K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2016

Lớp 8 nha..

10 tháng 12 2016

Mừn chưa

14-14/12

Bn nào thi r t xin đề

8 tháng 12 2016

. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).

2. Thân bài.

a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định)

* Số câu, số tiếng:

- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.

- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.

Một bài thơ lục bát: có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.

* Cách gieo vần:

- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.

-Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.

* Phối thanh:

- Chỉ bắt buộc: các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.

- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáutiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).

- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc

* Nhịp và đối trong thơ lục bát:

- Cách ngắt nhịpkhá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4 ; Nhịp 3/3

* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.

b. Trường hợp Ngoại lệ:

* Lục bát biến thể:

- Số chữ tăng lên: vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.

- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:

- Gieo vần: có thể gieo vần trắc:

c. Tác dụng của thơ lục bát:

-Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.

-Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.

tho%20luc%20bat.jpg

3. Kết bài

- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học ViệtNam.

- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …

- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …

-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt nam.

7 tháng 12 2016

Trong văn mẫu cs thê sao ko tham khảo mk viết

 

7 tháng 10 2016

I. Mở bài:Giới thiệu về giấc mơ sẽ kể.
-Cách 1: Suy nghĩ về giấc mơ; giấc mơ đẹp của em: sự kì diệu của giấc mơ cho em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày.
-Cách 2: Tình huống dẫn đến giấc mơ (một món quà, một kỉ niệm,trở lại nơi cùng người thân đã sống, nỗi khao khát được gặp người thân, ...).
II. Thân bài:Kể lại giấc mơ.
-Không gian và thời gian của cuộc gặp gỡ.
-Giới thiệu nhân vật “em” : trong giấc mơ, em thấy mình như thế nào,còn nhỏ hay đã lớn, tâm trạng lúc đó : đang buồn hay vui, tâm trạng như thế nào trước cảnh hiện lên trong giấc mơ?
-Tình huống dẫn đến sự xuất hiện của người thân (người thân xuất hiện như thế nào)?
-Giới thiệu về người thân (đó là ai, mối quan hệ,hình ảnh người thân trong giấc mơ, những thay đổi của người đó so với trước đây, cảm nhận của em về người đó).
-Câu chuyện diễn ra giữa em và người thân (nhắc lại những kỉ niệm trước đây, những chuyện xảy ra trong thời gian xa cách,...), những sự việc diễn ra trong cuộc gặp gỡ giữa em và người thân.

............................

7 tháng 10 2016

sai đề rồi bn ơi

 

