K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 4 2016
Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và dó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN. Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải wa đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình. Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xh VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự wuan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước co rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhanái và đoàn kết của dân tộc VN. Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

 
30 tháng 4 2016

“Bầu ơi thương lấy bí cùng? Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương? Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là những câu tục ngữ từ xã xưa ông bà ta để lại với mục đích khuyên răn con cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống hằng ngày. Cũng nói lên tình thương giữa con người với con người ông bà ta còn có câu “ thương người như thể thương thân”. Vậy câu tục ngữ đó có ý nghĩa như thế nào?

Có thể khẳng định một điều rằng ông cha ta để lại tất cả những câu tục ngữ ấy không câu nào là câu không có ý nghĩa giáo dục cả. Những sự giáo dục ấy được rút ra từ những kinh nghiệm của ông cha. Chính vì thế mà câu tục ngữ “thương người như thể thương thân cũng có ý nghĩa tác dụng rất lớn đối với sự giáo dục của  ông cha ta để lại.

thuong nguoi nhu the thuong than

Thương người là hanh động mang tình thương, sụ động cảm, nhân ái đến với người khác. Nó thể hiện sự giúp đỡ tương thân tương ái giữa những con người với nhau. Nó cũng giống như câu lá lành đùm lá rách. Thương thân là thương chính bản thân mình, cái này thì thường là bản năng của con người chúng ta. Chính vì thế ma khi con người quá yêu bản thân mình sẽ dẫn đến “ích kỉ” và “vị kỉ”. Vì vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa là hãy biết thương người như thể thương bản thân mình vậy. Chúng ta thường nghĩ đến những cái tốt cho bản thân mình thì cũng nên nghĩ đến những điều tốt cho những người khác. Đó chính là ý mà ông cha ta muốn khuyên ta vậy.

 

Trong học tập cũng vậy, bản thân mình luôn mong muốn điểm cao và muốn có kết quả học tập xuất sắc nên ta học tập chăm chỉ tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Có những bài tập không biết thì mong muốn có một người có thẻ giúp mình. Vậy thì người khác cũng thế nên trong học tập khi mình không biết hỏi bạn là mình thương chính bản thân mình. Còn khi bạn không biết bạn hỏi mình mà mình bảo thì chính là mình thương bạn. Nếu như mình được bạn giảng cho chỗ không biết còn chỗ mình biết mình lại không bảo bạn thì đó là mình đã lợi dụng bản và ích kỉ không muốn cho ai bằng mình.

Hay trong cuộc sống của một dân tộc thì chúng ta biết được rằng có những kiếp người sống khổ sở bên những ven đường, ngủ ở những gầm cầu cao tốc. Khi ấy ta động lòng trước những gì mà người khác phải trải qua và chúng ta giúp đỡ họ thì đó cũng chính là biểu hiện của thương người như thương thân. Cái này gần giống như tương thân tương ái nhưng các bạn thử nghĩ mà xem khi bạn động lòng thương một kiếp người nào đó, nhìn người ta trong đầu bạn có tưởng tượng được nếu mình ở trong hoàn cảnh đó thì cũng rất cần người khác quan tâm không. Đó chính là nét đẹp tâm hồn ta, cuộc đời không ai may mắn hết được chính những lúc khó khăn như thế mới cần tình thương của mọi người. Mà chính những lúc cần tình thương của mọi người là khi ấy người giúp đỡ có nghĩ đến lợi ích của người ấy giống như của mình thì mới thật sự giúp đỡ tận tụy được.

