K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 8 2017

Bài làm:

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.

Chúc bạn học tốt!!!

29 tháng 8 2017

- Qua đoạn trích Trong lòng mẹ, ta thấy nhà văn Nguyên Hồng đã thể hiện cái nhìn thông cảm với những khổ đau của người phụ nữ. Bênh vực, bảo vệ khát vọng hạnh phúc cho họ (góa chồng; đi bước nữa); trước những hủ tục khắt khe cổ hủ của xã hội phong kiến; định kiến “gái chính chuyên một chồng”, đoạn tang ba năm xong mới được đi bước nữa.

- Nguyên Hồng còn là nhà văn của tuổi thơ. Ông hiểu và đồng cảm khát vọng về tình thương trong tâm hồn trẻ thơ, những nổi đau về tinh thần trong những tâm hồn non trẻ.

(La Khắc Hòa, Phân tích – Bình giản tác phẩm văn học 8, NXB GD, Hà Nội, 2002)

- Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết cứ cựa quậy, phập phồng. Một thứ văn bám riết lấy cuộc đời, quất quýt lấy con người. Người ta thường nói nhà văn; nhà thơ cần có ba yếu tố chủ quan: tài, trí và tâm. Có cây bút chỉ mạnh về tài, về trí. Đọc Nguyên Hồng, thấy tài và tâm, nhất là tâm nổi lên hàng đầu. Mà “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; ở những nhà văn chân chính xưa nay, tâm bao giờ cũng là cái gốc. Tài và trí chỉ là cành, là ngọn. Nguyên Hồng viết văn như là đặt luôn cái “tâm” nóng hổi của mình trên trang sách. Nếu cần nói thật khái quát một cái gì chung nhất cho mọi chủ đề tác phẩm của Nguyên Hồng, thì đó là lòng nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo bao giờ cũng thống thiết mãnh liệt.

(Nguyễn Đăng Mạnh, Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn; NXB Giáo dục, Hà Nội, 2002)

5 tháng 12 2017

- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

   + Nhân vật trong các sáng tác chính của ông là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…

   + thấu hiểu, đồng cảm với những thân phận nhỏ bé bị o ép trong xã hội cũ.

   + Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp cao quý của người phụ nữ, sự ngây thơ trong sáng của trẻ nhỏ.

- Trong đoạn trích những ngày thơ ấu:

   + Nhân vật bà cô đại diện những hủ tục phong kiến còn tồn tại

   + Nhân vật mẹ Hồng: hiện sinh hình ảnh người phụ nữ tảo tần, chịu nhiều vất vả, điều tiếng tủi nhục

   + Nhân vật bé Hồng: sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

9 tháng 10 2021

Tham khảo:

Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng vì nhà văn viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng. Đó là những con người được nhà văn thấu hiểu và trân trọng. Ông đã thể hiện khá chân thực và sinh động tâm trạng của chú bé Hồng trong nhiều tình huống cụ thể. Đặc biết là nỗi niềm của chú bé này khi ở xa mẹ, luôn nhớ thương mẹ lại phải luôn nghe lời bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ. Nhà văn đã miêu tả tinh tế những xúc cảm hồn nhiên bay bổng của chú bé khi đựơc ngồi trong lòng mẹ. Do đó nói ông là nha văn của phụ nữ và nhi đồng là hết sức xứng đáng.

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ. 

Nguyên Hồng vốn là một nhà văn có rất nhiều những sáng tác dành cho phụ nữ và trẻ em. Có lẽ lí do chính là bởi vì ông sinh ra và lớn lên trong mồ côi nên ông luôn dành một góc trong lòng của mình cho số phận của những người khốn khổ nhất trong xã hội cũ. Mặt khác, những tác phẩm ông viết về phụ nữ và trẻ em luôn được ông dùng chính những tâm tư và tình cảm của mình để viết về họ với những cảm nhận vô cùng sâu sắc. Trong những tác phẩm của ông như Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghỉ, Bỉ vỏ,… thì đoạn trích Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu là tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc nhất. Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng. Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em
 
