Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Truyện có hiện tượng hai lần đảo ngược:
+ Ban đầu, Giôn-xi bị bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết. Cụ Bơ- men vẫn khỏe mạnh
+ Sau đó, Giôn-xi hồi sinh, khỏi bệnh. Còn cụ Bơ-men chết sau hai ngày vì dầm mưa gió suốt đêm.
- Hiện tượng đảo ngược tình huống truyện:
+ Tạo sự bất ngờ, thú vị
+ Khẳng định nghệ thuật chân chính thực sự mang lại sự hồi sinh.
+ Khiến độc giả rung cảm trước tình cảm, tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ
- Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:
+ Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
+ Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi, để lại một tác phẩm để đời cứu rỗi một sinh mệnh
→ Tác dụng của các kết thúc: Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề, để lại dư âm, suy nghĩ sâu lắng trong lòng người đọc.
Cùng với nghệ thuật khắc họa ba nhân vật với những đặc điểm tâm lí và hành động khác nhau đầy ấn tượng,nhà văn O Hen-ri đã xây dựng hai tình huống đảo ngược bất ngờ rất thú vị . Đầu tiên ,từ câu chuyện Gioon-xi, một cô họa sĩ trẻ với bao hoài bão ước mơ nhưng vì bệnh tình và hoàn cảnh nên dần dần tiến tới cái chết .Nhưng cuối cùng cô gái lại khỏe lại ,yêu đời, vươn dậy ,chiến thắng bệnh tật và chiến thắng cái chết . Và ở tình huống thứ hai : cụ bơ-men đang sống rất khỏe mạn và bình thường ,ai lại ngờ đến cuối truyện cụ lại qua đời ,cũng lại là căn bệnh viêm phổi ngày nào của cô gái Gion-xi . Cũng nhờ một chiếc lá cuối cùng ấy , đã cứu sống Giôn-xi ,giúp cô vực dậy mà cũng là nguyên nhân làm cho cụ Bơ-men ốm nặng rồi mất. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau - một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt, đưa một cô gái đi từ cõi chết trở về với sự sống bình yên. Tình huống được nhà văn kể lại thật tự nhiên ,logic như sự tuần hoàn tự nhiên của cuộc đời ,vô cùng xúc động và sâu lắng . Cả hai tình huống ấy đều có liên quan đến căn bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng ,đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật . Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên !
Nhà văn O. Hen-ri đã xây dựng được hai tình huống đảo ngược bất ngờ, rất thú vị. Thứ nhất: Từ đầu câu chuyện, Giôn-xi, cô họa sĩ trẻ, cứ như đang dần dần tiến đến cái chết. Nhưng cuối cùng, cô gái khỏe lại, yêu đời, vươn dậy, chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết. Tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men, đang khỏe mạnh bình thường ai ngờ đến cuối truyện ông cụ lại qua đời. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau: Một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống - đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, lôgic như sự tuần hoàn tự nhiên, lôgic của cuộc đời. Cả hai tình huống ấy đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng, đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật. Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên.
Bài 1:(Mk chọn từ'' một mùi hương lạ...tôi đi học'' nha)
_Phương thức biểu đạt: miêu tả và biểu cảm
_Xác định vấn đề, đối tượng: Cảm giác tò mò về mọi thứ xung quanh, thèm được tự do như khi còn nhỏ nhưng lại quay trở lại với hiện tại, đánh dấu cho bước ngoặt lớn của cuộc đời
_ Được sắp xếp theo trình tự thời gian.
Bài 2:
_Yếu tố miêu tả:
+Một mùi hương lạ xông lên lớp.
+Trông hình gì tôi cx thấy...hay hay
+.....
_Yếu tố biểu cảm:
+Tôi đưa mắt thèm thuồng ....trong trí tôi.
+...
Bài 3:(đều là tả mẹ nha)
C1: ''Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con''
Đó là lời bài thơ, bài hát ru mà chúng ta vẫn thường nghe mẹ hát. Có lẽ, với mỗi chúng ta, mẹ chiếm một vị trí quan trọng, ko thể thiếu được.Và với tôi cx vậy.
còn bài 4 nữa mak vs lại bn viết dấu 3 chấm khó hiểu quá
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Trong lịch sử văn học dân tộc, áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai. Đó là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Chỉ qua đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 2) ta đã thấy rõ điều đó.
“Bình Ngô đại cáo” ra đời sau khi Lê Lợi cùng nghĩa quân Lam Sơn đánh tan bè lũ xâm lược nhà Minh. Bài cáo ra đời bố cáo với toàn thiên hạ chiến thắng của dân tộc, khẳng định nền độc lâp tự chủ của nước nhà đồng thời cảnh tỉnh ý thức của binh lính nhà Minh về cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược nước ta.