Tình thương người như thể thương thân ấy còn không có giới hạn. Nó vượt qua mọi khoảng cách không gian và thời gian. Nó không chỉ là tình thương giữa những con người cùng đất nước nữa mà nó là tình thương giữa dân tộc các nước với nhau. Chẳng thế mà Bác Hồ của chúng ta đi bôn ba sang chính cái nước xâm lược và chính thương người như thể thương thân Bác mới nhận ra rằng nhân dân chính quốc cũng khổ cực như nhân dân mình.
Qua đây ta thấy ông cha ta đã để lại một bài học quý giá về đạo đức con người. Có thể nói thương người như thể thương thân chính là cơ sở để xuất phát quyết định đến hành động giúp đỡ của mỗi người. Từ đó cũng có thể xác định được một con người có tâm có đức hay không. Dẫu biết con người chúng ta thường nghĩ đến bản thân mình nhiều hơn nhưng mỗi chúng ta hãy xây dựng bồi đắp tâm hồn mình để giúp đỡ người khác và tránh xa thói xấu ích kỉ.

Mọi ng tick giùm mk nha

9 tháng 3 2022

Thương người là chúng ta phải biết quý trọng, yêu thương và giúp đỡ những người xung quanh. Nếu ta giúp họ thì sau này sẽ có ngày họ báo đáp ta. Còn thương thân là phải biết chăm sóc, tôn trọng và yêu quý bản thân. Nếu ta không biết quý trọng bản thân thì sẽ không giúp được người khác, không làm được việc gì và thương bản thân của mình trước rồi hẳn thương người khác.

9 tháng 3 2022

Tham khảo:

 

Kho tàng ca dao, tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói hay về truyền thống đạo đức của dân tộc, một trong số đó phải kể đến truyền thống nhân ái, yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là biểu hiện rất rõ cho nét đẹp đó.

Trước hết, ta cần hiểu "Thương người như thể thương thân" nghĩa là như thế nào?. "Thương" là cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay có thể là sự chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó phải là thứ tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người, người với muôn loài, muôn vật.... "Thương người" ở đây có nghĩa là dành tình cảm cho người khác, không phải là mình và phải bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ người khác. "Thương thân" chính là sự quý trọng bản thân mình, từ "như" đã biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là lời khuyên nhủ mỗi người đối xử tốt với bản thân mình như thế nào, hiểu được nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì mình sẽ đồng cảm, sẻ chia với người khác như vậy.

Một câu tục ngữ quen thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với ý nghĩa giáo dục rất lớn. Không chỉ yêu thương bản thân mình mà hãy quan tâm đến những người bên cạnh ta bằng những tình cảm chân thành và giản dị nhất. Mỗi người chúng ta đều được cha mẹ sinh ra và trao cho một số phận, được làm người là điều vô cùng may mắn, cho dù số phận của mỗi người đều không giống nhau: Có người được tạo hóa ban tặng dung nhan xinh đẹp, có người lại có những khiếm khuyết trên cơ thể, có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu sang, nhưng có những người sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh,... Tuy vậy, dù cho ta có gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải yêu thương và trân trọng bản thân mình bởi nếu không tự yêu bản thân mình thì sao ta có thể yêu thương người khác được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với ta, đôi khi ta cũng gặp niềm vui, nỗi buồn, có lúc ta khỏe mạnh nhưng cũng có lúc ta đau ốm, buồn bã, cũng có thể ta đang gặp phải một chuyện gì đó không vui hay đau ốm, bệnh tật... Những lúc đó không có người thân bên cạnh hay không có ai quan tâm, chia sẻ cùng thì chắc chắn ta sẽ rất buồn phiền, ta sẽ thấy tủi thân, cô đơn, lo lắng, ta sẽ tự thấy thương cho chính mình.

