K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 2: Kim Tinh) 

                                                 Kim Tinh - Người anh em song sinh quỷ quái của Trái Đất

       - Các thông số về Kim Tinh:

  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 107,5 đến 108,9 triệu km

  + Đường kính: 12 104 km

  + Khối lượng: 4 870 triệu triệu tỉ km

  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 243 ngày Trái Đất

  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 224,7 ngày Trái Đất

       - Tìm hiểu sâu hơn một chút:

  + Kim Tinh có một lõi rắn được cấu thành chủ yếu từ sắt và nicken, bao quanh bởi một lõi ngoài lỏng, sau đó là lớp manti, và một lớp đá cứng trên cùng. Khá giống với Trái Đất phải không nào!

  + Kim Tinh có đường kính tại xích đạo 12 104 km, nhỏ hơn Trái Đất 652 km.

  + Kim Tinh có một bầu khí quyển dày đặc.

  + Lực hấp dẫn trên bề mặt Kim Tinh xấp xỉ 90 % so với Trái Đất.

  + Bầu khí quyển của Kim Tinh chỉ có một ít khí oxy nhưng lại chứa đầy khí cacbonic, chiếm tới hơn 95 %.

  + Trên Kim Tinh, bầu khí quyển đã giữ lại hết nhiệt lượng từ Mặt Trời. Điều này có nghĩa là nhiệt độ trên hành tinh này nóng hơn bất kì hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời - tới 465oC!

  + Bầu khí quyển của Kim Tinh tạo ra áp lực lên bề mặt của nó lớn hơn 90 lần so với áp suất của bầu khí quyển Trái Đất!

  + Một phi hành gia hạ cánh trên Kim Tinh có thể bị nén cho bẹp dúm ngay lập tức trong khi đang ngạt thở vì khí cacbonic (CO2).

  + Ở tầng khí quyển trên, gió thổi với vận tốc 300 km/giờ và có hàng loạt các trận mưa axit sunfuric (H₂SO₄).

  + Kim Tinh thật khủng khiếp! Ngay cả đối với tàu thăm dò vũ trụ, những tàu này chỉ sống sót được vài giờ trong khí quyển của Kim Tinh. Tàu Venere 13 do Liên Xô phóng năm 1981 đã tồn tại được 127 phút trên bề mặt hành tinh này trước khi ngỏm.

  + Kim Tinh ở gần Trái Đất nhất so với các hành tinh khác trong Hệ Mặt Trời, chỉ cách 42 triệu km ở điểm gần nhất.

  + Chúng ta rất hay thấy Kim Tinh từ Trái Đất, và nó cực kì sáng trên bầu trời.

  + Không giống như các anh chị em của mình, ngoại trừ Thiên Vương Tinh, Kim Tinh có chiều tự quay quanh trục ngược với chiều quay xung quanh Mặt Trời của nó.

  * Khi Kim Tinh ở phía Tây Mặt trời thì nó lặn trước Mặt Trời (lúc đầu ta không thể thấy nó). Vào sáng hôm sau ta thấy nó ở chân trời Đông và mọc trước Mặt trời. Nó được gọi là sao Mai. Khi Kim Tinh ở phía đông Mặt trời thì nó lặn sau Mặt trời, ta thấy Kim Tinh ở chân trời Tây vào đầu đêm. Như thế nó được gọi là sao Hôm. Như vậy, sao Hôm và sao Mai đều là 2 trường hợp nhìn thấy góc độ khác nhau của Kim Tinh mà thôi.

                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

    (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người.Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

 

4
4 tháng 1 2019

hay đấy

4 tháng 1 2019

cũng rất bổ ích,hay và rất thú vị

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 3: Hỏa Tinh)                                                    Hỏa Tinh - Hành tinh rắn màu đỏ       - Các thông số về Hỏa Tinh:  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 206,6 đến 249,2 triệu km  + Đường kính: 6 792 km  + Khối lượng: 642 triệu triệu tỉ kg  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 1,03 ngày Trái Đất  + Chu kì quay quanh quỹ...
Đọc tiếp

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 3: Hỏa Tinh)

                                                    Hỏa Tinh - Hành tinh rắn màu đỏ

       - Các thông số về Hỏa Tinh:

  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 206,6 đến 249,2 triệu km

  + Đường kính: 6 792 km

  + Khối lượng: 642 triệu triệu tỉ kg

  + Chu kì tự quay quanh trục (ngày): 1,03 ngày Trái Đất

  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (năm): 687 ngày Trái Đất

       - Tìm hiểu sâu hơn một chút:

  + Hỏa Tinh là hành tinh cuối cùng trong số bốn hành tinh dạng rắn của Hệ Mặt Trời (gồm: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất và Hỏa Tinh)

  + Quỹ đạo của Hỏa Tinh quay quanh Mặt Trời lớn gấp đôi quỹ đạo của Trái Đất.