31 tháng 8 2017

Một mái nhà hạnh phúc luôn là mong muốn của nhiều ngừoi, và thật sung sứong biết bao khi tôi đang lớn lên trong tình yêu thưong của ngừoi thân. Tôi yêu ba, yêu mẹ, yêu anh, yêu em, nhưng yêu nhất là ngừoi bà đã khuất của tôi- ngừoi luôn yêu thưong và quan tâm tôi từ ngày còn bé.
Bà hiện lên trong kí ức tôi với gưong mặt hiền từ và đôi mắt sâu lõm bên dứoi vầng trán cao đã có nếp nhăn hằng lên trên đấy, lộ rõ sự khắc khổ qua năm tháng. Mái tóc bạc trắng đựoc bà búi lên trông thật gọn gàng. Bà tôi rất hay cừoi. Nụ cừoi của bà làm sáng lên vẻ phúc hậu và nét đẹp lão cho khuôn mặt dù tuổi đã ngoài tám mưoi. Làn da nhăn nheo với những đốm đồi mồi vì tuổi tác. Tay chân bà không còn khỏe như trứoc nữa. Ôi! Sao mà thấy thưong bà thế!
Tôi vẫn nhớ như in cái ngày còn nhỏ, cùng bà đi trên con đừong làng vắng vẻ. Ánh nắng ban mai ôm ấp lấy hai bà cháu, bóng tre xanh bên đừong như đang mở lối, còn những chú chim thì ngân nga đâu đó khúc hát chào ông mặt trời. Tôi vui vẻ trong vòng tay yêu thưong của bà, cùng bà cất những bứoc chân đến ngôi trừong mẫu giáo ở cuối xóm. Thích lắm những khi đựoc bà trao cho cái kẹo, cái bánh. Bà là vậy đấy! Luôn dành những thứ ngọt ngào nhất cho tôi! Và hạnh phúc nhất là vào những đêm trăng sáng! Bà hay dẫn tôi ra trứoc thềm nhà, đặt tôi tựa đầu trong vòng tay bà rồi kể tôi nghe những câu chuyện cổ tích dưói ánh trăng sáng mờ và bóng hàng dừa trứoc nhà. Lời bà ấm áp, nhẹ nhàng đưa tôi vào giấc ngủ ngon nhất giữa cảnh trăng và tiếng gió thổi vi vu trên những tàu dừa cao chót vót giữa sự tĩnh lặng của mọi vật. Bàn tay bà nhẹ nhàng vuốt lên tóc tôi thật trìu mến. Tôi thấy sao mà ấm áp quá! Bà yêu tôi, luôn quan tâm tôi từ ngày còn bé như thế đấy! Bà chẳng khi nào giận dữ với tôi cả. Khi tôi vui hay làm điều gì tốt thì bà luôn cừoi và động viên tôi tiếp tục cố gắng. Còn khi tôi làm sai việc gì thì bà nhẹ nhàng nhắc nhở, rồi cũng cừoi với tôi- nụ cừoi của bà đầy khích lệ và niềm tin vào tôi.
Tôi nghĩ đến bà trong cuộc sống. Cứ mỗi lần vấp ngã hay thất vọng, tôi lại nhìn về nụ cừoi của bà trong ảnh là lại có thêm nghị lực để vưon lên và vựot qua tất cả. Ánh mắt bà nhìn tôi như ẩn chứa điều gì đấy. làm cho tôi lại chợt nhớ đến những lời động viên, khích lệ của bà ngày trứoc để tiếp tục cố gắng và hình ảnh của bà luôn bên tôi như ngày còn bé. Tôi đã gặp bà trong mơ, bà nhìn tôi và vẫn nở nụ cừoi như ngày trứoc.
Mai này lớn lên, tôi vẫn sẽ không quên những kỉ niệm bên bà. Dù thời gian có trôi xa đến đâu, dù mọi vật có đổi thay như thế nào thì tôi vẫn yêu bà, tình cảm đó là vĩnh cửu và sẽ không mờ nhạt. Hình ảnh của bà và nụ cừoi mà bà dành cho tôi sẽ mãi trở thành động lực để tôi vưon lên trong những khó khăn vô vàng của cuộc sống, vẫn là hình ảnh mà tôi yêu nhất. Mong sao ở thế giới bên kia bà sẽ luôn vui vẻ dù không có tôi ở cạnh.
Bà bây giờ đã ở thế giới rất xa, đã không còn bên tôi như ngày trứoc nữa. Với tôi, bà như bà tiên trong truyện cổ tích. Bà đã đem đến cho tôi những điều kì diệu và những phút giây tuyệt vời trong suốt một thời tuổi thơ. Trong cuộc sống, có lẽ khi ngưòi mà ta yêu quí nhất ra đi thì ngừoi ta rất dễ gục ngã! Nhưng tôi thì không! Tôi tin rằng bà ở trên thiên đàng đang nhìn theo tôi, dõi theo bứoc tôi trên cuộc đời. Tôi sẽ luôn học thật giỏi để bà đựoc vui lòng nơi phưong trời xa kia. Tôi muốn kêu lên thật to: "Bà ơi! Cháu nhớ bà!" để gió mang những tình cảm của tôi đến với bà- người tôi yêu nhất.

Tham khảo !
31 tháng 8 2017

Đã hơn 10 năm nhưng hình ảnh và lời nói của thầy vẫn luôn hằn sâu trong ký ức tôi. Đó là năm học lớp 5, tôi được chuyển sang học lớp mới. Ngày đầu đi học tôi đứng rụt rè ở cửa lớp vì e sợ thầy, bạn không quen. Thầy nhìn thấy tôi và hỏi han ân cần. Nhìn ánh mắt trìu mến và cầm bàn tay ấm áp của thầy, tôi bước vào lớp trong sự yên tâm lạ thường. Từ lần đầu được gặp thầy rồi được thầy dạy dỗ, tôi càng hiểu và thấy yêu quý thầy nhiều hơn. Với thầy, tôi có thể diễn tả bằng hai từ “yêu thương” và “tận tụy”. Thầy tận tụy trong từng bài giảng, từng giờ đến lớp. Cả những ngày nóng bức hay những ngày mưa, thầy đều đến lớp để mang cho chúng tôi nhiều điều mới lạ. Tôi nhớ đến mùa nước nổi, khắp đường xá, trường học đều đầy nước. Thế mà thầy trò chúng tôi vẫn đến lớp đều đặn, học bì bõm trong nước thế mà vui đến lạ. Những bài giảng của thầy dường như “đánh thắng” cả mùa nước lũ. Khi không đến lớp, thầy lặn lội đến nhà các học sinh để tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tạo điều kiện tốt hơn để chúng tôi yên tâm ngày hai buổi đến trường. Thầy tôi là như thế, thầy tận tụy với nghề, yêu thương tất cả học sinh. Tôi đã từng được đến chơi nhà thầy – một ngôi nhà mái lá đơn sơ nhưng gọn gàng, sạch sẽ. Căn nhà bé nhỏ ấy chứa đựng tấm lòng yêu thương bao la của thầy tôi. Hơn cả 1 người thầy dạy chữ, thầy còn dạy chúng tôi biết bao điều trong cuộc sống. Thầy luôn nhắc nhở chúng tôi cố gắng học tập, không khuất phục cái nghèo. Thầy vẫn tin rằng các học trò của thầy sẽ xây dựng một tương lai tươi sáng hơn. Niềm tin của thầy truyền sang niềm tin của chúng tôi – những đứa học trò nghèo chan chứa bao nhiêu là ước mơ và hoài bão. Những lời dạy dỗ của thầy đã theo tôi trong suốt những tháng năm dài.

