K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2019

Đúng.mik mà ko sủa được các lỗi xấu thì có thể làm j nũa

4 tháng 11 2019

làm văn nghị luận nha !!!

6 tháng 2 2022

Theo bản thân em thì em chắc chắn sẽ đồng ý , vì :

+ Thứ nhất : Tha thứ cho người khác xuất phát từ tâm của bản thân , không vì lợi ích riêng mà làm những việc như vậy.

+ Thứ hai : Nếu em tha thứ cho họ , bằng sự thỏa hiệp hay miễn cưỡng của bản thân thì họ sẽ không cần sự tha thứ của em , họ muốn được tha thứ nhưng họ cần cái tâm của em , bằng cái tâm chân thành.

19 tháng 6 2018

1. Mở bài : Trích dẫn ý kiến và nêu lên tính đúng đắn của câu nói.

2. Thân bài :

- Giải thích “thói xấu” ?

   + Thói xấu ban đầu là người khách qua đường : chỉ tình cờ lướt qua, không có quan hệ thân thiết, gặp rồi quên ngay, không gây ảnh hưởng.

   + Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà : luôn đồng hành cùng ta trong mỗi hành động, việc làm, không dễ tách xa.

 + Trở thành ông chủ nhà khó tính : Kiểm soát, điều khiển buộc ta phải làm theo, chi phối mọi mặt cuộc sống.

- Nội dung ý kiến : Những thói xấu dần dần sẽ lấn chiếm và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

- Phân tích, chứng minh và bình luận :

   + Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những tính xấu.

   + Thói xấu có một sức quyến rũ và khi đã trở thành thói quen thì rất khó bỏ.

   + Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì "biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).

   + Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

3. Kết bài : Ý kiến bản thân và hướng rèn luyện cho bản thân mỗi người.

25 tháng 2 2017

- Giải thích:

    + Thế nào là những thói xấu của con người?

    + "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính". Ba sự so sánh khác nhau như nào về nghĩa?

    + Ý nghĩa chung của cả câu nói là gì?

- Phân tích, chứng minh và bình luận ý kiến:

    + Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những thói tật xấu.

    + Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì "Thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).

    + Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

- Hướng rèn luyện của bản thân nói riêng và của mọi người nói chung.

- Khẳng định tính đúng đắ của ý kiến đã nêu ra ở đề bài.

Em cho rằng ý kiến trên là ý kiến sai lầm. Bất cứ môn học nào muốn hiểu thì đều phải tư duy phân tích để hiểu thấu vấn đề. Nếu không tất cả chỉ là học vẹt mà không bao giờ có thể nắm bắt được bản chất thật sự của chúng. Khi học các môn xã hội phụ thuộc quá nhiều vào việc học thuộc thì khi đối diện với một vấn đề hóc búa ta sẽ không bao giờ giải quyết được ( bởi chúng ta không thật sự hiểu về nó ). 

21 tháng 1 2019

Đồng ý vì:

- Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết

- Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi

→ Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo

8 tháng 3 2021

Chúng ta thường được biết đến nhà Trần là một trong những thời đại phát triển nhất. Nhà Trần còn được biết với những trận chiến chống giặc ngoại xâm Nguyên - Mông. Nổi tiếng với hào khí Đông A . Đặc biệt hào khí ấy không chỉ được nhắc đến trong lịch sử mà nó còn được nhắc đến qua bài thơ Tỏ lòng của vị tướng quân tài ba Phạm Ngũ Lão. Đồng thời qua bài thơ này, nhà thơ cũng muốn thể hiện nỗi “thẹn” của mình.

Thông thường người ta hay biết đến hào khí Đông A nhưng lại chưa thực sự hiểu ý nghĩa của nó. Hào khí Đông A có hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất là đây là triết tự của nhà Trần, chữ Đông và chữ A ghép lại để chỉ thời đại nhà Trần. Tuy nhiên nó còn một ý nghĩa sâu xa hơn, như chúng ta đã biết nhà Trần là một thời đại hợp lòng nhất từ trên xuống dưới, từ quân đến dân, từ nhà vua đến dân chúng. Hào khí Đông A thể hiện rõ ý chí trăm lòng như một của vua dân nhà Trần. Với ý chí quyết tâm không khuất phục, họ đồng lòng đồng thuận với nhau trong chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Và họ đã làm nên chiến thắng ba lần với giặc Nguyên Mông.

Bài thơ Thuật hoài thể hiện rõ hào khí Đông A thời Trần. Hai câu thơ đầu là tiêu biểu cho sự thể hiện đó:

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

“Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”

“hoành sóc giang sơn” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước. Thời nhà Trần phải chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh nhất thời bấy giờ. Giặc Nguyên Mông bấy giờ hung hãn và dã man nhất, vó ngựa của chúng đi tới thảo nguyên nào thì thảo nguyên đó không còn một ngọn cỏ. Sức càn quét và xâm chiếm của chúng khiến cho nhiều nước khác phải kinh sợ. Thế nhưng đất nước ta phải đối mặt với những tên giặc nguy hiểm này thì quân dân nhà Trần không hề sợ sệt. Trên dưới một lòng bảo vệ đất nước giang sơn. Ngọn giáo giống như quốc bảo của người quân tử thời Trần, nó được đo bởi chiều rộng và chiều cao của đất nước. Sứ mệnh của quân dân nhà Trần là bảo vệ đất nước, từ bấy lâu nay vẫn thế há gì gặp giặc ngoại xâm nguy hiểm nhất lại phải chùn bước.

Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người quân tử thời Trần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước. Chính bởi đồng lòng cho nên ba quân của nhà Trần mạnh mẽ như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời. Khí thế ấy tưởng chừng có thể nuốt hết một con trâu lớn. Hai câu thơ thể hiện sự hào hùng, bất khuất của quân đội nhà Trần. Đó chính là sự thể hiện của hào khí Đông A.

Nếu hai câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện hào khí Đông A của một thời đại đầy hào hùng thì đến hai câu thơ cuối nhà thơ bày tỏ nỗi “thẹn” của mình:

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

“Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”

Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp. Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước. Chỉ có như thế mới xứng đáng là phận nam tri đầu đội trời chân đạp đất. Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi. Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước. Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông. Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn. Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm. Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước.

Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước. Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông. Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình. Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước.

21 tháng 10 2024

có ý kiến cho rằng:"chỉ có cuộc sống vì người khác mới là cuộc sống đáng quý"em có đồng tình hay phản đối ý kiến trên hãy viết một bài văn nghị luận xã hội hãy trình bày quan điểm của em

6 tháng 12 2018

Trước Trích diễm thi tập, Nguyễn Trãi cũng từng đề cập đến nền văn hiến của dân tộc:

- Cả hai ý kiến đều phản ánh ý thức độc lập dân tộc, niềm tự hào về văn hiến dân tộc của nhân dân được khẳng định