K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2018

Không nên dùng củ khoai tây đã mọc mầm làm thực phẩm.

( Bn tham khảo bài viết này:)
Khi một củ khoai tây quá già, các chất tinh bột trong khoai được chuyển đổi thành các loại đường. Đường này sẽ biến đổi thành các alcaloit gọi là solanine và chaconine-alpha. Các alcaloit thường tập trung trong thân, lá, mầm khoai tây cũng như khu vực vỏ màu da xanh lá cây của củ. Số lượng alcaloit phụ thuộc vào các điều kiện bảo quản và độ tuổi của khoai tây.

Nếu củ có vỏ màu xanh lá cây và mọc mầm khi mua, loại khoai tây này có thể đầu độc bạn. Nên gọt bỏ mầm của khoai tây để chắc chắn tinh bột trong khoai chưa được chuyển đổi thành các alcaloit độc hại và rằng khoai được an toàn. Tốt nhất là không nên ăn củ khoai tây này.

1 tháng 12 2018

Không nên dùng củ khoai tây nảy mầm làm thực phẩm, vì:

Khoai tây cất giữ trong hố thường lên màu xanh, thời gian dài còn ra mầm non. Bình thường đất đắp miệng hố không đủ cao để lọt ánh sáng vào trong hố nên khiến cho khoai tây chuyển xanh.

Những loại khác nảy mầm không đáng lo, còn có thể ăn được. Ví dụ như đậu nành chúng ta còn cố ý để cho nó nảy mầm, thành giá để ăn. Nhưng nếu khoai tây bị nảy mầm mà không cắt sạch chỗ xanh lên mầm đi, người ăn sẽ bị nôn, lạnh, ngộ độc. Đó là vì khi khoai tây nảy mầm, sản sinh ra một loại chất chứa độc, người ăn phải sẽ trúng độc, cho nên phải cắt hết chỗ bị xanh hay chỗ bị nảy mầm đi mới có thể ăn được. Khoai tây là thân củ, tế bào biểu bì có chất diệp lục, nếu lớp biểu bì gặp ánh sáng sẽ hình thành chất diệp lục và lên màu xanh.

Phương pháp tránh cho khoai tây không bị lên màu xanh rất đơn giản, trong thời kì sinh trưởng chú ý thường xuyên vun đất không để củ khoai tây bị lộ lên trên mặt đất, sau khi thu hoạch củ làm thức ăn, không nên để nơi có ánh sáng lâu, sau khi để khô phải kịp thời chuyển sang nơi tối sẽ tránh cho lớp biểu bì lên màu xanh. Còn đối với hiện tượng nảy mầm, thân củ khoai tây đều có hai, ba tháng ngủ, sau khi thu hoạch trong vòng hai, ba tháng sẽ nảy mầm, cho nên khoai tây để ăn tốt nhất ăn hết trong vòng hai tháng sau khi thu hoạch, nếu để làm giống thì tránh cho nó nảy mầm bằng dùng thuốc kích thích sinh trưởng để xử lí, hiệu quả rất rõ rệt, bởi vì chất này có tác dụng ức chế sự nảy mầm của khoai tây.

6 tháng 1 2021

Cách bảo quản khoai lang không nảy mầm:

Để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon, không để ở chỗ ấm và ẩm thấp 

16 tháng 2 2021

Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo.

16 tháng 2 2021

 Trên củ khoai tây có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ ở bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một cây khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

Trả lời bừa !!!

20 tháng 2 2016

1/- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Ví dụ: hoa lúa
-Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Ví dụ hoa bắp (ngô), hoa mướp

Sau thụ tinh : quả do bầu nhụy biến đổi thành, hạt do noãn phát triển thành.
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...

- Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v..v.. 
- Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v.. 
- Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v.. 
*Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.

2/Hạt nảy mầm cần những điều kiện:nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.

 Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm cần phải làm: 

sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ngay

Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt

Trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo

Phải gieo hạt đúng thời vụ

Phải bảo quản tốt hạt giống

phải thiết kế thí nghiệm thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:

Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống

3/Môi trường sống của tảo: Sống ở nước trong các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá

;chúng không có rễ thân lá thực sự 

 

 

 

3 tháng 5 2016

1) 

 Điểm giống nhau giữa hạt cây Hai lá mầm (hạt đỗ đen) và cây Một lá mầm (hạt ngô) là: đều có vỏ bao bọc bảo vệ hạt, phôi. Phôi đều có: chồi mầm, lá mầm. thân mầm và rễ mầm.

 Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.

 

3 tháng 5 2016

2) Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
 

4 tháng 12 2016

_ Củ khoai tây là một phần của thân cây nằm trong đất, phình to thành củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ. Nếu quan sát thật kĩ, ta sẽ thấy trên củ khoai có những vảy nhỏ che chồi non rất nhỏ bên trong. Để một thời gian sau, những chồi non nhỏ đó sẽ phát triển thành mầm, mỗi mầm nếu đem trồng có thể phát triển thành một củ khoai tây mới. Như vậy, khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng thân củ.

