Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố và gặp sông Amazon có màu nước đục, nhưng nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức. Màu nước đen của sông Rio Negro là do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa khiến nó có màu nâu.Do sự khác nhau về cấu tạo, nên cả hai dòng sông có mật độ nước, tốc độ dòng chảy và nhiệt độ khác nhau. Điều này khiến chúng khó hòa lẫn với nhau.
Cách thành phố Manaus ở miền bắc Brazil khoảng 10 km, dòng sông nước đen Rio Negro chảy qua thành phố và gặp sông Amazon có màu nước đục, nhưng nước của chúng không hòa lẫn vào nhau ngay lập tức.
Thay vào đó, nước màu khác nhau của hai dòng sông chảy song song khoảng 6 km. Đoạn sông này được gọi là “Cuộc gặp gỡ của hai dòng nước” hay Encontro das Águas trong tiếng Bồ Đào Nha.
Hiện tượng này xảy ra tại một số địa điểm dọc sông Amazon và những nơi khác trên thế giới, nhưng không nơi nào ấn tượng như ở đây. Nơi hợp lưu của sông Rio Negro và Amazon cũng trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố Manaus.Rio Negro là nhánh lớn nhất của sông Amazon và là sông nước đen lớn nhất thế giới. Tên của dòng sông này cũng có nghĩa là “sông Đen”.Màu nước đen của sông Rio Negro là do thực vật phân hủy hòa vào nước khi sông chảy qua rừng nhiệt đới và đầm lầy. Sông nước đen có nồng độ axít cao và rất ít chất cặn. Trong khi đó, nước sông Amazon có nhiều cát, bùn và phù sa khiến nó có màu nâu.Do sự khác nhau về cấu tạo, nên cả hai dòng sông có mật độ nước, tốc độ dòng chảy và nhiệt độ khác nhau. Điều này khiến chúng khó hòa lẫn với nhau.Hàng chục công ty du lịch tổ chức các tour du lịch bằng tàu dọc đoạn hai dòng sông gặp nhau.Thời gian lý tưởng nhất để khám phá hiện tượng này là từ tháng 1 đến tháng 7 hằng năm, khi các dòng sông đầy nước.
P/s em tìm trên mạng
- Nêu tên các dạng địa hình chính và các sông lớn của Trung Quốc
+ Các dạng địa hình chính: dãy núi, núi cao, bồn địa, sơn nguyên, hoang mạc, đồng bằng, đảo.
+ Các sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang. - So sánh sự khác biệt về địa hình, sông ngòi giữa miền Tây và miền Đông.
+ Miền Đông: thấp, chủ yếu là đồng bằng phù sa châu thổ màu mỡ (Đông Bắc, Hoa Bắc, Hoa Trung,...). Có hạ lưu các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang).
+ Miền Tây: cao, có các dãy núi lớn (Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a, Nam Sơn...), sơn nguyên (Tây Tạng,..), bồn địa (Duy Ngô Nhĩ, Ta-rim, ...). Là nơi bắt nguồn của các sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang....).
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
+ Miền Đông: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ là nơi dân cư tập trung đông đúc, nông nghiệp trù phú. Khí hậu thích hợp cho trồng cây ôn đới ở phía bắc, cây cận nhiệt ở phía nam. Có nhiều mưa về mùa hạ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, nhưng thường gây lụt lội ở các đồng bằng. Giàu khoáng sản kim loại màu, tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp.
Dân cư Trung Quốc phân bố không đồng đều:
+ Đông đúc : chủ yếu phía Đông, tập trung với mật độ cao ở các đông bằng rộng lớn, vùng duyên hải, ở các thành phố (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Quảng Châu, Hồng Kông…). Do miền Đông có nhiều thuận lợi về tự nhiên, đây cũng là nơi tập trung hầu hết các hạot động kinh tế của TQ, nhất là công nghiệp, dịch vụ.
+ Thưa thớt : chủ yếu là phía Tây và Tây Bắc, nhiều vùng rộng lớn mật độ < 1người/km2. Do miền Tây có nhiều điều kiện tự nhiên khó khăn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp.
- Thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm lụa tơ tằm và tơ sợi tổng hợp.
- Địa hình: Chủ yếu đồi núi (80% diện tích); núi chủ yếu là trung bình, thấp >3000m; đồng bằng nhỏ hẹp ven biển.
- Sông ngòi: Chủ yếu ngắn, dốc, có tiềm năng thủy điện lớn.
- Bờ biển: Chia cắt mạnh, tạo nhiều vũng vịnh cho tàu bè trú ngụ, xây dựng hải cảng, phát triển hàng hải; biển là ngư trường lớn có nhiều loài cá tôm.
- Địa hình: đồi núi chiếm 80% diện tích, chạy dọc đất nước. Đồng bằng nhỏ hẹp và phân bố ven biển, đất đai khá tốt. Nhìn chung, Nhật thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15°).
- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....