Riêng với tôi, tôi vẫn nhớ mãi những lần được thầy đưa đến trường. Con đường đá đến trường đã thấm biết bao giọt mồ hôi của thầy tôi. Tôi không sao quên được hình ảnh thầy với chiếc xe đạp cũ kĩ cứ kêu “kót két” theo từng vòng quay. Thế mà chỉ cần ngồi sau lưng thầy, con đường dài dường như ngắn lại; cái nóng của buổi trưa nắng gắt dường như cũng mát dịu hẳn đi. Nhìn lưng thầy ướt đẫm mồi hôi mà miệng vẫn vui cười. Ôi! Sao mà nhớ thầy đến thế! Trên con đường dài với lắm gập ghềnh, thầy và tôi cùng nhau trò chuyện nhiều điều thú vị. Bất chợt tôi cảm thấy thầy thật gần gũi và thân thiết như một người bạn lớn. Có lần thầy hỏi tôi rằng: “Nếu chỉ được đi qua một lần trên con đường đầy hoa dại, con sẽ chọn một bông hoa nào con cho là đẹp nhất?!”. Lúc bé thơ ấy tôi nào hiểu những gì thầy muốn nói, chỉ khẻ cười rồi im lặng. Rồi thầy bảo rằng “trên đường con đi sau này sẽ có nhiều “bông hoa” như thế. Con đừng đợi phải đi hết quãng đường, hãy nắm lấy cơ hội để con có thể tiến xa hơn”. Và khi đó tôi mới hiểu điều thầy muốn nói, lời nói của thầy đã cổ vũ tôi đủ can đảm bước xa làng quê bé nhỏ để lên thành phố học tốt hơn. Đúng là thầy tôi, lời khuyên nhủ thật nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và làm người ta yên lòng lắm. Đến hôm nay, tôi bỗng nhớ lại những câu chuyện của người thầy năm xưa. Thầm cảm ơn thầy về những gì tốt đẹp thầy đã dành cho tôi. Đó là những lời dạy dỗ quý báu cổ vũ tôi trong những tháng năm dài. Gần 10 năm nay ít có dịp về thăm thầy cũ. Ngôi trường làng ngày xưa đã tàn phai ít nhiều. Mỗi lần về thăm lại thấy mái tóc thầy tôi bạc trắng nhiều hơn. Nhưng dù thời gian có trôi qua bao nhiêu, tấm lòng thầy vẫn như thế, vẫn tận tụy và đầy yêu thương.

Đối với tôi, “người thầy năm xưa” là biểu tượng của một nhà giáo Việt Nam ưu tú. Ở thầy tôi là sự hy sinh cao cả xuất phát từ lòng yêu nghề, yêu trẻ. Đến hôm nay, trong lòng tôi vẫn mãi mãi kính trọng và biết ơn “người thầy giáo năm xưa”.

7 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

 

7 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

chúc bạn học tốt vui

6 tháng 11 2016

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.
 

6 tháng 11 2016

ê đây là bài giải cho đề bài trên của tui hảbucqua

7 tháng 5 2017

Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người Từ ngàn xưa, người ta đã biết cách tạo ra những văn tự rồi khắc lên thẻ tre, mai rùa hay trên đá, vách núi, vỏ cây v.v...

Qua thời gian, sách trở thành cửa sổ để cho chúng ta về với thuở khai thiên lập địa, từ lịch sử vua Hùng, Âu Cơ và Lạc Long Quân dựng nước và giữ nước đến khắp mọi nơi trên thế giới chiêm ngưỡng những kỳ quan tuyệt mĩ. Không chỉ vậy, sách còn thể hiện những nét phong phú, độc đáo của mỗi đất nước, mỗi châu lục. Đọc sách để biết xưa, biết nay và biết nơi này, nơi khác. Đặc biệt, sách là nơi lưu giữ những tri thức nhân loại: toán học, vật lí, địa lí, văn học,...

