K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống cho động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loại thực vật quý hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài

- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn,... để bảo vệ các loài thực vật, trong đó có thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng

- Tuân theo các biện pháp và tuyên truyền các biện pháp này cho người thân, hàng xóm để bảo vệ sự đa dạng thực vật ở địa phương

- Tham gia bảo vệ, chăm sóc trồng cây ở trường, địa phương

- Tham gia các hoạt động trồng cây gây rừng ở địa phương

10 tháng 8 2021

Tham khảo:

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật

- Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động vật

- Xây dựng vườn Quốc gia, khu bảo tồn để bảo vệ động vật

- Cấm buôn bán xuất khẩu các loài động vật

- Tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật

19 tháng 6 2020

thank nha

19 tháng 6 2020

ko cóa chi

19 tháng 10 2016

1. Thí​ nghiệm:​​

​-Khi ta chạm tay vào lá cây trinh nữ thì lá sẽ tự động co thắt lại.

​-Khi đó lá cây trinh nư sẽ tự động mở lại như cũ.

​2. a, Vì cây trinh nữ thì còn có tên gọi là xấu hổ vậy đã là xấu hổ thì khi chạm vào sẽ co lại.

​b, Vì khi nhiệt độ cơ thể nóng lên sẽ co hiện tượng thoát hơi nước.

19 tháng 10 2016

Bài 1:

- Chạm tay vào lá cây trinh nữ,hiện tượng xảy ra là:

Lá cây trinh nữ sẽ tự động khép lại.

- Sau phút,dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ,hiện tượng xảy ra là:

Lá cây trinh nữ cũng sẽ tự động khép lại.

Bài 2:

a) Vì sao lá cây trinh nữ cụp lại khi ngón tay ta chặm vào ?

Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại.

b)Vì sao con người có phản ứng khi toát mồ hôi khi nóng ?

Con người đổ mồ hôi để hạ nhiệt cơ thể hay nói cách khác, con người đổ mồ hôi để duy trì thân nhiệt.

5 tháng 5 2021

môi trường hoang mạc có động vật phong phú hơn môi trường khác, vì một số lí do nào đó. Biện pháp: săn bắn động vật rồi đổi cho nước khác các động vật nước mình chưa có

18 tháng 5 2018

Voọc chà vá chân xám

Gấu ngựa

Tê tê Java

Hoẵng lớn

Sơn dương

Thỏ vằn Trường Sơn

Và đặc biệt là Sao la

18 tháng 5 2018

Tê tê Java và Sao La

Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

- Cấm đốt phá rừng, khai thác rừng bừa bãi

- Cấm săn bắt và buôn bán động vật hoang dã, nhất là động vật quý hiếm vào mùa sinh sản

- Chống ô nhiễm môi trường

- Thuần hóa lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học

- Xây dựng khu bảo tốn 

17 tháng 12 2021

Anh lên gg tìm nhé

17 tháng 12 2021

1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?

Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.

2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?

  • Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
  • Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
  • Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
  • Tiêu hóa nội bào.

3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?

  • Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
  • Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
  • Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
  • Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.

4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?

  • Giống: đều ăn hồng cầu.
  • Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.

5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?

  • Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
  • Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
    • Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
    • Gan to, lách to .
    • Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
    • Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.

6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.

7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?

  • Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
  • Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
  • Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
  • Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.

8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?

Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)

9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.

  • Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
  • Cách truyền bệnh:
    • Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
    • Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
    • Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.

10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.

  • Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
  • Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
  • Các hình thức sinh sản:
    • Sinh sản vô tính: mọc chồi
    • Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
    • Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới

11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?

Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.

12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?

Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột khoang.

13. Cách di chuyển của sứa trong nước?

Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.

14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?

Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.

2 tháng 5 2016

Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát sinh những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung). Các nhánh ấy lại phát sinh những nhánh nhỏ hơn từ những gốc khác nhau và tận cùng bằng một nhóm động vật. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn. Ví dụ: Cá, Bò sát, Chim và Thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với Giáp xác, Nhện và Sâu bọ.

 

2 tháng 5 2016

1)Cây phát sinh giới động vật phản ánh mối quan hệ họ hàng giữa các loài động vật

2)Đới lanh: Đặc điểm khí hậu: khí hậu vô cùng khắc nghiệt, băng đóng quanh năm, mùa hạ rất ngắn

                  Độ đa dạng sinh học động vật thấp, chỉ có một số ít loài sống ở vùng này

                   Đặc điểm loài động vật ở đới lanh: có bộ lông rậm, lớp mỡ dưới da dày để cách nhiệt và dự trữ chất dinh dưỡng, nhiều loài chim và thú có tập tính di cư và ngủ đông

Đới nong : Đặc điểm khí hậu : khí hậu hoang mạc đới nóng rất khô và nóng

                   Độ đa dạng thấp chỉ có một số loài có khả  năng chịu đựng nóng cao mới sống được

                   Đặc điểm dộng vật: có bộ lông nhạt giống với màu cát để không bắt nắng và lẩn chốn kẻ thù, chịu khát giỏi hoạt động chủ yếu vào ban đêm

Mt nhiệt đới: Đăc điểm khí hậu: nóng ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật

                      Sự đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa rất phong phú, số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với đời sống