  + Thời gian một ngày của Hỏa Tinh tương đương với Trái Đất - 24 giờ 37 phút.

  + Hàng tỉ năm về trước, nước từng chảy khắp bề mặt hành tinh này. Phần nước còn lại hiện đang nằm tại chỏm băng ở hai cực hoặc ngay dưới bề mặt.

  + Đỉnh Olympus Mons rộng 550 km là ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Người ta ước tính rằng nó cao khoảng 25 km, gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, đỉnh núi cao nhất Trái Đất.

  + Đường kính của hành tinh này chỉ bằng 1/2 đường kính Trái Đất và lực hấp đẫn chỉ bằng 1/3. Tức là một người đứng trên hành tinh này sẽ có trọng lượng chỉ bằng 38 % trọng lượng của Trái Đất.

  + Trong nhiều thế kỉ, loài người đã từng hi vọng, hoặc từng sợ hãi rằng Hỏa Tinh là nơi cự ngụ của các sinh vật ngoài hành tinh. Tuy nhiên, chưa có bất kì "Người Hỏa Tinh" nào được hơn 30 tàu thám hiểm hành tinh này phóng từ Trái Đất phát hiện ra.

  + Hỏa Tinh có hai vệ tinh của riêng mình - Phobos và Deimos. Các nhà khoa học xàm xí đú cho rằng đây là hai tiểu hành tinh do đi chơi xa nhà và bị "mẹ mìn" Hỏa Tinh "bắt cóc" về phục vụ cho nó từ Vành đai tiểu hành tinh, vốn nằm giữa Hỏa Tinh và Mộc Tinh.

  + Nhiều phần của Hỏa Tinh được những bãi cát khổng lồ trải dài bao phủ, tuy nhiên những sa mạc này không có nghĩa là nơi đây cực kì nóng nực. Nhiệt độ trên Hỏa Tinh dao động từ mức dễ chịu 20oC vào ngày hè ở xích đạo cho đến lạnh cóng -87oC vào ban đêm ở vùng cực.

  + Màu của hành tinh này được tạo ra từ những khối đá giàu oxy sắt, thường được gọi là gỉ sắt. Những khối đá này bị chôn vùi sau hàng triệu năm và dần tạo thành loại đất cứng màu đỏ, bao phủ hầu hết bề mặt. Những trận gió mạnh tạo ra những cơn bão bụi đỏ trải khắp hành tinh này, và từ đó tạo ra bầu khí quyển bị nhuốm màu đỏ.

                                                                     (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

  (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người. Bạn có thích mình làm như thế này nữa không? Hãy cho mình biết ý kiến nhé! Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

16
5 tháng 1 2019

Theo mình thì bài cậu vừa viết cũng rất thú vị . Nếu rảnh thì bạn cứ viết như thế này đó để cho mọi người cùng biết nhé

...............Học tốt..............

$+$=?!

Có muốn bn viết nữa nè !Cái này hay đó hàng xóm của trái đất là Hành tinh rắn màu đỏ- Hỏa tinh  bắt cóc ! HiHi

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 1: Thủy Tinh)                                                                     Thủy Tinh bí ẩn             - Các thông số về Thủy Tinh:  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 46 đến 69,8 triệu km  + Đường kính: 4 879 km  + Khối lượng: 330 000 tỉ tỉ kg  + Chu kì tự quay quanh trục (một ngày): 58,6 ngày Trái Đất.  + Chu kì...
Đọc tiếp

(Chương 1: Universe - Phần 3: Hàng xóm của Trái Đất - Tập 1: Thủy Tinh) 

                                                                    Thủy Tinh bí ẩn

             - Các thông số về Thủy Tinh:

  + Khoảng cách từ Mặt Trời: 46 đến 69,8 triệu km

  + Đường kính: 4 879 km

  + Khối lượng: 330 000 tỉ tỉ kg

  + Chu kì tự quay quanh trục (một ngày): 58,6 ngày Trái Đất.

  + Chu kì quay quanh quỹ đạo (một năm): 88 ngày Trái Đất.

