K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 10 2016

Hoa giấy là loài cây mà tôi yêu thích nhất. Vào chớm hè, cây hoa giấy đã bắt đầu hé những chồi non xanh mơn mởn, tiếp đến là những bông hoa đa sắc màu như  đang khoe sắc vậy, Hoa giấy không có mùi hương như các loài hoa khác nhưng nó thu hút tôi bởi một sức sống mãnh liệt, chân thật và giản dị. Trên ban công nhà ai cũng có trồng hoa giấy. Đừng trước gió nhưng hoa chưa bao giờ héo, chưa bao giờ gục ngã, mà nó vẫn tươi tốt như tượng trưng cho sự kiên nhẫn, dũng cảm vậy.

Văn của mình ko hay lắm đâu nha leuleu

21 tháng 10 2016

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 

“Nếu hoa, xin làm sakura

Nếu người, xin làm samurai”
 
Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.
 
Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó điều may mắn.

Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng nàytham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.
4 tháng 8 2017
Ôi !quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng, giản dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc. Yêu biết mấy hai tiếng quê hương ! Chúc bn học tốt!
4 tháng 8 2017

Thảo Hiền trả lời câu hỏi trong box tn nhé ^^

Ôi !... => là câu đặc biệt

Đẹp đẽ và đầy màu sắc => Câu rút gọn ( rg chủ ngữ)

12 tháng 12 2016

Cảnh sắc và không khí của Mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát hình ảnh,liên tưởng và một tình yêu tha thiết ,nồng nàn. Bên cạnh đó,viết về không khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng Giêng ,nhà văn còn muốn chia sẻ một điều thầm kín lòng mong muốn đất nước được hoà bình, ấm no.

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

12 tháng 12 2016

cảnh sắc và ko khí của mùa xuân Hà Nội - đất Bắc hiện lên qua sự quan sát tinh tế và một tình cảm tha thiết, nồng nàn. bên cạnh ấy , viết về ko khí sinh hoạt gia đình trước và sau rằm tháng giêng, nhà văn còn muốn chia sẻ 1 điều thầm kín là mong đất nước được hòa bình , thống nhất

 
27 tháng 11 2016

rảnh ghê

27 tháng 11 2016

tui thấy hơi căn thẳng nên mới xả xì trét thôi mà

12 tháng 5 2016

Là mấy cái mặt này bạn đăng nè banhhahaleuleu

12 tháng 5 2016

là tớ nè

 

9 tháng 12 2016

. !? . Bài nào bạn. Cho mình xin đề bài ^^ ! .-. :)).
. Bạn để vậy mình biết câu nào mà trả lời đây :))!?
 

9 tháng 12 2016

cảm nghĩ về dòng sôngbanhqua

mình gửi ãnh mà ko dươk

mình hỏi lại thầy phynit òi

 

3 tháng 2 2017

"Tiền bạc vốn dĩ không mua được tất cả!" Đây chính là quan niệm mà đời đời cho là đúng vì tiền bạc không mua đc tình cảm! Nói thì vẫn nói thế nhưng quan trọng là thực hiện kìa! Hỏi trên đời này có mấy ai coi trọng tình hơn tiền? Cái tính ích kỉ trong con người bao h cx rất lớn! Họ chỉ nghĩ đến bản thân họ, họ nghĩ đến cuộc sống của họ, nghĩ đến quyền lợi của học mà không cần biết đến bao thứ họ chà đạp lên! Tất cả chúng ta đều bt không có tiền k lm đc j cả chỉ là ai trong số đó bt sống thật vs bản thân mk thôi!

3 tháng 2 2017

cậu muốn cm nó đúng hay sai?