Văn bản Nước Đại Việt ta là phần mở đầu của bài cáo. Tuy ngắn gọn nhưng đoạn trích nêu lên những tiền đề cơ bản, làm nổi bật những quan điểm tích cực, có ý nghĩa then chốt đối với nội dung của toàn bài. Những tiền đề đó là chân lí về nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
Văn bản được mở đầu bằng những lời văn đầy nhân nghĩa:
“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”
Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo. Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc. Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh nói riêng và bề lũ xâm lược nói chung.
Đoạn trích được nối tiếp bằng những dòng văn đầy tự hào:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cỡi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời xây nên độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có”
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.
Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp chạt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn. Quả đúng như vậy! Người anh hùng Nguyễn Trãi đã tự tin khẳng định truyền thống văn hiến lâu đời của nước Việt ta. Và quả thực chúng ta rất tự hào bởi trên thực tế:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Nhân dân ta có chủ quyền, có thuần phong mỹ tục riêng làm nên hai phương Bắc - Nam khác biệt. Ta có nền độc lập vững vàng được xây bằng những trang sử vẻ vang. Hùng cứ cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên ở phương Bắc là các triều Triệu, Đinh, Lý, Trần ở phương Nam. Hơn thế nữa, bao đời nay:
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau
Song hào kiệt đời nào cũng có
So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc - bài thơ “Sông núi nước Nam” - thì ở tác phẩm này của Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài: Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X.
Trong phần văn bản “Nước Đại Việt ta”, tác giả sử dụng nhiều lớp từ ngữ diễn đạt tính chất hiển nhiên, vốn có lâu đời của nước Đại Việt ta. Các từ như: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác,... Bên cạnh đó, biện pháp so sánh kết hợp với liệt kê cũng tạo cho đoạn văn hiệu quả cao trong lập luận (tác giả đặt nước ta ngang hàng với Trung Hoa về nhiều phương diện như: trình độ chính trị, văn hoá,...). Đặc biệt, những câu văn biền ngẫu, chạy song song liên tiếp với nhau cũng giúp cho nội dung nghệ thật và chân lí mà tác giả muốn khẳng định chắc chắn và rõ ràng hơn.
Với tư cách là phần văn bản mở đầu áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, văn bản “nước Đại Việt ta” đã khẳng định lí tưởng yêu nước, thương dân của những nhà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Hơn thế, đoạn trích còn khẳng định vị thế dân tộc trên nhiều phương diện, từ đó thể hiện lòng tự hào dân tộc vô bờ của tác giả.
Xiu cũng như bạn đọc sẽ có tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên. Căng thẳng, hồi hộp vì ai cũng nghĩ chiếc lá “đã nhuốm màu vàng úa” không thể trụ lại được trên cành sau đêm mưa gió phũ phàng và nếu chiếc lá lìa cành thì Giôn-xi cũng buông xuôi muốn chết. Nguyên nhân sâu xa quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn-xi là sự gan góc của chiếc lá, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái với nghị lực yếu đuối, buông xuôi muốn chết trước bệnh tật của Giôn-xi. Nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giồn-xi phản ứng gì thôm chính là muốn tạo nên dư âm cho truyện, để lại trong lòng người đọc nhiều suy ngẫm và những dự đoán.
sự kiện đầu tiên:Gion-xi đang ốm nặng khó lòng qua khỏi nhưng đã sống và vui vẻ trở lại.
sự kiện thứ 2:Cụ Bơ-Men đang sống khỏe mạnh nhưng lại chết vì bị sưng phổi.
Tác dụng của cách kết thúc trên là để tạo sự kết thúc hồi hộp và gay cấn,tăng sức cuốn hút cho văn bản
Truyện đã sử dụng thành công thủ pháp đảo lộn tình thế hai lần một cách đột ngột, bất ngờ để hấp dẫn người đọc và bộc lộ chủ đề. Chính nghệ thuật đảo ngược tình huống đã gây hứng thú cho người đọc:
- Giôn-xi bị ốm và rất tuyệt vọng, nằm chờ chết. Thế nhưng cô đã hồi sinh, khoẻ lại.
- Cụ Bơ-men khoẻ mạnh, chỉ bị ốm có hai ngày, nhưng cụ đã đột ngột ra đi.
Tham khảo:
Câu chuyện Chiếc lá cuối cùng được xoay quanh 3 nhân vật Xiu và Giôn-xi hai nữ họa sĩ nghèo và cụ Bơ-men. Giôn-xi bị bệnh nặng và thời gian không còn dài, cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi.
Câu chuyện có sự bất ngờ:
– Câu chuyện xảy ra tháng mười một mùa đông thời điểm rất lạnh của mùa đông khắc nghiệt.
– Hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo Xiu và Giôn-xi thuê chung một căn phòng trên tầng thượng. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi khá nặng. Cô không muốn sống nữa vì bệnh nặng, vì nghèo không có tiền thuốc thang. Cô đếm chiếc lá cuối cùng rơi là mình sẽ qua đời.
- Cụ Bơ-men cũng là họa sĩ nghèo sống ở căn phòng thuê dưới cùng.
– Xiu kể cho cụ Bơ-men nghe bệnh tình của Giôn-xi và ý định của bạn.
– Cụ Bơ-men đã vẽ lên tường chiếc lá khi chiếc lá thật trên tường đã rụng.
– Cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa gió dữ dội, cụ bị sưng phổi, qua đời.
Đảo ngược lần thứ nhất bạn có thể thấy đó là từ một con người ốm đau, bệnh tật Giôn-xi bỗng trở nên khỏe mạnh và yêu đời. Giôn-xi ngồi đan, xin chị Xiu cho ăn, Giôn-xi còn nói về ước mơ của mình.
Đảo ngược lần thứ hai đó là cụ Bơ-men đang khỏe mạnh chẳng ai ngờ đến cái chết của cụ được thông báo cũng vào lúc truyện gần kết thúc: “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi.” Lần đảo ngược tình huống thứ hai khiến nhân vật trong truyện bất ngờ mà độc giả cũng lấy làm bất ngờ về kết thúc của câu chuyện trên.
Như vậy qua 2 lần đảo ngược tình huống trái (Giôn-xi bệnh -> sống lại, cụ Bơ-men từ khỏe mạnh -> chết). Sự đảo ngược này làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn. Kết thúc câu chuyện cụ Bơ-men nhân vật chiếm nhiều cảm tình của người đọc vì sự hi sinh thầm lặng, cao cả. Chiếc lá cuối cùng trở thành một trong những hình ảnh trung tâm của câu chuyện này.
google : bạn có thể tham khảo một số bài văn, và biến tấu thành của mình.
Kinh nghiệm của mình là: Đầu tiên cần xác định luận điểm, luận cứ. Sau đó tìm đoạn văn trên google( hoặc văn mẫu) có 1 luận điểm đó mà bạn cảm thấy hay nhất. Cứ như vậy, bạn sẽ có 1 bài văn hoàn chỉnh và của riêng mình.( hoặc đoạn văn)
Mình có ý kiến vậy bạn đừng ném đá nhé, mình bị nhác làm văn...
Nhà văn O. Hen-ri đã xây dựng được hai tình huống đảo ngược bất ngờ, rất thú vị. Thứ nhất: Từ đầu câu chuyện, Giôn-xi, cô họa sĩ trẻ, cứ như đang dần dần tiến đến cái chết. Nhưng cuối cùng, cô gái khỏe lại, yêu đời, vươn dậy, chiến thắng bệnh tật, chiến thắng cái chết. Tình huống thứ hai: Cụ Bơ-men, đang khỏe mạnh bình thường ai ngờ đến cuối truyện ông cụ lại qua đời. Hai tình huống đảo ngược trái chiều nhau: một cụ già đi từ sự sống đến cái chết để dẫn dắt một cô gái từ cái chết trở lại với sự sống - đã được nhà văn kể lại thật tự nhiên, lôgic như sự tuần hoàn tự nhiên, lôgic của cuộc đời. Cả hai tình huống ấy đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng, đều gắn kết với những vẻ đẹp của ba nhân vật. Tất cả những điều đó đem lại cho thiên truyện một dư vị khó quên.
GỢI Ý
Tấm lòng thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi
-Cụ già Bơ-men thương yêu Xiu và Giôn-xi như những đứa con của mình,bà muốn làm"1 con chó xù lớn" để gác của cho 2 cô ngủ ngon.
-Hành động cụ Bơ-men đứng trong đêm bão tuyết lạnh đến thấu xương đẻ hoàn thành 1 kiệt tác, 1 chiếc lá để cứu lấy Giôn-xi đang trong cơn hiểm nghèo.
-Nhà văn bỏ qua không kể những việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết để có thể đánh lừa được con mắt trong nghề của Xiu và Giôn-xi,đẻ cứu lấy tâm hồn của 1 con người sắp chết và cho Giôn-xi thấy "muốn chết cũng là 1 tội",đẻ cứu cô khỏi tay tử thần.
-Chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác vì:
+Nó rất đẹp và hoàn hảo tới mức có thể lừa được con mắt lành nghề của Xiu và Giôn-xi,làm cho mọi người tưởng chiếc lá đó là thật.
+Chiếc lá còn mang 1 ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.