Thương bản thân mình là vậy, liệu rằng khi ta vô tình bắt gặp một hoàn cảnh như gặp chính mình trong đó thì ta sẽ thế nào? Liệu ta có đồng cảm với họ hay ta quay mặt thờ ơ như không biết, thậm chí còn dè bỉu coi khinh? Đó còn phụ thuộc vào tình cách, vào sự nhận thức ở mỗi người. "Thương người" ở đây được hiểu là khi ta bắt gặp một ai đó khi nhìn thấy họ nghèo khó, rách rưới hay những cụ già chống gậy đi ăn xin, những em bé trời lạnh không có quần áo mặc hoặc những người bệnh tật không có người thân chăm sóc, không có tiền chạy chữa thuốc thang hay những vùng miền hằng năm gánh chịu lũ lụt, thiên tai... Trước những hình ảnh xúc động đó, trái tim ta rung động bởi sự thương xót, thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ của họ. Tình thương ấy có thể chỉ là những hành động chia sẻ, động viên bằng tinh thần nhưng cũng có thể là những đóng góp bằng vật chất dù ít hay nhiều vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là một hành động ý nghĩa, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của những người dân trong cùng một đất nước. Chẳng hạn như trên đường ta gặp một cụ già ăn xin, nếu có điều kiện thì ta giúp đỡ hoặc đi qua ta bắt gặp một em bé đang khóc không có người thân bên cạnh, ta có thể dừng xe hỏi han rồi đưa em bé đó vào phòng công an nơi gần nhất để mong tìm được người thân của mình. Những chương trình từ thiện hằng năm, những em bé kém may mắn bị mắc bệnh hiểm nghèo hay những vùng miền bị thiên tai lũ lụt cần lắm những tấm lòng hảo tâm, đó chính là tình người với nhau. Mình thương bản thân mình như thế nào thì hãy đồng cảm và sẻ chia với người khác như thế đó, đó cũng chính là thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm vào câu tục ngữ.

 

Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ có giá trị nhân văn sâu sắc và đúng đắn ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước, có như vậy mới tạo dựng được các mối quan hệ xã hội và làm cho xã hội ngày một phát triển hơn toàn diện hơn, đồng đều hơn.

Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.

Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Đây là một nghĩa cử dẹp, thể hiện nhân cách của con người. Các câu ca dao như:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn "

đã thể hiện rất rõ tình thương yêu đối với các đồng bào, dân tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ Việt Nam. Hay như câu “Chị ngã em nâng”,

                                  "Anh em như thể tay chân

                              Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần ”

Cũng thể hiện tình yêu thương gắn bó của các anh chị em trong cùng một gia đình. Truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” là một bằng chứng cho thấy các dân tộc.. mọi người trong cùng một nước đều là anh em. Vì vậy, chúng ta cần thương yêu đùm bọc nhau như câu:

                            "Nhiễu điểu phủ lấy giá gương

                Người trong một nước phải thương nhau cùng

 Thế nhưng vẫn có những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước khó khăn, hoạn nạn của người khác. Đoạn trích “Trong lòng mẹ”, trích “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng đã bộc lộ rõ sự độc ác, cay nghiệt của bà cô đối với chú bé Hồng đó là cháu của bà. Bài văn phê phán nghiêm khắc việc bà cô gieo rắc những hoài  nghi về mẹ cùa Hồng làm chú bé rất mực đau khổ. Ngoài xã hội cùng còn rất những kẻ như vậy:

                                       "Con cò chết rũ trên cây

                               Cò con mở lịch định ngày làm ma

                                     Cà cuống uống rượu la đà

                                Chim ri riu rít bò ru lấy phần ”

Bài ca dao trên đã mượn hình ảnh các con vật để phê phán những kẻ thờ ơ dửng dưng trước sự mất mát của người khác, lợi dụng để uống rượu ăn chơi. Những câu ca dao tục ngữ, những câu chuyện cổ được người xưa viết ra để giáo dục thế hệ trẻ phải biết yêu thương lẫn nhau, ca ngợi những người biết “thương người như thể thương thân” vì những người đó sẽ được xã hội kính nể, quí trọng.  Ngược lại, đối với những kẻ chỉ biết lợi dụng, thờ ơ, dửng dưng khi người khác gặp nạn sẽ bị phê phán nghiêm khắc, sau này khi những kẻ đó gặp nạn sẽ không được ai giúp đỡ.

Văn học Việt Nam rất sâu sắc, nhất là đối với truyền thống “thương người như thể thương thân”, khuyên mọi người phải giữ gìn thật kĩ truyền thống này. về phần mình, em sẽ luôn yêu thương mọi người xung quanh, giúp đỡ mọi người để góp phần xây dựng đất nước, giữ gìn và phát triển kho tàng văn học Việt Nam.