_

Muốn cho củ khoai lang không mọc mầm phải bảo quản ở nơi khô ráo. Người ta trồng khoai lang bằng dây: sau khi thu hoạch củ, dây khoai lang được thu lại, người ta chọn những dây bánh tẻ (không già và không non), cắt thành từng đoạn ngắn có cả ngọn rồi giâm các đoạn đó xuống luống đất đã được chuẩn bị trước.

Người ta không trồng khoai lang bằng củ để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn.


( mong giúp ích đc cho bn )

4 tháng 12 2016

cây khoai tây sinh sản bằng thân củ

22 tháng 3 2021

vì sao trước khi gieo hạt cần làm tơi xốp đất?

A: tạo điều kiện nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm

B: đủ độ ẩm cho hạt nảy mầm

C: đủ ánh sáng cho hạt nảy mầm

D: đủ không khí cho hạt nảy mầm

  

D : đủ ko khí cho hạt nảy mầm

18 tháng 7 2019

- Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.

- Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp

6 tháng 3 2017

- Hạt ở cốc 3 đã nảy mầm.

- Cốc 1 hạt không nảy mầm được vì để khô, hạt thiếu nước không nảy mầm được.

- Cốc 2 hạt không nảy mầm được vì ngâm trong nước hạt bị thiếu không khí.

- Hạt nảy mầm được cần đủ nước và không khí.

2 tháng 12 2016

Vì sao nói củ khoai tây là thân, còn củ khoai lang là rể?

Hẳn chúng ta ai cũng biết, củ khoai tây mà ta đào lên là do phần thân dưới đất hình thành nên, còn củ khoai lang lại là do rễ cây biến thành

Làm sao lại biết được như vậy? Khi dỡ khoai tây, chỉ cần chúng ta chú ý một chút là sẽ rõ: củ khoai tây sinh ra ở đoạn cuối của thân cây mọc ngang dưới đất. Khi thân cây mọc ngang dưới đất đến một mức độ nhất định, đoạn cuối cùng sẽ phình to ra thành củ khoai, vì củ phát triển to nên dễ đánh lừa mặt người. Không tin bạn hãy thử quan sát thật kĩ sẽ phát hiện ra: trên lớp biểu bì của nó có rất nhiều những lỗ nhỏ, xung quanh những lỗ đó có những vết mờ như hàng lông mi, lỗ và vết mờ đó trông rất giống như hình con mắt. Do vậy, các nhà thực vật gọi là mắt mầm. Nếu dùng sợi chỉ nối các mắt mầm lại với nhau sẽ thấy rằng, những mắt mầm này được sắp xếp theo trình tự xoáy trôn ốc; mầm trong mắt mầm có thể phát triển thành cành lá. Những vết mờ còn lại đó chính là những vết tích của lá (lá hình vẩy cá) được lưu lại. Những đặc trưng nổi bật này chính là đặc trưng chung của thân cây

Chúng ta quan sát củ khoai lang. Tuy củ khoai cũng có thể mọc mầm, nhưng mọc mầm rất lung tung, không theo một trật tự nào cả, cũng chẳng hề có dấu vết gì để lại, những điều đó đều là đặc điểm của rễ. Khi dỡ khoai lang, ta chỉ cần quan sát kĩ một chút sẽ nhận ra củ khoai lang là do những rễ nhánh hay rễ phụ mọc từ rễ chính phình to lên mà ra, cho nên gọi nói là rễ củ

Bạn có từng chú ý, củ khoai tây đào, từ dưới đất lên là do thân dưới đất hình thành, còn củ khoai lang là do rễ hình thành.

Làm thế nào để biết sự khác biệt này? Khi đào củ khoai tây, nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy rõ củ khoai tây là những ngọn của thân đi ngang dưới đất. Thân đi ngang này lớn đến một lúc nào đó, ngọn sẽ nở to ra, hình thành củ khoai, vì hình dáng nó bự dầy, thường thường mắt người dễ phân biệt. Nếu không tin, bạn cầm một củ khoai tây lên, kiểm tra kĩ một chút, sẽ phát hiện biểu bì, trên biểu bì của củ khoai tây có rất nhiều lỗ nhỏ, trong lỗ có mầm, trên thành lỗ có một vết hằn như lông mày, lỗ và vết hằn này rất giống như mắt, nên trong thực vật học gọi là mắt mầm. Nếu bạn dùng dây nối liền những mắt mầm này lại sẽ phát hiện mắt mầm trên củ khoai tây sắp xếp theo trật tự xoắn ốc. Mầm ở trong mắt mầm có thể ra cành lá. Vết lõm là vết tích lưu lại của lá (lá hình vây cá). Đặc trưng nổi bật chính là đặc trưng của thực vật thân củ.

Chúng ta hãy quan sát củ khoai lang, củ khoai lang mặc dù cũng có thể ra mầm nhưng vị trí mầm rất lung tung, không có thứ tự sắp xếp nhất định, lại không có những vết hằn của lá như củ khoai tây, đó đều là đặc điểm của rễ. Khi đào khoai lang, bạn xem xét kĩ có thể thấy củ khoai lang là do rễ phụ và những rễ bất định trên rễ chủ nở to mà hình thành cho nên gọi là rễ củ.