K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2018

làm rồi

đề hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt có ngày nên kim

5 tháng 3 2018

cố lên @Đẹp Trai Không Bao Giờ Sai

28 tháng 11 2016

Cô mình cho viết bài TLV số 3 đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về tác phẩm Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

 

28 tháng 11 2016

Bn co blam ko

Cho mk xin vs

Bn thi hki 1 chua

 

28 tháng 12 2018

Thế thi hk kì hay thi khảo sát hả bạn ?

28 tháng 12 2018

thi hok kì 1 nha bạn!!!

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấy1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế...
Đọc tiếp

Giúp mk nha mk vội lắm trả lời đúng mk tick cho, mk hứa đấykhocroi

1.Khi nào thì người ta cis nhu cầu tạo lập (làm ra, viết, nói) văn bản ? Lấy việc viết thư cho 1 người nào đó làm ví dụ, hãy cho biết điều j thôi thúc người ta phải viết thư

2. Để tạo lập 1 văn bản, ví dụ như viết thư, trước tiên phải xác định rõ bốn vấn đề : Viết cho ai ? Viết để làm j ? Viết về cái j ? Viết như thế nào ? Bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó cũng ko thể tạo ra được văn bản.

3. Sau khi đã xãc định được 4 vấn đề đó, cần phải làm những j để viết được văn bản ?

4.Chỉ có ý và dàn bài mà chưa viết thành đoạn văn thì đã tạo được 1 văn bản chưa ? Hãy cho biết việc viết thành văn ấy cần đạt được những yêu cầu j trong các yêu cầu dưới đây :

- Đúng chính tả ;

- Đúng ngữ pháp ;

- Dùng từ chính xác ;

- Sát với bố cục ;

- Có tính liên kết ;

- Có mạch lạc ;

- Kể chuyện hấp dẫn ;

- Lời văn trong sáng ;

5. Trong sản xuất, bao giờ cũng có bước (khâu, công đoạn) kiểm tra sản phẩm. Có thể coi văn bản cũng là loại sản phẩm cần được kiểm tra sau khi hoàng thành ko ? Nếu có thì sự kiểm tra ấy cần dựa theo những tiêu chuẩn cụ thể nào ?

Giúp mk nha làm ơn ko cô giáo sử mk mất. Mk cảm ơn cho những ai giúp mk!!!thanghoa

3
25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2.

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 3.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

25 tháng 9 2016

Câu 1.

Trong đời sống, mỗi khi cần trình bày ý kiến, nguyện vọng, trao đổi…thì người ta có nhu cầu tạo lập văn bản.

Ví dụ : khi viết thư cho ai đó, điều thôi thúc người ta phải viết thư là do một trong hai người ( hoặc cả 2) có nhu cầu trao đổi tình cảm, công việc hoặc vấn đề nào đó mà chủ thể ( người viết thư) hoặc đối tượng ( người nhận thư) quan tâm.

Câu 2:

 

1. Các bước tạo lập văn bản
Khi có nhu cầu tạo lập văn bản, người viết phải tiến hành theo các bước sau:
a) Định hướng tạo lập văn bản;
Đây là khâu quan trọng, có ý nghĩa tiên quyết đối với việc tạo lập một văn bản. Để định hướng cho quá trình tạo lập văn bản, cần phải xác định các vấn đề xoay quanh những câu hỏi sau:
- Viết cho ai? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đối tượng giao tiếp cần hướng tới.
- Viết để làm gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được mục đích của việc tạo lập văn bản, chủ đề cần hướng tới.
- Viết về cái gì? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được đề tài, nội dung cụ thể của văn bản.
- Viết như thế nào? Câu hỏi này giúp cho người tạo lập văn bản xác định được cách thức tạo lập, các phương tiện biểu đạt gắn với nội dung cụ thể đã được định hình, hình thức ngôn ngữ để biểu đạt nội dung ấy một cách hiệu quả nhất.
b) Tìm ý và sắp xếp thành dàn ý theo bố cục rõ ràng, hợp lí đáp ứng những yêu cầu định hướng trên.
Từ những nội dung đã xác định được trong bước định hướng, đến đây, người tạo lập văn bản tiến hành thiết lập hệ thống các ý, sắp xếp chúng theo bố cục hợp lí, đảm bảo liên kết nội dung, mạch lạc văn bản.
c) Viết thành văn bản hoàn chỉnh.
Đây là khâu trực tiếp cho ra "sản phẩm". Người tạo lập văn bản dùng lời văn của mình diễn đạt các ý thành câu, đoạn, phần hoàn chỉnh. Ở bước này, các phương tiện liên kết hình thức được huy động để triển khai chủ đề, thể hiện liên kết nội dung, đảm bảo mạch lạc cho văn bản. Việc viết thành văn cần đạt được tất cả các yêu cầu: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát bố cục, có tính liên kết, mạch lạc, kể chuyện hấp dẫn, lời văn trong sáng.
d) Kiểm tra lại văn bản.
Đây là khâu cuối cùng của quá trình tạo lập văn bản. "Sản phẩm" phải được kiểm tra lại, điều chỉnh những nội dung, cách diễn đạt chưa hợp lí, sửa các lỗi về dùng từ, đặt câu, viết đoạn, chuyển ý, ...