Đầu tiên, chúng ta thấy được nhà văn Nguyên Hồng là người của phụ nữ. Ông thấu hiểu và đồng cảm với những nỗi bất hạnh của những người phụ nữ. Đó là hình ảnh người mẹ bé Hồng. Tuy chỉ là nhân vật xuất hiện một cách mờ nhạt nhưng nhân vật đã mang được chính dấu ấn của mình. Là người phụ nữ vất vả, chống mất, vì nợ nần nhiều quá mà mẹ bé Hồng đã phải đi tha hương cầu thực nơi đất khách quê người. Cô đã phải bỏ lại cả người con trai còn nhỏ của mình để đi kiếm sống. Chính những sự vất vả của người phụ nữ đã khiến cho người phụ nữ ấy trở nên tiểu tụy và đáng thương “ Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rộc hẳn đi”. Nhà văn đã thấu hiểu một cách sâu sắc nỗi đau của những người phụ nữ trong xã hội ấy. Họ không được tự do tìm được những người mà mình yêu quý, phải chấp nhận cuộc hôn nhân sắp đặt, lấy người chồng hơn mình gấp đôi tuổi. Cả cuộc đời của người phụ nữ ấy phải trong như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Trong chính những hoàn cảnh như vậy, nhưng người mẹ của bé Hồng vẫn hiện lên là một con người giàu lòng yêu thương, trọng tình nghĩa. Gặp lại người con trai sau bao nhiêu xa cách, người phụ nữ ấy xúc động tới nghẹn ngào. Trong tiếng khóc của người mẹ, người đọc cũng như thấm những nỗi đau, nỗi xót thương con. cùng niềm vui sướng vô hạn của người mẹ. Cô dùng những cử chỉ dịu dàng của mình mà vuốt ve, xoa đầu người con trai sau bao ngày xa cách. Qua đây, nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ. Ông cảm thông với người mẹ của bé Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã đi tìm hạnh phúc riêng bởi ông hiểu được những khó khăn vất vả của những người phụ nữ.  Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
 
 Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ bởi lẽ ông thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ. Ông thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm ...... Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ. Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ. Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”. Không chỉ như thế, tác giả còn thể hiện sự khao khát được gặp mẹ, muốn ở trong lòng mẹ của Hồng. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng. Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu. 

15 tháng 9 2017
  • Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời.
  • Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ .
  • Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.
16 tháng 9 2017

Câu hỏi của Hoàng Nhi - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Bạn tham khảo bài này nha, có có cả phần b trong đó nhé. Chúc bạn học tốt

1 tháng 9 2017

tham khao:

  • Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời.
  • Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ .
  • Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.
1 tháng 9 2017

* Mở bài: Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.(Trích từ "Những ngày thơ ấu")

* Thân bài:
1. Giải thích:
- Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn.: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghề, Bỉ vỏ...
- Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .
- Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.
2. Chứng minh: a. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ.
-Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ

- Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi dể kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tuỵ đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”
- Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu giếm.
-Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:
- Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.
- Là người phụ nữ trọng nghĩa tình: Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày giỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.
- Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ: Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.
=> Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.
b.Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.
- Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ.

- Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm .....
- Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:
- Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ.
- Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”
- Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng
- Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ: Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện.
- Nhà thơ thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ: Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ. * Kết bài:
- Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu. - Liên hệ

- Thế giới nhân vật trong tác phẩm của Nguyên Hồng được nhắc đến nhiều đó là phụ nữ và nhi đồng, những nhân vật đại diện cho tiếng nói yếu ớt, nhỏ bé trong xã hội đương thời.

- Nhà văn thấu hiểu những nỗi vất vả, khổ cực mà người phụ nữ và nhi đồng phải chịu đựng từ những tư tưởng xã hội phong kiến để lại. Đồng thời ông trân trọng vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ trong sáng của trẻ em và những đức tính cao quý của người phụ nữ .

- Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật: hai người phụ nữ và một cậu bé. Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên Hồng. Đoạn trích đã thể hiện rõ tâm trạng và tính cách của ba nhân vật. Người cô đại diện cho những hủ túc phong kiến còn tồn tại, miệt thị và mỉa mai người chị dâu lâm vào tình cảnh khổ cực; mẹ chú bé Hồng - hình ảnh của những người phụ nữ vất vả mưu sinh, chịu nhiều điều tiếng tủi nhục. Hồng là cậu bé sớm phải chịu đựng những mất mát gia đình, sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm. Điều đó chứng tỏ sự am hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em, đặc biệt là sự nắm bắt tính cách và tâm lý nhân vật.

16 tháng 9 2017

Câu hỏi của Vũ Thị Thu Hằng - Ngữ văn lớp 8 | Học trực tuyến

Chúc bạn học tốt !

29 tháng 10 2017

Văn của Nguyên hồng giàu cảm xúc,ngọt ngào và nhuần nhị rất hợp với những kỉ niệm về mẹ và về tuổi thơ.Phải chăng vì lẽ đó mà có ý kiến đã cho rằng “Nguyên hồng là nhà văn của phụ nhữ và nhi đồng”.Lời nhận định khái quát gần trọn sự nghiệp sáng tác của Nguyên hồng và đặc biệt đúng ở đoạn trích Trong lòng mẹ.

Nguyên hồng đến với phụ nữ và trẻ em không phải như là một sự ngẫu nhiên.Ngay từ hai tập sách đầu tay,tiểu thuyết Bỉ vỏ và hồi ký Những ngày thơ ấu,nhà văn đã dụng công viết về những gian truân của họ.Từng có lúc nếm trải cuộc sống cùng cực ở xóm Cấm,Hải Phòng,Nguyên hồng hiểu những nỗi đắng cay kia như chính cuộc đời mình.Có thể nói những trang hồi ký về “ngày thơ ấu”là những trang văn đậm sâu kỷ niệm về tình mẫu tử,ở đó,tác giả đã để cho tình thương yêu vượt lên bao định kiến hằn học mà tỏa sáng.

Trong lòng mẹ là một đoạn trích ngắn gọn gồm ba nhân vật:hai người phụ nữ và một cậu bé trai.Ba nhân vật khác nhau về tính cách nhưng đều đã hiện lên sinh động và đầy ấn tượng dưới ngòi bút của Nguyên hồng.Đoạn trích chứng tỏ sự am hiểu sắc của nhà văn về phụ nữ và trẻ em.Đặc biệt là sự nắm bắt cá tính và tâm lý.

Nhân vật người cô được nhà văn xây dựng qua đối thoại.Nhân vật không được đặc tả nhưng tính cách cứ lộ dần qua lời đối thoại.Đó là một hình mẫu điển hình cho sự tàn nhẫn và lòng đố kỵ.Sự nhỏ nhoi của người cô làm bé Hồng đau nhói.Những lời nói lạnh lùng mà quái ác của người cô như được chắt ra từ bao cảnh đời ngang trái mà Nguyên hồng đã gặp.Cái ác có nhiều loại nhưng sự tàn nhẫn giả dối và đố kỵ thì ở đâu chẳng có những nét mặt giống nhân vật của Nguyên hồng.

Hiểu sâu sắc về nhân vật phản diện nhưng tác giả còn tỏ ra tinh tế hơn nhiều khi lật mở những vẻ đẹp của tình yêu thương trong tâm hồn non nớt của bé Hồng.Tình yêu mẹ của bé Hồng vượt qua tất cả những dèm pha nanh nọc của bà cô.Ở trong em,kỷ niệm về mẹ,hình ảnh của mẹ bao giờ cũng tươi đẹp và trong sáng vô cùng.Dù có những lúc boăn khoăn nhưng cậu bé Hồng vẫn kiên trì một suy nghĩ đầy yêu thương về mẹ.Thế mới biết Nguyên Hồng hiểu và rất hiểu tuổi thơ.Ở đó,có thể nói trong tất cả chúng ta,cái anh sáng chiếu rọi lung linh và duy nhất đó là sự hiền hòa,yêu thương của lòng mẹ.Với hình ảnh bé Hồng,nhà văn dường như đã làm cho tình mẫu tử trên thế gian này thiêng liêng và ý nghĩa hơn gấp nhiều lần.