1 tháng 2 2017
Một năm mới lật sang một trang mới để cuộc đời gia đình thêm hoa, thêm nụ thêm nhiều niềm vui và nhiều khởi sắc. Năm 2012 tràn ngập nụ cười của bố mẹ và hai con yêu quý.
Năm mới về tới trong gia đình, trên tà áo trắng tinh của hai nhỏ học trò nhà mình. Năm mới về trên những cành đào khoe bông thắm. Năm mới về cùng những đóa Mai vàng sắc nắng. Những cánh bướm rập rờn từ tạ mùa Đông...
Một chút lạnh thôi để muốn gần nhau thêm phút giây. Một phút xa thôi để muốn nắm bàn tay lưu luyến. Một chút nhớ thôi để không thấy con tim nặng nề mỏi mệt. Một chút quên thôi để thấy nhẹ lòng nhiều…
Đúng là lạ thật đấy, chẳng hiểu Tết có từ bao giờ nhỉ? Đối với mỗi người Việt Nam Tết Nguyên đán linh thiêng và ý nghĩa lắm, nó đã ngấm vào máu và trở thành một nét văn hóa, một phần của cuộc sống, một phần của tâm hồn người Việt.
Người ta có thể bỏ qua những ngày khác trong năm nhưng không một ai có thể bỏ qua cái Tết trọng đại này. Chả thế mà dù có đi làm ăn, buôn bán ở phương trời nào thì ba ngày tết người ta đều cố gắng tìm về quê hương bản quán, để được thắp lên bàn thờ gia tiên một nén hương thơm.
Tết là dịp để con cái báo hiếu với ông bà, cha mẹ, nếu người con nào vì điều kiện xa xôi, cách trở không thể về được thì trong lòng áy náy lắm, ở phương trời xa mà mắt cứ đắm đuối nhìn về phương nam thân thương.
Sau một năm những thành viên trong gia đình tạm thời xa nhau và họ lại gặp lại nhau, bên bếp lửa hồng và ấm áp vì ngọn lửa yêu thương của những người ruột thịt bên nồi bánh chưng sôi sùng sục họ lại hàn huyên kể chuyện về một năm qua và đặt ra những dự định cho một năm mới.
Xin cảm ơn đất trời đã cho con người những giây phút thiêng liêng như thế này để mỗi chúng ta cảm nhận được sự giao hòa của đất trời với lòng người và cỏ cây hoa lá.
Xin cảm ơn tổ tiên - những con người đã làm nên lịch sử, những con người đã cắm dùi lập làng lập quốc và đi những bước đi đầu tiên mở mang bờ cõi để cho hôm nay và mãi mãi về sau chúng ta tự hào được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất vươn mình ra biển, để mỗi chúng ta tự hào được là con rồng cháu tiên.
Chính nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước đã khai sinh ra bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, khai sinh ra cái Tết cổ truyền của người Việt Nam.
Là người Việt không ai không rưng rưng nước mắt khi nhìn làn khói bếp bay lên trong ngày ba mươi Tết, không ai không chợt rùng mình hạnh phúc khi nhìn kim đồng hồ chỉ đúng số 12 báo hiệu thời khắc giao thừa.
Đã là người Việt thì dù là nghèo khó, sang giàu, cô đơn hay hạnh phúc thì ngày Tết bao giờ trên bàn thờ gia tiên cũng có những nén hương thơm, những ngọn đèn đỏ lửa, một mâm ngũ quả xum xuê đôi cặp bánh chưng vuông vắn và một cành đào đỏ thắm.
Bánh chưng là sản vật của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước, tượng trưng cho bầu trời, những sợi lạt vuông chia bánh chưng thành bốn mảnh tượng trưng cho chữ điền, cho mảnh ruộng tài sản quý giá nhất của mỗi người nông dân; mâm ngũ quả tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ; còn cành đào tượng trưng cho vẻ đẹp hồn nhiên, giản dị người Việt, cho hạnh phúc của mỗi nhà.
Trong làn khói lượn vòng của nén hương thơm tâm hồn ta tĩnh lặng, lắng đọng lại để nhớ về tổ tiên và thầm tri ân với những người đã khuất.
Năm mới, Xuân sang cùng những mùa hoa lay ơn đủ màu những tà áo mới; hoa đào khoe sắc, trái quất trĩu sai trên cành nơi quê hương đông vui. Nụ cười của những đàn em nhỏ trong bộ quần áo mới sáng như tia nắng. Nụ cười của những cụ ông, cụ bà hiền như những lời ru... Tiễn một năm đã qua để gom đầy nỗi nhớ. Sắc vàng phai của bốn mùa hội tụ.
Một năm đi qua đủ Hạ - Thu- Đông để trở về đón Xuân hồng khuôn mặt. Mẹ già chờ con trên bậc thềm, người vợ chờ chồng là người lính về giữa ngày xuân. Mình cũng ghép lại những dư âm của một năm buồn vui xen lẫn.
Cùng bỏ qua và tha thứ cho những trò đùa nghịch vô tư của đàn con thơ ngây. Cùng gói ghém những trăn trở suy tư và những quá khứ êm đềm. Cùng đón một mùa xuân cánh én bay về... một tách trà hoa cúc mang mùi hương quê quyến rũ, một gia đình hạnh phúc trong vòng tay ôm ấp hai con đang lớn, những công việc thành công và tiếp tục đi tiếp những tháng ngày kế tiếp; người người chờ mong những đổi mới của một năm tràn trề sinh lực.
Năm mới luôn bắt đầu cho một mùa xuân nắng ấm, sau những cơn mưa xuân rả rích để thêm những đâm chồi sau những tàn phai, những cái nắm tay đầy nghĩa tình bè bạn. Chúng ta ươm mầm những tình cảm đẹp trong con tim có máu tưới cho những thớ thịt tươi hồng. Chúng ta ươm mầm những hy vọng cho những ước mơ.
1 tháng 2 2017