Văn học Việt Nam chứa một kho tàng khổng lồ những câu thành ngữ, tục ngữ. Đó là những bài học lớn đã được cha ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu mai này. “Có công mài sắt có ngày nên kim” cũng là một câu tục ngữ mang ý nghĩa như vậy.

Trước hết, ta cần phải hiểu rõ nghĩa của từng từ trong câu tực ngữ này. Khi xưa, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu để khâu vá, thêu thùa, những người thợ đã phải cẩn thận, tỉ mẩn ngòi mài những cục sắt to. Để làm được điều này không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, mà quan trọng chính là sự cố gắng, kiên trì của người thợ mài. Dẫu câu kim bé nhỏ nhưng lại tiêu tốn rất nhiều mồ hôi công sức của người lao động. Bởi vậy, nếu hiểu rộng nghĩa của câu tự ngữ, thì đây chính là lời răn dạy về lòng kiên trì của con người. Người xưa muốn nhắc nhở con cháu cho dù việc có khó khăn thì chỉ cần kiên trì, nhẫn nại thì cũng sẽ vượt qua dễ dàng.

Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một quan điểm đúng đắn. Thực sự trong cuộc sống, để đạt được thành công, con người phải kiên trì nỗ lực học hỏi, giải quyết mọi chông gai. Hẳn nhiều người còn nhớ đến câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Nếu không có ý chí quyết tâm cùng lòng kiên trì, thì chú Rùa chậm chạp thật khó có thể chạy nhanh hơn Thỏ.

chungminhcocongmaisatcongaynenkim

!-->

Có công mài sắt có ngày nên kim

Ngay trong cuộc sống đời thường, có biết bao tấm gương tiêu biểu đã “mài sắt” để có ngày “nên kim”. Một trong những tấm gương tiêu biểu mà ta phải kể đến đó chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Từ nhỏ, thầy đã bị liệt cả hai bàn tay. Nhưng vời lòng kiên trì, nhẫn nại, thầy đã sử dụng đôi bàn chân mình để làm tất cả các công việc đời thường, và giờ đây đã trở thành một người thầy giáo đáng kính. Thầy chính là tấm gương về sự kiên trì mà chúng ta cần noi theo. Henry Ford – người sáng lập ra công ty ô tô Ford danh giá – cũng là mọt tấm gương điển hình cho sự nỗ lực kiên trì bền bỉ. Để có được những thành công và tiếng tăm tới tận ngày nay, ít ai biết được rằng, chính bản thân ông đã phá sản tới ba công ty liên tiếp. J.K. Rowling – tác giả của bộ truyện nổi tiếng Harry Potter cũng đã phải trải qua một thời kì khó khăn. Cuộc sống hôn nhân không trọn vẹn khiến bà phải đi đến li hôn. Không dừng lại ở đó, mọi chi phí để trnag trải cuộc sống của con bà đều phải phụ thuộc vào những đồng phụ cấp. Cuốn Harry Potter bị nhiều nhà xuất bản từ chối nhưng bà không hề nản lòng, Nhờ vậy, hiện nay bà đã trở thành nữ tỷ phú đầu tiên trên thế giới nhờ viết sách.

Trong trường học cũng vậy , sẽ có rất nhiều bạn học giỏi, đạt kết quả cao trong các kì thi. Bên cạnh sự thông minh, thì các bạn cũng luôn tự giác phấn đấu, kiên trì học tập. Nếu không chăm chỉ học bài thì dù có thông minh đến mấy cũng rất khó để các bạn có thể tiếp thu trọn vẹn những kiến thức các thầy cô truyền đạt trên lớp.

Bác Hồ từng dạy:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Lời dạy của Bác càng làm ta hiểu thêm về sức mạnh của đức tính kiên nhẫn. Câu tục ngữ là một lời khuyên đúng đăn, thiết thực, không chị có ý nghĩa cho hôm nay mà còn là bài học cho về sau.