Nhân vật kiệm lời nhất nhưng lại để lại cho chúng ta nhiều day dứt nhất chính là mẹ bé Hồng.Một người phụ nữ hẳn phải hiền hậu vô cùng.Chỉ cần xem cái nhìn nhân vật đón bé Hồng,ôm trọn cái sinh linh bé nhỏ vào lòng mà ta cảm thấy cái tình mẫu tử sâu nặng và cao quý biết bao.Không thể diễn tả hiết nỗi đau của người mẹ khi phải xa con và cũng không thể diễn tả hết niềm hạnh phúc trong ngày gặp lại con,nhà văn để cho người mẹ đáng thương im lặng.Ngày gặp lại con không biết có bao nhiêu cảm giác trong lòng người mẹ đang được ngân lên:vui có,buồn có,lo lắng,tủi hờn cũng có.Vậy sự im lặng đã trở thành sự diễn đạt tình tế nhất.

Viết về phụ nữ,nhi đồng,viết về những kỷ niệm tuổi thơ không khó nhưng viết cho hay thì không dễ chút nào.Văn của Nguyên Hồng có nguồn mạch tự nhiên về đề tài người phụ nữ,về tuổi thơ.Cái nguồn mạch ấy chính là sự chắt lọc từ lòng yêu thương của Nguyên Hồng,từ những kỷ niệm tuổi thơ đẹp đẽ và sâu sắc về người mẹ kính yêu.

Tham khảo thêm :

1. Giải thích:

- Đề tài: Nhìn vào sự nghiệp sáng tác của Nguyên Hồng, người đọc dễ nhận thấy hai đề tài này đã xuyên suốt hầu hết các sáng tác của nhà văn.: Những ngày thơ ấu, Hai nhà nghề, Bỉ vỏ...

- Hoàn cảnh: Gia đình và bản thân đã ảnh hưởng sâu sắc đến sáng tác của nhà văn. Bản thân là một đứa trẻ mồ côi sống trong sự thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần lại còn bị gia đình và xã hội ghẻ lạnh .

- Nguyên Hồng được đánh giá là nhà văn của phụ nữ và trẻ em không phải vì ông viết nhiều về nhân vật này. Điều quan trọng ông viết về họ bằng tất cả tấm lòng tài năng và tâm huyết của nhà văn chân chính. Mỗi trang viết của ông là sự đồng cảm mãnh liệt của người nghệ sỹ , dường như nghệ sỹ đã hoà nhập vào nhân vật mà thương cảm mà xót xa đau đớn, hay sung sướng, hả hê.

2. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ.

a. Nhà văn đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi bất hạnh của người phụ nữ


- Thấu hiểu nỗi khổ về vật chất của người phụ nữ. Sau khi chồng chết vì nợ nần cùng túng quá, mẹ Hồng phải bỏ đi tha hương cầu thực buôn bán ngược xuôi dể kiếm sống . Sự vất vả, lam lũ đã khiến người phụ nữ xuân sắc một thời trở nên tiều tuỵ đáng thương “Mẹ tôi ăn mặc rách rưới, gầy rạc đi ”

- Thấu hiểu nỗi đau đớn về tinh thần của người phụ nữ : Hủ tục ép duyên đã khiến mẹ Hồng phải chấp nhận cuộc hôn nhân không tình yêu với người đàn ông gấp đôi tuổi của mình. Vì sự yên ấm của gia đình, người phụ nữ này phải sống âm thầm như một cái bóng bên người chồng nghiện ngập. Những thành kiến xã hội và gia đình khiến mẹ Hồng phải bỏ con đi tha hương cầu thực , sinh nở vụng trộm dấu giếm.