thankshaha

19 tháng 10 2016

Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ hay kiểu cách, Bún Hà Nội đã trở thành món ăn đặc sắc mà ai khi đi xa dù tận miền viễn sứ cũng nhớ về hương v***** quê nhà, hay đối với những du khách một lần đến và thưởng thức cũng để lại những ấn tượng khó quên!

Theo nhiều nhà ẩm thực học thì Hà Nội có vào khoảng trên dưới 15 món bún khác nhau và được chia thành hai dòng là dòng khô và dòng nước. Dòng khô có các món tiêu biểu như Bún Chả, Bún Đậu, ... Dòng nước có Bún ốc, Bún Riêu Cua, Bún Thang, Bún Cá... Năm tháng qua đi, phố phường ngày càng phồn hoa, đô hội, nhưng sự mộc mạc và bình d***** chính là phẩm chất nổi trội nhất của nghệ thuật nấu nướng và thưởng thức các món quà Bún này. Nhắc đến Bún thì đầu tiên phải kể đến món Bún Chả. Không ai biết rõ Bún Chả có từ bao giờ. Ông tổ của món ăn này chưa thấy được hậu thế ghi lại. Chỉ biết là từ rất lâu rồi, Bún Chả đã xuất hiện trên khắp các nẻo đường Hà Nội mà nổi tiếng là Bún Chả Hàng Mành. Trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, bằng những cảm nhận tinh tế nhất, nhà văn Thạch Lam đã dùng những âm hưởng của thi ca để miêu tả về sự đặc sắc của món ăn này vào những năm 30 của thế kỷ trước: “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long Bún Chả là đây có phải không?” Một món quà Bún khác tuy không phổ biến như món phở hay món Bún Chả ở trên nhưng nó vẫn được liệt vào danh sách những món ngon đặc sản của người Hà Nội, đó là món Bún Thang. Trước đây, Bún Thang vốn là một món ăn quý, chỉ được làm vào những d*****p lễ tết nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá để ngày càng có nhiều người được d*****p thưởng thức món ăn tinh tế này. Bún Thang Hà Nội ngon nhất là ở phố Cầu Gỗ, Hàng Hành để rồi đã có bao nhiêu du khách đến với Hà Nội, thưởng thức món Bún Thang và mang theo dư âm của món ăn về nơi xa ấy suốt đời. Trong muôn vàn hương v***** phong phú của các món ăn, món Bún ốc vẫn tạo được một sắc thái riêng và đã thực sự đạt đến “cái đích ăn ngon” của người Hà Nội. Bún ốc đi vào phong v***** ẩm thực Hà Nội với những đặc trưng ấn tượng nhất phải kể đến Bún ốc Phủ Tây Hồ, bún ốc Phù Đổng Thiên Vương và bún ốc Khương Thượng. Chính ở những đ*****a điểm này, Bún ốc đã đạt đến độ thăng hoa nhất và trở thành một món quà độc nhất vô nh***** của người Hà Nội. Tương tự như món Bún ốc, món Bún Riêu Cua cũng là một món ăn khoác lên mình nó nét quê mùa, chất phát từ ao hồ, sông suối, từ đồng ruộng ngàn đời. Chao ôi! Có đỡ bát bún riêu nóng bỏng và ngút khói trên tay thì mới có thể cảm nhận hết được tấm lòng của “người trao kẻ nhận” đối với món ăn giản d***** này. Để rồi dù trời nóng hay lạnh mà được *****át bún riêu cua nóng hổi, thêm chút ớt cay, vài ngọn rau sống thì quả là thích thú. Những người sành ăn có thể tìm đến các quán bún riêu ngon có tiếng ở phố Thi Sách hay bún riêu Thanh Hồng ở phố Hòa Mã, Hà Nội để thưởng thức đúng cái chất, cái v***** của bún riêu Hà Nội. Cũng giống như Bún bò Huế, mì Quảng, bún cá Hải Phòng từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc với người Hà Nội. Ở mỗi góc phố, mỗi nhà hàng lại có một cách sáng tạo món ăn này với cách chế biến khác nhau sao cho phù hợp với khẩu v***** tinh tế của người Hà Nội mà vẫn giữ được cái cốt cách, cái hương v***** bún cá biển đặc sản đến từ thành phố Cảng. Có lẽ ở Hà Nội, không ở đâu mà món bún cá biển lại ngon, lại được sáng tạo thăng hoa như ở quán Bằng -Bún Cá Biển Cay ở đầu phố Trần Huy Liệu. Khi ăn, bát Bún Cá Biển Cay có v***** ngọt đậm của xương, v***** dai, ngậy, thơm của miếng cá và chả cá, v***** béo của th*****t móng giò, v***** cay nồng của ớt chưng, v***** chua d*****u nhẹ của nước me chua cộng với v***** thanh mát của bún và rau sống. Dù là cao sang hay nghèo hèn, ai cũng có thể tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương v***** quện nồng của món ăn này. Nói về các món Quà Bún thì chẳng có giấy mực nào ghi lại cho hết được.

