K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

Hix.. m còn chưa thii môn nào nũa ýý:))

# Nigi( Béé Tiin)#

9 tháng 5 2019

Trả lời :

Mk thi r !!

Nhg mk chỉ nhớ phần tự luận thui ak =))

Nếu bn cần thỳ nhắn vs mk @@

~ Thiên Mã ~

17 tháng 12 2016

Xl , mk chưa thi

6 tháng 1 2017

Mk có nèk

Mình ko có. Mình mới đến giữa học kì 2 thôi. 

14 tháng 5 2020

mk ko có, mk cũng sắp thi rồi

4 tháng 5 2016

I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)

b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)

c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Môn: Lịch Sử lớp 7

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: (2 điểm) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Nước Việt Nam có hai quần đảo lớn là gì? Nằm ở hướng nào?

Câu 2: (2 điểm) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?

Câu 4( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì ? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao ?

 

5 tháng 5 2016

                          Đề sử

1 Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động cuối năm 1426 ? Tại sao cuộc khửi nghĩa Lam Sơn Kết thúc dành thắng lợi ?

2 Những việc làm của Quang Trung trong việc giành độc lập và xây dựng đất nước

3 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?Ý nghĩa của sự ra đời đó?

4 Tại sao nói nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ 19 có những nết đặc sắc hơn so với các thế kỉ trước?

21 tháng 11 2019

tui thi rùi đề là nhưng hơi dài đó

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê gửi đến người đọc thông điệp gì?

A. Hãy tôn trọng những ý thích của trẻ em.

B. Hãy hành động vì trẻ em.

C. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.

D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển tài năng sẵn có.

Câu 2: Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là gì?

A. Nữ hoàng thi ca.

B. Đệ nhất nữ sĩ.

C. Bà chúa thơ Nôm.

D. Bà Huyện Thanh Quan.

Câu 3: Nhân vật chính trong truyện ngắn Cuộc chia tay của những con búp bê là ai?

A. Những con búp bê.

B. Hai anh em.

C. Người mẹ.

D. Cô giáo.

Câu 4: Bài thơ “Sông núi nước Nam” được coi như là

A. Khúc ca khải hoàn.

B. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

C. Bài ca chiến thắng.

D. Áng thiên cổ hùng văn.

Câu 5: Trong những từ sau, từ nào là từ láy bộ phận?

A. Oa oa.

B. Nhanh nhẹn.

C. Nho nhỏ.

D. Ầm ầm.

Câu 6: Trong những từ sau đây, từ nào là từ ghép?

A. Bàn ghế.

B. Liêu xiêu.

C. Róc rách.

D. Lom khom.

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”. Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

A. Phần trắc nghiệm:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

C

C

B

B

B

A

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Nêu đủ nội dung:

· Cảnh Đèo Ngang hoang sơ, heo hút, có sự sống con người nhưng còn thưa thớt, vắng vẻ (0,5 điểm)

· Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả (0,5 điểm)

· Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)

Câu 2:

Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan)

- Sự cô đơn thầm lặng của tác giả

Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình)

- Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp)

Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn (1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:

· Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)

· Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người (0,5 điểm)

· Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)

→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người.

22 tháng 12 2019

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A/ Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B/ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C/ Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D/ Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5. (3 điểm) Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

14 tháng 3 2019

tuần sau bn à 

14 tháng 3 2019

thứ 7 tuần này

trường mình mới thi