Câu 3

Sau khi xác nhận được bốn vấn đề đó, cần phải sắp xếp ý ( dàn bài): ý nào cần trình bày trước, ý nào cần trình bày sau, …sao cho việc trình bày logic và hiệu quả nhất.

Câu 4.

Chỉ có dàn bài mà chưa viết thành văn thì chưa tạo được văn bản.

Việc viết thành văn cần đáp ứng tất cả các yêu cầu đã nêu trong SGK. Câu 4.

Văn bản sau khi  được tạo lập cần được rà soát, kiểm tra.

Việc rà soát, kiểm tra căn cứ vào những tiêu chuẩn như :

-Về nội dung : nội dung văn bản đã phù hợp, sát với mục đích, yêu cầu tạo lập văn bản chưa.

-Về hình thức : kiểm tra lỗi chính tả, tính liên kết, mạch lạc, bố cục rõ ràng…

Câu 5.

=> Đối với văn bản cũng thế , sau khi hoàn thành văn bản cần kiểm tra lại xem có đúng hướng không , bố cục có hợp lí không và cách diễn đạt có gì sai sót không .

 

 

 
 

 

29 tháng 3 2018

Những ý lớn cần có.Tự phát triển ý thành bài nhé ! :)
- Giới thiệu chung về Nguyễn Trãi ,câu nói được nói ra như thế nào ? (Nếu có)
- Giải thích chung câu nói :

  • Muốn có của ăn của để, muốn thành đạt thì phải có nỗ lực của bản thân.Không có gì không làm mà có

- Phân tích :

  • Một người muốn biết thì phải học,cũng như những đứa trẻ khi mới được sinh ra chúng phải học để lớn. học để biết và học để làm người
  • Không có gì là tự dưng mà có, không được người khác chỉ bảo thì cũng do chính bản thân con người tự tìm kiếm học hỏi
  • Và hơn hết cuộc sống con người luôn muốn hướng theo hướng tích cực có của ăn của để.Vậy làm sao để có?
  • Sẽ có nếu con người biết cách tìm tòi, học hỏi, không ngại khó ngại khổ, không ỉ lại đùn đẩy cho người khác.

- Ý nghĩa lớn của câu nói :

  • Học làm nên sự nghiệp, học nuôi sống bản thân nhưng học mà không làm thì cũng không thể phục vụ chính mình

- Lời khuyên của câu trên :

  • Tự biết cách để hoàn thiện bản thân.
  • Học để thấm sâu xã hội, để làm thầy và để phục vụ chính bản thân chúng ta.

- Liên hệ đến một số câu ca dao, tục ngữ :

  • Đi một ngày đàng học một sàng khôn
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim
  • Đi một ngày đàng,học một sàng khôn.
  • ...

29 tháng 3 2018

mk cần bài văn chứ ko thích dàn bài

13 tháng 2 2018

Đề 1: Ít lâu nay, một số bạn trong lớp em có phần lơ là học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Dàn bài:

A. Mở bài:

- Dẫn dắt để giới thệu được tình hình của lớp (có nhiều bạn lơ là học tập).

- Đưa ra chân lí: Nếu khi trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích.

B. Thân bài:

- Kể lại tình hình của lớp thời gian qua (tưởng tượng về chuyện có nhiều bạn lơ là học tập, say mê vào các trò chơi như: điện tử, cờ bạc, chat,…).