Chỉ có những thực khách đã từng thưởng thức và cảm nhận thì cho dù miền ký ức của họ không rộng lớn nhưng sẽ vẫn luôn có một khoảng trống vừa đủ để hướng đến và lưu giữ mãi mãi về những món Bún “độc nhất vô nh*****” của Hà Nội. 

Bạn tham khảo nha!

19 tháng 10 2016

Từ ngày xa gia đình lên Sài Gòn học, hai chị em tôi chưa xuống Long An thăm gia đình chú thím út của tôi. Ngày còn bé cứ rảnh rỗi chúng tôi lại về chơi với ông bà nhưng theo thời gian vòng xoay của cuộc sống ông bà không còn, chúng tôi phải học hành nên ít có thời gian về đó. Hôm nay là thứ 7, hai chị em tôi liền chạy xe về, vừa về thăm chú thím cũng xem như thay đổi không khí hai ngày cuối tuần ở vùng quê.

Không khí ở Long An mát và trong lành hơn hẳn so với cái nóng nực, khó chịu của Sài Gòn. Nhìn những ruộng lúa xanh ngát cùng hương thơm mùi lúa mới thật là dễ chiu. Sau hai tiếng chạy xe cuối cùng cũng chúng tôi cũng về đến nhà chú thím. Dù hai chị em thay nhau chạy xe nhưng chạy xe đường dài quả thật cũng hơi mệt mỏi trong người, lại còn đói bụng nữa chứ.

Lâu rồi tôi cũng chưa có dịp thưởng thức tài nấu ăn của thím tôi, hồi trước chú tôi phải lòng thím cũng nhờ tài nấu ăn của thím. Khi gia đình tôi ở chung với nội, chị em tôi mê thức ăn thím nấu lắm. Nếu giờ được ăn các món ngon thím tôi nấu thì thật là không còn gì bằng. Thím tôi nấu được rất nhiều món, mà món nào cũng thật là ngon, nhất là món bún măng vịt, cá kho riềng, gà nướng… . Nhưng món ăn làm tôi nhớ nhất là món bún riêu cua.

Chiều thứ 6 đi học về tôi gọi điện báo chú thím ngày mai hai chị em về chơi. Thím hỏi thích ăn món gì để thím chuẩn bị, tôi reo lên ngay: Bún riêu cua thím ơi. Thím cười thích thú đầy tự hào.