b. Nhà văn còn ngượi ca vẻ đẹp tâm hồn, đức tính cao quý của người phụ nữ:

- Giàu tình yêu thương con. Gặp lại con sau bao ngày xa cách, mẹ Hồng xúc động đến nghẹn ngào. Trong tiếng khóc sụt sùi của người mẹ, người đọc như cảm nhận được nỗi xót xa ân hận cũng như niềm sung sướng vô hạn vì được gặp con. Bằng cử chỉ dịu dàng âu yếm xoa đầu, vuốt ve, gãi rôm...mẹ bù đắp cho Hồng những tình cảm thiếu vắng sau bao ngày xa cách.

c. Là người phụ nữ trọng nghĩa tình

- Dẫu chẳng mặn mà với cha Hồng song vốn là người trọng đạo nghĩa mẹ Hồng vẫn trở về trong ngày giỗ để tưởng nhớ người chồng đã khuất.

d. Nhà văn còn bênh vực, bảo vệ người phụ nữ:

- Bảo vệ quyền bình đẳng và tự do , cảm thông vời mẹ Hồng khi chưa đoạn tang chồng đã tìm hạnh phúc riêng.

-> Tóm lại: Đúng như một nhà phê bình đã nhận xét “Cảm hứng chủ đạo bậc nhất trong sáng tạo nghệ thuật của tác giả Những ngày thơ ấu lại chính là niềm cảm thương vô hạn đối với người mẹ . Những dòng viết về mẹ là những dòng tình cảm thiết tha của nhà văn. Không phải ngẫu nhiên khi mở đầu tập hồi ký Những ngày thơ ấu, nhà văn lại viết lời đề từ ngắn gọn và kính cẩn: Kính tặng mẹ tôi.” Có lẽ hình ảnh người mẹ đã trở thành người mạch cảm xúc vô tận cho sáng tác của Nguyên Hồng để rồi ông viết về học bằng tình cảm thiêng liêng và thành kính nhất.

2. Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ thơ.

a. Nhà văn thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc cho nỗi khổ, nội bất hạnh của trẻ thơ.


- Nhà văn thấu hiểu nỗi thống khổ cả vật chất lẫn tinh thần : Cả thời thơ ấu của Hồng được hưởng những dư vị ngọt ngào thì ít mà đau khổ thì không sao kể xiết : Mồ côi cha, thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ, phải ăn nhờ ở đậu người thân Gia đình và xã hội đã không cho em được sống thực sự của trẻ thơ .....nghĩa là được ăn ngon, và sống trong tình yêu thương đùm bọc của cha mẹ, người thân. Nhà văn còn thấu hiểu cả những tâm sự đau đớn của chú bé khi bị bà cô xúc phạm .....

b. Nhà văn trân trọng, ngợi ca phẩm chất cao quý của trẻ thơ:

- Tình yêu thương mẹ sâu sắc mãnh liệt . Luôn nhớ nhung về mẹ . Chỉ mới nghe bà cô hỏi “Hồng, mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mợ mày không”, lập tức, trong ký ức của Hồng trỗi dậy hình ảnh người mẹ.

- Hồng luôn tin tưởng khẳng định tình cảm của mẹ dành cho mình. Dẫu xa cách mẹ cả về thời gian, không gian, dù bà cô có tinh ma độc địa đến đâu thì Hồng cũng quyết bảo vệ đến cùng tình cảm của mình dành cho mẹ . Hồng luôn hiểu và cảm thông sâu sắc cho tình cảnh cũng như nỗi đau của mẹ . Trong khi xã hội và người thân hùa nhau tìm cách trừng phạt mẹ thì bé Hồng với trái tim bao dung và nhân hậu yêu thương mẹ sâu nặng đã nhận thấy mẹ chỉ là nạn nhân đáng thương của những cổ tục phong kiến kia . Em đã khóc cho nỗi đau của người phụ nữ khát khao yêu thương mà không được trọn vẹn . Hồng căm thù những cổ tục đó: “Giá những cổ tục kia là một vật như .....thôi”