30 tháng 6 2018

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

30 tháng 6 2018

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và đó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính với bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xã hội VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước có rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

12 tháng 5 2019

1. Mở bài

  • Dẫn dắt để giới thiệu nội dung vấn đề và trích dẫn câu tục ngữ.

2. Thân bài

  • Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.
    • Thương thân: Yêu thương, chăm sóc, giữ gìn, quí trọng... bản thân mình.
    • Thương người: Yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ...những người xung quanh.
  • => Lời nhắn nhủ: Yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.
  • Phải "Thương người như thể thương thân" bởi:
    • Không ai có thể sống đơn độc, lẻ loi mà cần phải có sự hòa nhập cộng đồng.
    • Nhiều người có hoàn cảnh đáng thương cần sự chung tay giúp đỡ của người khác, của cộng đồng để có thêm sức mạnh vươn lên trong cuộc sống.
    • Mọi người cùng tiến bộ, phát triển thì xã hội, đất nước cũng sẽ phát triển tốt đẹp hơn.
    • Giúp đỡ người khác là niềm hạnh phúc, nó sẽ khiến ta thấy thanh thản hơn.
    • Đây là nét đẹp truyền thống đạo đức của dân tộc ta.
  • Tinh thần "thương người như thể thương thân" được thể hiện:
    • Xem việc quan tâm giúp đỡ người khác là lẽ sống và phải xuất phát từ tình cảm chân thành, tự nguyện, tự giác.
    • Giúp đỡ người khác bằng những việc làm thiết thực phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình.
    • Cần lên án, phê phán những người có lối sống ích kỉ, hẹp hòi...
    • (Nêu dẫn chứng về tinh thần tương thân tương ái của dân tộc ta trong chiến tranh; phong trào từ thiện hiện nay, đặc biệt là phong trào từ thiện của học sinh... để làm sáng tỏ những điều đã giải thích).
    • Những việc đã, đang và sẽ làm của bản thân.

3. Kết bài

  • Câu tục ngữ thể hiện một đạo lí đúng đắn. 
  •  Lời khuyên.   

 Bài làm 

Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu: Thương người như thể thương thân.

Câu tục ngữ như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó là một câu so sánh với hai vế: a và b. Thương người như thể thương thân. Vậy muốn hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì? Thân tức là thân thể hay thân xác; là phần vật chất sống của mỗi người, được cha mẹ ban cho mà có. Thương thân là từ hết sức hàm súc, nó diễn tả tâm trạng của người tự lập, cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. Cũng chính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, một sự chăm sóc tích cực nhất, vì "vị kỉ" và "ích kỉ" là bản tính của con người. Nhất là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, thương thân là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất của mỗi người với chính mình. Thương người như thể thương thân chứa đựng một lời khuyên: Hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, hoạn nạn với người khác như chính mình vậy.

Sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và ngu ngốc. Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại, sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu tả loại người ấy. Do đó, câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người.

Thật vậy, trong xã hội không ai sống lẻ loi, đơn độc mà tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình, ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể: Do đó khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.

Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.

Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.

Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.

Kho tàng ca dao, tục ngữ của văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu nói hay về truyền thống đạo đức của dân tộc, một trong số đó phải kể đến truyền thống nhân ái, yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giữa con người với con người. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là biểu hiện rất rõ cho nét đẹp đó.

Trước hết, ta cần hiểu "Thương người như thể thương thân" nghĩa là như thế nào?. "Thương" là cảm xúc xót xa, đồng cảm trước một số phận, một cảnh ngộ nào đó hay có thể là sự chăm sóc, giữ gìn, quý trọng bản thân mình và những người xung quanh. Đó phải là thứ tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc giữa người với người, người với muôn loài, muôn vật.... "Thương người" ở đây có nghĩa là dành tình cảm cho người khác, không phải là mình và phải bằng tấm lòng của mình có thể thấu hiểu, cảm thông, sẻ chia và giúp đỡ người khác. "Thương thân" chính là sự quý trọng bản thân mình, từ "như" đã biểu thị quan hệ tương đồng, ngang bằng trong sự so sánh về mặt nào đó giữa các sự vật, sự việc. Câu tục ngữ "Thương người như thể thương thân" là lời khuyên nhủ mỗi người đối xử tốt với bản thân mình như thế nào, hiểu được nỗi khó khăn, thiếu thốn của mình ra sao thì mình sẽ đồng cảm, sẻ chia với người khác như vậy.