Cách nấu ăn của thím tôi cũng đặc biệt lắm. Bún riêu cua thím tôi chỉ làm bằng cua đồng nên nước bún riêu rất ngon, ngọt và thơm. Lần nào thím làm, tôi cũng đều chăm chú quan sát. Lên Sài Gòn tôi cũng có học nấu ăn và học làm món này nhưng mùi vị không sao ngon bằng của thím nấu. Chắc do tay nghề nấu ăn của tôi còn lâu mới đuổi kịp thím tôi.

Bún riêu cua đồng – Cua đồng làm sạch

Để làm món bún riêu cua thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là làm cua, khi mua cua về thím tôi thường ngâm cua trong nước gạo từ 1 đến 2 giờ cho cua nhả hết đất cát và xả lại bằng nước sạch. Sau đó đem cua làm sạch, phần mai cua thì dùng tăm khều hết gạch cua ra một cái chén.

Cho thịt cua vào máy xay cùng chút xíu muối. Xay nhuyễn và lọc lấy nước cua cho vào một cái nồi. Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp đun nhỏ lửa để nước cua sôi cho đển khi phần cua đóng gạch. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, thím mình còn dặn phải cho chút muối vào để khi sôi lên thịt cua đồng đặc lại sẽ có vị mặn vừa ăn, không thì nhạt mất.

Bún riêu cua đồng

Khi thịt cua đóng thành tảng, thím hớt ra bát để riêng. Cà chua cắt thành miếng vừa ăn, me cạo sạch vỏ, hành khô bóc vỏ thái mỏng. Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Cho vào chảo dầu rán vàng các mặt. Vớt ra chén để riêng. Để có được nồi bún riêu cua ngon thì mỗi công đoạn đều phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thím vừa nấu vừa căn dặn.

Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua vào xào chín, thêm một thìa súp để cà chua mau mềm. Cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết. Dằm me chua ra bát chắt lấy nước chua bỏ bã. Khi nồi riêu cua sôi cho cà chua đã xào chín vào đun nhỏ lửa. Một loại gia vị không thể thiếu khi làm món ăn này đó là mắm ruốc, cho mắm ruốc vào tô, hòa với nước lạnh và đổ vào nồi. Khi nước sôi hạ bớt lửa.

 

Bún riêu cua đồng – Nấu nước dùng

Bún mua về nên chần sơ qua với nước sôi, xong xếp ra tô sẵn. Chan nước riêu cua vào dùng nóng thì không còn gì ngon hơn. Nhìn tô bún riêu cua nổi bật với màu vàng của nước dùng lẫn những sợi bún trắng tươi, màu đỏ của cà chua, vị chua thơm dịu của me và những miếng gạch cua nâu nâu, thơm nồng còn có cả đậu rán giòn ngon ngon nữa.

Tô bún riêu cua đồng sẽ đậm đà khó quên khi cho thêm mắm ruốc và ớt xào dầu vào ăn kèm thêm rau rổ rau thơm xanh rờn, có thể pha thêm chút mắm ớt tỏi rưới vào để món bún riêu cua thêm đậm đà hơn nữa.

Bún riêu cua đồng – Tô bún riêu thơm lừng

Bưng tô bún riêu cua nóng hổi tỏa khói nghi ngút cùng với mùi thơm lừng của mắm ruốc, ăn vào một miếng cảm nhận được vị ngọt của nước, cái ngọt beo béo của cua đồng, miếng đậu phụ giòn thơm ngon tất cả hòa quyện khiến mình ăn một lần cứ muốn ăn mãi. Chỉ với một tô bún riêu cua đã làm cho cái bụng của tôi được thỏa mãn rồi. Nhìn hai chị em tôi bưng hai tô bún húp xì xụp, ánh mắt chú thím tôi ánh lên niềm thương cảm. Ăn xong, thím nói cứ cuối tuần rảnh hai chị em về đây thím nấu cho ăn, thím còn nhiều món lắm, làm tôi cảm động sự chân thành của thím vô cùng.

Cháu cám ơn chú thím, hai tuần nữa cháu sẽ về Long An thăm chú thím :-)

Bạn có biết? Để bún riêu có hương vị đậm đà, mắm ruốc là thành phần không thể thiếu đối với món này :-)?