- Chứng minh cho các bạn thấy: nếu không chịu khó học tập từ khi còn trẻ, thì sẽ có nhiều cái hại:

    + Sẽ không có thời gian để bổ sung kiến thức.

    + Không có kiến thức để làm việc sau này.

    + Bị tụt hậu so với sự phát triển của xã hội nói chung.

    + Ảnh hưởng đến gia đình và xã hội sau này.

C. Kết bài: Khẳng định lại chân lí vừa nêu. Động viên các bạn tập trung vào việc học.

Đề 2: Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

A. Mở bài:

- Nêu khái quát vai trò của rừng đối với cuộc sống của chúng ta.

- Khẳng định: bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống.

B. Thân bài:

Chứng minh bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta:

1. Nêu những ích lợi của rừng:

- Cung cấp không khí.

- Ngăn lũ lụt, lở đất.

- Cung cấp sản vật, hoa cỏ, gỗ,…

- Tạo lớp mùn cho đất.

2. Vì thế, bảo vệ rừng là bảo vệ cuốc sống của chúng ta, bởi:

- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ sự trong lành của sự sống.

- Nghĩa là chúng ta đang bảo vệ mình khỏi những thiên tai.

- Nghĩa là chúng ta đang gìn giữ cho những ích lợi lâu dài của cả cộng đồng.

C. Kết bài: Nêu trách nhiệm của bản thân và gửi thông điệp bảo vệ rừng đến mọi người.

Đề 3: Dân gian ta có câu tục ngữ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Nhưng có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng. Em hãy viết một bài văn chứng minh thuyết phục bạn ấy theo ý kiến của em.

A. Mở bài:

- Khái quát nội dung câu tục ngữ.

- Giới thiệu câu tục ngữ.

- Nêu ý kiến của bạn nọ.

B. Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nghĩa đen.

- Nghĩa bóng.

- Ý nghĩa tổng quát của câu tục ngữ là gì?

2. Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ bằng việc đưa ra các dẫn chứng trong thực tế mà em biết.

3. Mở rộng câu tục ngữ.

- Câu tục ngữ là một chân lí nhưng còn mang tính cực đoan.

- Cũng có những trường hợp: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

- Câu tục ngữ chỉ đúng với những người luôn có ý thức học hỏi.

4. Về ý kiến mà bạn đã nêu, có thể khẳng định: ý kiến đó tuy có phần đúng nhưng không thể khẳng định tuyệt đối như vậy được.

C. Kết bài: Tán thành phần đúng trong ý kiến mà bạn nọ đã nêu. Nhưng cần khẳng định tính đúng đắn theo hướng thuận chiều của câu tục ngữ, bởi đó là một chân lí đã được thực tế chứng minh.

Đề 4: Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu mỗi người không có ý thức bảo vệ môi trường sống.

Từ thuở con người xuất hiện trên Trái Đất, môi trường sống là một điều kiện không thể thiếu cho sự sinh tồn của sự vật và con người. Hiện nay, do nhu cầu đời sống vật chất cao nên ít ai quan tâm đến và làm cho môi trường ngày càng trở nên xấu đi do những kẻ vô lương tâm phá hoại.

Môi trường là không gian sống của con người, động vật,...Bao gồm tất cả những gì xung quanh ta và được phân thành hai loại: môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên là các yếu tố thiên nhiên như không khí, nước, đất, rừng,... Là lá phổi xanh của Trái Đất, là những ngọn núi cao hùng vĩ, là ánh sáng rạng ngời,... Môi trường rất quan trọng đối với đời sống của mỗi người. Vì thế, chúng ta phải bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sức khỏe của chính mình.

Môi trường là bầu không khí cho ta hít thở. Nhưng bây giờ thì bầu không khí ấy đang bị ô nhiễm do những nhà máy, xí nghiệp mà ta đã tự hào dựng lên, thả khí độc nghi ngút, làm cho một giây Trái Đất nặng thêm một tấn bụi. Những chiếc xe ô tô, xe máy tấp nập liên tục chạy trên đường, khói xả ra đen bụi cả đường phố. Làm cho không khí trở nên ngột ngạt nặng nề. Từ đó, tầng ô-zôn ngăn cản sức nóng của Mặt Trời cũng đang bị thủng ngày một lớn hơn. Sức nóng ấy làm băng tan ra và tràn vào đất liền gây ngập lụt, bão, và sóng thần. Không chỉ thế, không khí bị ô nhiễm gây ra mưa a-xit làm hư hại mùa màng, phá hủy nhiều rừng cây và đời sống của các sinh vật cũng bị đe dọa.