             - Tìm hiểu sâu hơn một chút:

  + Hành tinh bé nhỏ này được đặt tên theo một vị thần La Mã cổ đại - Mercury.

  + Thủy Tinh là một vật thể duy chuyển cực kì nhanh, là hành tinh quay nhanh nhất trong Hệ Mặt Trời.

  + Thủy Tinh là hành tinh gần Mặt Trời nhất trong 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.

  + Thủy Tinh quay xung quanh Mặt Trời với vận tốc trung bình đạt 47,87 km/giây.

  + Là hành tinh bé nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời, chỉ bằng 5,5 % khối lượng của Trái Đất. Tức là Trái Đất nặng gấp 18 lần Thủy Tinh đấy!

  + Thủy Tinh không có bầu khí quyển, ngoại trừ một ít khí heli, nên ở đây không có gió hay mưa.

  + Bề mặt Thủy Tinh đầy những hố va chạm và những vực sâu hàng km (vì bầu khí quyển: v)

  + Hố va chạm lớn nhất trên Thủy Tinh - Caloris Basin, hình thành hơn 4 tỉ năm trước, rộng xấp xỉ 1.550 km.

* Nếu bạn đứng trên bề mặt của Thủy Tinh, Mặt Trời sẽ lớn hơn 3 lần so với nhìn từ Trái Đất!

                                                                                      (Trích sách "Những điều cực đỉnh về vũ trụ - Clive Gifford)

 

   (Đây là một trong những sự thật thú vị mà mình muốn chia sẻ đến với mọi người. Bạn có thích mình làm như thế này nữa không?Hãy cho mình biết ý kiến nhé!Cảm ơn rất rất nhiều ~!!!!!)

 

 

 

5
3 tháng 1 2019

làm nữa đi bạn hay lắm mình thích lắm ^^

Bạn viết nữa đi ! Ôi hay thiệt  vì cái này mik tìm hiểu đc nhiều hơn đó !

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(Trích Ngữ văn 9, tập II, NXB Giáo dục)

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

cho mik đúng ik

“Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái...
Đọc tiếp

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

1. Nêu ý nghĩa nhan đề của văn bản có chứa đoạn trích trên.

2. Điều gì khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

3. Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu:Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt.”. Câu này thuộc kiểu câu gì xét theo cấu tạo và theo mục đích nói? “Chắc có” thuộc thành phần biệt lập nào?

4. Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết nào? Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất gì của những cô gái thanh niên xung phong?

1
20 tháng 4 2020

1. Nhan đề của văn bản : Những ngôi sao xa xôi

“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề đặc sắc, ấn tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng:

+Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với khoảng thời gian yên bình ; thanh bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đến mức thế nào đi chăng nữa thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng,trẻ trung , mơ mộng;yêu đời. Và đồng thời thể hiện tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương-nơi sinh thành của họ.

+Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng họ là "những ngôi sao xa xôi", vì thế  vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới phát hiện ra để yêu và quý trọng những vẻ đẹp ấy của họ.

2.Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”.

3

*Chắc có : thành phần phụ +Chắc: thành phần tình thái

                                          +có : thành phần gọi đáp

*Các anh ấy : CN

*có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt (VN) trong đó :

- Có : yếu tố chính của VN (vị từ)

- những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ cho vị từ ''Có'' (  có kết cấu của 1 cụm C-V):

+những cái ống nhòm: C

+có thể : thành phần tình thái

+thu cả trái đất vào tầm mắt:V

+)Xét theo cấu tạo ; câu này thuộc kiểu câu mở rộng bằng cụm C-V

+)xét theo  mục đích nói, câu này thuộc kiểu câu trần thuật

4.Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết: vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.

 Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất ;tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn

  

Gần đây, ngày càng có nhiều giả thuyết về ngày tận thế của Trái Đất được đưa ra.

Các câu chuyện, bộ phim khoa học viễn tưởng với chủ đề Trái Đất diệt vong cũng được khai thác một cách triệt để, làm dấy lên tâm lý lo sợ của nhân loại về một tương lai không mấy tươi sáng.

Chiến tranh hạt nhân

Giáo sư Richard Binzel đến từ trường MIT từng nói: "Nếu có một vụ nổ hạt nhân lớn, nó có thể tạo ra rất nhiều bụi, những mảnh vỡ và khói trong bầu khí quyển của Trái đất. Những thứ này ngăn không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm. Vì vậy, Trái đất sẽ trở nên cực kỳ lạnh và mùa đông kéo dài, đóng băng thảm thực vật cũng như sự sống".

