó là quy luật vĩnh hằng.
2. Sóng – những suy nghĩ trăn trở về cội nguồn tình yêu
- Khổ 3: Xuân Quỳnh tìm kiếm nguồn cội của sóng “Từ nơi nào sóng lên”, đồng thời thể hiện sự trăn trở, muốn khám phá chính bản thân mình, người mình yêu và tình yêu (“em”, “anh”, “biển lớn”)
- Khổ 4: Nữ sĩ tự đặt câu hỏi và tự lí giải bằng quy luật của tự nhiên: “sóng bắt đầu từ gió ...” nhưng nguồn gốc của sóng cũng như tình yêu đều bí ẩn, khó lí giải.
3. Sóng – nỗi nhớ, lòng thủy chung của người phụ nữ khi yêu
- Khổ 5:
+ Nỗi nhớ bờ của sóng bao trùm mọi phạm vi không gian: “dưới lòng sâu – trên mặt nước”, phạm vi thời gian “ngày - đêm”, biện pháp nhân hóa “không ngủ được” càng nhấn mạnh nỗi nhớ.
+ Không chỉ bày tỏ gián tiếp nỗi nhớ qua sóng mà người phụ nữ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ của mình “lòng em nhớ đến anh”, nỗi nhớ luôn thường trực trong suy nghĩ, ăn sâu vào tiềm thức “cả trong mơ còn thức”.
- Khổ 6:
+ Nghệ thuật tương phản “xuôi – ngược”, điệp ngữ “dẫu”, “vẫn”, “về” gợi hành trình của sóng ngoài biển lớn cũng như hành trình tình yêu của người phụ nữ giữa cuộc đời.
+ Tấm lòng thủy chung của người phụ nữ, niềm tin chờ đợi trong tình yêu, dù ở đâu cũng “hướng về anh một phương”, nghĩ về “phương anh” bằng cả trái tim.
- Khổ 7:
+ Quy luật tất yếu của “trăm ngàn con sóng” là tìm đến “bờ” dù có “muôn vời cách trở” cũng như người phụ nữ khi yêu luôn hướng đến người mình yêu, tìm kiếm tình yêu đích thực dù phải trải qua bao khó khăn thử thách.
4. Sóng – khát vọng tình yêu vĩnh cửu
- Khổ 8:
+ Sóng là sự lo âu, trăn trở của người phụ nữ về sự nhỏ bé của mình trước cuộc đời rộng lớn, sự hữu hạn của tình yêu trước thời gian vô hạn, sự dễ đổi thay của lòng người trước dòng đời đầy biến động.
+ Ẩn sâu trong ý thơ vẫn là niềm tin, hi vọng mãnh liệt vào sức mạnh của tình yêu như mây có thể vượt qua biển rộng “Như biển kia dẫu rộng ... bay về xa.”
- Khổ 9:
+ Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn: khát vọng được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”, để tình yêu bất diệt, vĩnh cửu.
+ Đó cũng là khát khao chia sẻ và tan tình yêu nhỏ bé với tình yêu chung rộng lớn của cuộc đời.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ về hình tượng sóng và nội dung bài thơ: bằng sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, bài thơ là tiếng lòng khát khao tình yêu mãnh liệt, chân thành của người phụ nữ muốn vượt qua mọi giới hạn của không gian, sự hữu hạn của đời người để hướng đến cái tuyệt đích của tình yêu.
- Khái quát giá trị nghệ thuật: xây dựng hình tượng sóng song hành với hình tượng em, nhịp điệu tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, trong sáng, ...
tối qua đi ngủ nên khum rep đc á:))