Cây xanh là nguồn cung cấp không khí trong lành. Cây còn ngăn lũ, cho bóng mát, bảo vệ đời sống con người. Vì thế, cây xanh cũng rất quan trọng trong môi trường. Nhưng có một số người không hiểu điều đó, chặt phá cây, đốt rừng, xuất hiện đất trống đồi trọc. Màu xanh dần dần biến mất, khí hậu trở nên ngột ngạt. Lũ lụt tràn về gây nhiều thiệt hại. Những nguồn lợi quý giá như gỗ, nguyên liệu làm thuốc,...dường như cũng bị cuốn vào những lưỡi cưa phá hoại rừng. Chỉ một hành động tàn nhẫn đó đã phá hoại vẻ đẹp thiên nhiên, mà con người không thể tạo ra.

Đâu chỉ có vậy, rừng còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, quý báu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Con người đã săn bắn thú quý hiếm bán cho nhau. Chỉ vì cái lợi trước mắt mà tàn phá thiên nhiên. Bây giờ một số loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Chúng ta nên bảo vệ, xây dựng nhiều khu bảo tồn để bảo vệ các thú vật quý hiếm.

Thành phần tiếp theo cũng có không ít vai trò quan trọng đó chính là nước. Nước là vật chất không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người và sự vật. Ví dụ như: làm nước uống, giao thông đường biển, và nhiều sinh hoạt khác. Hãy nghĩ xem nếu một ngày không có nước thì mọi vật sẽ ra sao? Sẽ chất dần, héo dần vì mất nước, khô khan. Điều đó sẽ xảy ra nếu chúng ta cứ phung phí, không biết sử dụng hợp lí. Người ta thường nói "rừng vàng, biển bạc" mà giờ đây mặt biển lại bập bềnh toàn rác thải. Những ao, hồ bị ô nhiễm do rác của con người quá nhiều làm cho cá, tôm chết, nhiễm bệnh hàng loạt. Rồi con người lại sử dụng nguồn nước đó, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh bệnh. Ôi, thật kinh khủng! Nguồn nước bị ô nhiễm chẳng những không sử dụng được mà còn gây ô nhiễm môi trường do mùi hôi thối. Như mọi người cũng đã biết, Hồ Gươm là nơi rất sạch đẹp, dành cho mọi người đi tham quan, ngắm cảnh ở đây. Nhưng cách đây không lâu có một bài báo đưa tin về việc ý thức người dân bị giảm sút làm cho hồ bị ô nhiễm, mất đi vẻ đẹp văn hóa của Hồ Gươm.

Hiện nay, sự ô nhiễm môi trường đã đến mức báo động. Chúng ta nên bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực. Không khí bị ô nhiễm thì cần phải có những biện pháp lọc không khí. Nguồn nước bị ô nhiễm thì phải bảo vệ và tiết kiệm nước. Rừng bị tàn phá thì phải trồng thêm cây. Tích cực tham gia các hoạt động phong trào như: Mùa hè xanh, Ngày chủ nhật,... Nếu mỗi người đóng góp một ít thì chẳng bao lâu môi trường sẽ ngày càng xanh tươi.

Môi trường sống là rất quan trọng. Nếu không có môi trường thì sẽ không có chúng ta, không có sự sống. Nhưng đã có nó thì phải biết giữ gìn, bảo vệ. Chúng ta không nên có thêm hành động nào phá hoại môi trường. Hãy bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất để hành tinh luôn xanh tươi.

Đề 5: Hãy chứng tỏ rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.

A. Mở bài:

- Giới thiệu tầm vóc của Bác Hồ và niềm yêu kính Bác của nhân dân.

- Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

B. Thân bài:

- Chứng minh Bác có lối sống giản dị và thanh bạch.

- Tham khảo bài viết của Phạm Văn Đồng để xây dựng nên dàn ý.

C. Kết bài: Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp của Bác Hồ. Những phẩm chất ấy đáng để chúng ta học tập, noi theo

hok tốt !

13 tháng 2 2018

lớp mấy vậy

Bạn lên Vndoc.vn tham khảo nhé

Các đề thi

Hok tốt