Bởi thế, từ những em học sinh đến những nha khoa học tài giỏi, sách được coi như một công cụ để học tập, để nghiên cứu. Nhờ có sách mà con người biết đến những phát minh vĩ đại từ đó áp dụng để phục vụ và giúp ích cho cuộc sống con ngươi: cách chế tạo đèn diện, cách làm ra tàu xe, cách bay vào vũ trụ,... Sách mở ra nhiều thế giới kì diệu của những công trình khoa học, của những thành phố tương lai từ đó bồi đắp và nuôi lớn những ước mơ cao đẹp ở trẻ thơ. Từ sách, chúng ta có những hiểu biết về các công việc, các ngành nghề, từ đó có định hướng để phấn đấu cho tương lai.

Sách với những dòng chữ ngợi ca tình cảm giữa người với người con xây dựng và "luyện" (chữ dùng của Hoài Thanh) những tình cảm đẹp đẽ cho con người: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè, tình cảm với quê hương đất nước,... Sách là một yếu tố thiết yếu trong đời sống con người, bởi vậy tất cả chúng ta cần biết yêu quý sách và biết cách đọc sách.

8 tháng 5 2017

uk

22 tháng 11 2016

Bạn có thể tham khảo tại đây:

http://nguyenquanghung1980.violet.vn/present/show/entry_id/9472443

4 tháng 7 2017

1. Chuẩn bị
- Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau (có thể là bút lông kim)
- Ý tưởng chủ đề trung tâm
- Sự điên rồ
2. Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan tới chủ đề này. Nếu được, hãy cho thêm Chữ trong hình ảnh đó.
Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:
- Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác
- Có thể tự do sử dụng màu sắc, hình ảnh
- Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề cần được làm nổi bật dễ nhớ
- Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng
3. Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)
Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luận điểm, hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưng ý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.

Trên các nhánh chính này là các Từ Khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Hãy vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.
Quy tắc vẽ tiêu đề phụ
- Tiêu đề phụ nên viết bằng CHỮ IN HOA năm trên nét vẽ dày để làm nổi bật
- Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm
- Tiêu đề phụ nên vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng
4. Các nhánh thứ cấp
Đây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính. Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấy vẽ của bạn cho phép.

Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào để thêm phần sinh động.
Quy tắc vẽ nhánh thứ cấp
- Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh
- Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian vẽ và thơi gian
- Mỗi từ khóa/hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng trên nhánh. Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa 1 từ khóa.
- Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm
- Tất cả các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng một màu
Mẹo nhỏ
- Hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêm nhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp lưu chúng vào trí nhớ của bạn tốt hơn.
- Dùng tối thiểu 3 màu để vẽ.
- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt, và các nhánh con, hình ảnh, chữ đi theo cũng nên cùng một màu với nhánh chính.
- Có thể vẽ 2 mindmap, một mindmap nháp và một mindmap hoàn thiện.
- Dùng "sự điên rồ" của mình để vẽ mindmap. Bạn sẽ ngạc nhiên vì bản thân mình rất thông minh mà bình thường mình không nhận ra.
- Có thể dùng mindmap để học bài, và người ta gọi nó là "học bài bằng cơ bắp".

14 tháng 11 2016
tên bàitên tác giả

Tôi đi học

thanh tịnh
trong lòng mẹnguyên hồng
tức nước vỡ bờngô tất tố
lão hạcnam cao
cô bé bán diêman-đéc-xen
đánh nhau với cối xay gióxéc-van-tét

chiếc lá cuối cùng

o hen-ri
hai cây phongai-ma-tốp

 

13 tháng 9 2016

Bài 1:(Mk chọn từ'' một mùi hương lạ...tôi đi học'' nha)

_Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm

_Xác định vấn đề, đối tượng: Cảm giác tò mò về mọi thứ xung quanh, thèm được tự do như khi còn nhỏ nhưng lại quay trở lại với hiện tại, đánh dấu cho bước ngoặt lớn của cuộc đời

_ Được sắp xếp theo trình tự thời gian.

Bài 2:

_Yếu tố miêu tả:

+Một mùi hương lạ xông lên lớp. 

+Trông hình gì tôi cx thấy...hay hay

+.....

_Yếu tố biểu cảm:

+Tôi đưa mắt thèm thuồng ....trong trí tôi.

+...

Bài 3:(đều là tả mẹ nha)

C1: ''Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con''

Đó là lời bài thơ, bài hát ru mà chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát. Có lẽ, với mỗi chúng ta, mẹ chiếm một vị trí quan trọng, ko thể thiếu được.Và với tôi cx vậy.

 

 

14 tháng 9 2016

còn bài 4 nữa mak vs lại bn viết dấu 3 chấm khó hiểu quábucminhlolang