- Hồng luôn khao khát được gặp mẹ. Nỗi niềm thương nhớ mẹ nung nấu tích tụ qua bao tháng ngày đã khiến tình cảm của đứa con dành cho mẹ như một niềm tín ngương thiêng liêng thành kính. Trái tim của Hồng như đang rớm máu, rạn nứt vì nhớ mẹ .Vì thế thoáng thấy người mẹ ngồi trên xe, em đã nhận ra mẹ ,em vui mừng cất tiếng gọi mẹ mà bấy lâu em đã cất giấu ở trong lòng

c. Sung sướng khi được sống trong lòng mẹ.

- Lòng vui sướng được toát lên từ những cử chi vội vã bối rối từ giọt nước mắt giận hờn, hạnh phúc tức tưởi, mãn nguyện

d. Nhà thơ thấu hiểu những khao khát muôn đời của trẻ thơ:

- Khao khát được sống trong tình thương yêu che chở của mẹ, được sống trong lòng mẹ.

(Sưu tầm) .

22 tháng 9 2016
Tắt đèn có nhiều nét giống Lão Hạc,Chí Phèo…Tất cả đều viết về quá trình bần cùng hóa của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng tám.Ở đó ,người nông dân mỗi người mỗi cảnh bị bóc lột theo mỗi kiểu khác nhau.Thế nhưng cuối cùng hậu quả của sự bóc lột lại giống nhau:họ đều mất heat chẳng còn gì.Tuy nhiên không phải lúc nào người nông dân cũng cuối đầu cam chịu.Trong Tức nước vỡ bờ có những lúc họ đã vùng lean.Tất nhiên có sự “nổi day” được nhà văn sắp đặt.Chẳng thế mà có người đã đưa ra nhân xét vô cùng xác đáng “Với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn” (Nguyễn Tuân).

Thực ra khái niệm “nổi loạn”ở nay phải hiểu khá là linh hoạt.Về cơ bản đó chỉ là những cuộc vùng lean tự phát theo kiểu “con giun xéo mãi cũng quần”,theo kiểu “tức nước” thì “vỡ bờ”.Sự nổi loạn ấy chưa phải là sự đấu tranh được tính toán kỹ càng mà chỉ là sự phản ứng khi bị nay đến đường cùng.Thực tế đã cho thấy các tác phẩm văn học hiện thực của Việt Nam trong giai đoạn này đã dựng lên hàng loạt cuộc đời với sự vùng lên như vậy.

Vậy ra cái sự “xui” của tác giả ở tác phẩm này liên quan rất nhiều đến nhận thức xã hội của nhà văn.Tuy rất đau xót trước cảnh người nông dân bị chèn ép và vô cùng câm giận sự tàn bạo của những kẻ cường quyền nhưng nhà văn vẫn chưa nhìn ra con đường tất yếu-con đường đấu tranh cách mạng-chưa đẩy nhân vật của mình vào được cái guồng máy đấu tranh chung.

Riêng các sự “xui” ở tác phẩm Tắt đèn như lời nhận xét của Nguyễn Tuân,chúng ta lại cũng phải nhìn trong cái tương quan với những điều đã nêu trên.Chúng ta biết nhân vật là của nhà văn nhưng không phải trong quá trình sáng tạo,ta muốn đặt vào nhân vật điều gì theo ý muốn chủ quan cũng được.Nhân vật cũng giống như con người ngoài cuộc sống.Họ phải va chạm với các tính cách khác trong một môi trường nhất định.Ở tác phẩm này,chị Dậu được đặt trong tương quan với nhiều nhân vật nhưng đặc biệt là mối quan hệ với vợ chồng Nghị Quế và bọn tay sai,quan lại ở làng Đông Xá.Đó là những mối tương quan nghẹn thou và không phải cứ muốn là có thể “nổi loạn” dễ dàng như cái anh chàng say Chí Phèo kia được.Vậy ở đây,Ngô Tất Tố muốn “xui” nhân vật của mình phá phách nghĩa là phải tạo ra nay đủ những tiền đề (những mâu thuẫn giàu kịch tính) để nhân vật buộc phải bộc lộ cái bản năng sống trong hoàn cảnh quẫn cùng.