Tiểu hành tinh khổng lồ

Giáo sư Richard Binzel cũng nói rằng có khoảng 100 cơ hội để những tiểu hành tinh khổng lồ va vào Trái đất trong bất cứ năm nào. "Điều đó đã xảy ra trong một năm kinh hoàng với loài khủng long" khi chúng bị xóa sổ.

Khi một tiểu hành tinh tấn công Trái đất, nó tạo ra hiệu ứng như mùa đông hạt nhân, tạo rất rất nhiều mạnh vụn khiến ánh sáng mặt trời bị chặn lại trong nhiều năm. 

Biến đổi khí hậu

Hậu quả của biến đổi khí hậu khiến nhiệt độ toàn cầu tăng lên là chủ đề được tranh cãi trong nhiều thập kỷ qua và sự thật nó đã phần nào xảy ra.

Mực nước biển dâng cao, những sự kiện thời tiết cực đoan, năng suất lương thực giảm có thể khiến hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người diệt vong. Một số nhà khoa học lo ngại biến đổi khí hậu có thể tác động lên hệ sinh thái, khiến Trái đất không thể sống được nữa.

Dân số quá tải

Nhà vật lý, thiên văn nổi tiếng Stephen Hawking từng cảnh báo sự quá tải dân số là một viên đạn có thể khiến Trái đất diệt vong. Tính đến tháng 4/2017, dân số của hành tinh này ước tính khoảng 7,5 tỷ dân và được dự đoán tăng lên 11,2 tỷ vào năm 2100.

Hố đen

"Nếu có một hố đen nuốt chửng Trái đất, chúng ta sẽ thấy nó hàng thập kỷ, hoặc thế kỷ trước khi nó đến đây, nhưng chúng ta sẽ chẳng làm gì được nó", David Aguilar, tác giả cuốn "Thảm họa vũ trụ: 7 cách hủy diệt một hành tinh như Trái đất" nói. Tuy nhiên, David Aguilar cũng nói cơ hội xảy ra điều này là "cực kỳ nhỏ".

Sao băng

Nếu một ngôi sao gần đó phát nổ, giải phóng những sao băng thì nó có thể tạo ra tia X và tia gamma bắn phá Trái đất.

Tác giả David Aguilar cho biết Betelgeuse, một phần của chòm sao Orion, là một ngôi sao có thể tạo ra sao băng và phóng xạ, tước đi sự sống trên bề mặt Trái Đất.

Đại dịch toàn cầu

Các dịch bệnh như dịch hạch, đậu mùa và cúm đã giết chết hàng chục triệu người và ngày nay, thế giới văn minh vẫn phải đối mặt.

Khi mà thế giới ngày càng hiện đại, những thành phố đồ sộ kết nối với nhau bằng đường hàng không thì người ta quan ngại có một căn bệnh mới có thể nhanh chóng lan khắp hành tinh. Khi mà các loại virus biến đổi nhanh hơn bao giờ hết, vi khuẩn thì kháng lại kháng sinh, các chuyên gia y tế tin rằng nguy cơ xảy ra đại dịch toàn cầu là lớn hơn bao giờ hết.

Vũ khí sinh học

Nhiều quốc gia sở hữu vũ khí sinh học có thể gây ra hậu quả khủng khiếp. Công nghệ mới ví dụ như CRISPR-Cas9 (công nghệ sinh học chỉnh sửa gen), khiến những tổ chức, cá nhân có thể sửa đổi hoặc vũ khí hóa virus, vi khuẩn một cách rất rẻ và dễ dàng .

Người ngoài hành tinh

Nhà khoa học đại tài Stephen Hawking nói rằng nếu chúng ta từng liên lạc với người ngoài hành tinh thì "chúng ta nên cảnh giác khi họ trả lời". "Gặp gỡ một nền văn minh tiên tiến có thể giống như người Mỹ bản địa gặp Columbus, điều đó không tốt chút nào".

Sự trỗi dậy của robot

Stephen Hawking, doanh nhân tỷ phú Elon Musk và Bill Gates đều bày tỏ quan ngại về sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (Al).

Ông Musk lo lắng rằng Al có thể bắt nguồn Chiến tranh thế giới thứ 3, còn Hawking thì sợ "sự phát triển của trí tuệ nhân tạo hoàn toàn có thể khiến loài người diệt vong".