Cái “xui” ấy được nhà văn sắp xếp dàn trải và tăng cấp.Nhưng có thể nói lần nổi loạn của chị nông dân làng Đông Xá ở đoạn trích Tức nước vỡ bờ là lần ghê gớm nhất.

Thuế thân,hai tiếng vừa cất lên đã khiến nhiều người phải rùng mình.Nhà chị Dậu cũng hãi hùng khi nghe đến hai từ kinh sợ ấy.Nhà chị nghèo lại kèm năm sáu miệng ăn.Ở trong cái làng Đông Xá ấy có đi làm thêm cả cái nghề kẻ cướp cũng chẳng đủ ăn chứ nhà chị làm ăn hiền lành thì khổ lame.Mùa sưu thuế đến,nhà chị bán sạch sành sanh cũng chẳng đủ một suất thuế thân.Anh Dậu chồng chị vì thế mà bị bọn nha dịch lôi ra đình đánh cho nhừ tử.Chị Dậu đau long xót ruột gửi đám con nheo nhóc chạy vay khắp nơi.May thay chị kiếm đủ tiền lo suất sưu cho anh chồng đương sắp chết.Nhưng khốn nạn thay,suất của chồng vừa mới gón gém lo xong lại sinh ra suất sưu của chú Hợi.Mà chú ấy thì chết đã lâu,chỉ vì cái sự nhập nhằng giữa lịch Ta lịch Tây mà chị Dậu lạ thêm một phen phải lao đao.Tiền nộp sưu không có,cứ thế là những đợt roi thước lại đổ liên hồi trên cái bộ xương của anh Dậu.Ôi! Còn cái đau dớn nào hơn với một người vợ khi cứ nhìn tận mắt cái cảnh chồng mình bị hành hạ đến chết mòn.

May thay bọn nha dịch lại cho phép anh về.Chị Dậu cõng anh về rồi nấu ngay nồi cháo (có được là nhờ long thong của bà hàng xóm).Nhưng cháo chưa kịp húp thị bọn nha dịch tay dao tay thước lại rầm rập xông vào.Thế là căn nhà rách nát của chị Dậu ầm lên tiếng kêu xin,tiếng chửi mắng,tiếng đấm đá bùm bụp.Chị Dậu vẫn kiên nhẫn kêu xin nhưng sự chịu đựng chỉ có hạn.Khi tên cai lệ cứ vừa thụi vào ngực chị,vừa tát vào mặt chị lại còn sấn sổ lao vào anh Dậu thì cái giới hạn của sự chịu đựng rất mong manh kia òa vỡ.Chị Dậu vùng lên quyết liệt và khỏe mạnh.Chị túm,chị dúi,chị lẳng tên nha dịch bằng sức của đàn bà lực điền và bằng cả sự tức giận của còn giun xéo lâu ngày.Ngay lúc ấy chị không can thiết phải nể sợ ai.Lúc ấy trong chị,sự tức giận trùm lấy đi tất cả.Chị vùng lên và “nổi loạn”.

Như vậy ở trong cả truyện Tắt đèn và nhất là đoạn trích Tức nước vỡ bờ,Ngô Tất Tố đã dựng lên được một chuỗi những tình huống mâu thuẫn giàu kịch tính.Các tình huống ấy đã đẩy chị Dậu vào cái thế quẫn cùng mà vùng lên “nổi loạn”.Sự nổi loạn ấy hoàn toàn tự phát.Đó là sự vùng lên rất tự nhiên của con người khi cái giới hạn chịu đựng đã bị phá vỡ
 
 
25 tháng 9 2016

ntn là j rk bây ?