Siêu núi lửa

Giống như mùa đông hạt nhân hoặc sự va chạm với một tiểu hành tinh, một vụ phun trào núi lửa khổng lồ có thể tạo ra đủ các loại hạt vào bầu khí quyển, ngăn chặn mặt trời, khiến Trái đất trở nên lạnh lẽo và diệt vong.

"Siêu núi lửa còn đặt ra mối đe dọa lớn hơn so với các tiểu hành tinh hay sao băng", Brian Wilcox, thành viên của Hội đồng Cố vấn NASA nói.

Mặt trời

Ngay cả khi chúng ta tránh được tất cả những kịch bản trên thì vào một ngày nào đó, trong 4-5 tỷ năm tới, mặt trời sẽ hết nhiên liệu. Sự sống trên Trái đất có thể đã chấm dứt từ trước đó rất lâu.

Khi mặt trời chết đi, nó sẽ nóng lên nhanh chóng, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức các đại dương bốc hơi. "Cuối cùng, sau khoảng 1 - 1,5 tỷ năm, bề mặt hành tinh này có lẽ sẽ không thể sống được", Aguilar nói.Sau đó, mặt trời sẽ biến thành một quả cầu lửa khổng lồ, nhấn chìm sao Thủy, sao Kim và có thể là cả Trái đất.

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! - Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. - Ốc sên mẹ nói. - Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta? - Vì chị sâu róm sẽ biến thành...
Đọc tiếp

Một ngày nọ, ốc sên con hỏi mẹ:

- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta sinh ra phải đeo cái vỏ vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!

- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh. - Ốc sên mẹ nói.

- Thế chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như chúng ta?

- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm. Bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.

- Nhưng mà… em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được. Tại sao em ấy không đeo cái vỏ đó?

- Vì em ấy sẽ chui xuống đất và sẽ được lòng đất bảo vệ.

Ốc sên con bật khóc:

- Chúng ta thật đáng thương! Bầu trời không bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.

- Thế nên chúng ta mới có cái vỏ! - Ốc sên mẹ an ủi. – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta.

                                   (Theo Cửa sổ tâm hồn, NXB Trẻ 2013)

Trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của câu chuyện trên đối với mỗi người trong cuộc sống.

1
16 tháng 6 2021

Sống là chính mình là sống thực với những giá trị mình có; quan tâm đến những suy nghĩ, ý kiến của riêng mình; giải phóng bản thân khỏi những suy nghĩ của người khác; làm những gì mình thích; nói lên quan điểm của mình và sống cuộc sống mà mình mong muốn. Khi sống là chính mình, cuộc sống của chúng ta đơn giản, ít căng thẳng hơn, tự do hơn, không phải phụ thuộc vào người khác. Khi đó ta sẽ hiểu được giá trị của bản thân, hiểu được mình muốn gì và mình sẽ làm được điều gì, khi đó ta sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và sẽ phát huy được giá trị của bản thân góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp. Khi ta tự tin với chính mình ta sẽ hạnh phúc hơn. Sống là chính mình nhưng cũng phải biết lắng nghe kiến của người khác để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân. Phê phán những người sống lệ thuộc vào người khác, không có tinh thần tự lập. Để được sống là chính mình cần phải học tập, rèn luyện để có đủ kiến thức và kĩ năng trong cuộc sống. Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường (Nick Vujicic)

7 tháng 7 2020

Giải

a) Thành phần biệt lập : Chắc có .

b) Phép  lặp  : Các anh ; tôi.

Đọc câu truyện và trả lời câu hỏiCó một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy.Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập...
Đọc tiếp

Đọc câu truyện và trả lời câu hỏi

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim hoàn hảo nhất mà họ từng thấy.

Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm ; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

-  Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đầy sẹo và vết cắt.

          Cụ già trầm tĩnh đáp:

-  Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè...Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tim tôi trao cho họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề nhận lại được gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Câu 1: chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?

Câu 2: nêu ngắn gọn tác dụng của yếu tố miêu tả được xác định?

GIÚP MINH VỚI!!!

0

Nick tên : Calantha_Moon , nick cũ : Rosabelle_Sun 

Biệt danh : Moon 

Nơi ở : Sao Mộc :)

Ngày sinh :..../......./2k8

Hi người Trái Đất :v

23 tháng 3 2019

tôi:nick bây giờ là nick chính luôn

biệt danh:kuro

nơi sinh:mặt trời nên da vàng