Một câu tục ngữ quen thuộc, dễ nhớ, dễ đi vào lòng người với ý nghĩa giáo dục rất lớn. Không chỉ yêu thương bản thân mình mà hãy quan tâm đến những người bên cạnh ta bằng những tình cảm chân thành và giản dị nhất. Mỗi người chúng ta đều được cha mẹ sinh ra và trao cho một số phận, được làm người là điều vô cùng may mắn, cho dù số phận của mỗi người đều không giống nhau: Có người được tạo hóa ban tặng dung nhan xinh đẹp, có người lại có những khiếm khuyết trên cơ thể, có người sinh ra đã sống trong cảnh giàu sang, nhưng có những người sinh ra trong hoàn cảnh bất hạnh,... Tuy vậy, dù cho ta có gặp phải bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải yêu thương và trân trọng bản thân mình bởi nếu không tự yêu bản thân mình thì sao ta có thể yêu thương người khác được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng mỉm cười với ta, đôi khi ta cũng gặp niềm vui, nỗi buồn, có lúc ta khỏe mạnh nhưng cũng có lúc ta đau ốm, buồn bã, cũng có thể ta đang gặp phải một chuyện gì đó không vui hay đau ốm, bệnh tật... Những lúc đó không có người thân bên cạnh hay không có ai quan tâm, chia sẻ cùng thì chắc chắn ta sẽ rất buồn phiền, ta sẽ thấy tủi thân, cô đơn, lo lắng, ta sẽ tự thấy thương cho chính mình.

Thương bản thân mình là vậy, liệu rằng khi ta vô tình bắt gặp một hoàn cảnh như gặp chính mình trong đó thì ta sẽ thế nào? Liệu ta có đồng cảm với họ hay ta quay mặt thờ ơ như không biết, thậm chí còn dè bỉu coi khinh? Đó còn phụ thuộc vào tình cách, vào sự nhận thức ở mỗi người. "Thương người" ở đây được hiểu là khi ta bắt gặp một ai đó khi nhìn thấy họ nghèo khó, rách rưới hay những cụ già chống gậy đi ăn xin, những em bé trời lạnh không có quần áo mặc hoặc những người bệnh tật không có người thân chăm sóc, không có tiền chạy chữa thuốc thang hay những vùng miền hằng năm gánh chịu lũ lụt, thiên tai... Trước những hình ảnh xúc động đó, trái tim ta rung động bởi sự thương xót, thấu hiểu được nỗi đau, nỗi khổ của họ. Tình thương ấy có thể chỉ là những hành động chia sẻ, động viên bằng tinh thần nhưng cũng có thể là những đóng góp bằng vật chất dù ít hay nhiều vì "một miếng khi đói bằng một gói khi no". Đó là một hành động ý nghĩa, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, hoạn nạn của những người dân trong cùng một đất nước. Chẳng hạn như trên đường ta gặp một cụ già ăn xin, nếu có điều kiện thì ta giúp đỡ hoặc đi qua ta bắt gặp một em bé đang khóc không có người thân bên cạnh, ta có thể dừng xe hỏi han rồi đưa em bé đó vào phòng công an nơi gần nhất để mong tìm được người thân của mình. Những chương trình từ thiện hằng năm, những em bé kém may mắn bị mắc bệnh hiểm nghèo hay những vùng miền bị thiên tai lũ lụt cần lắm những tấm lòng hảo tâm, đó chính là tình người với nhau. Mình thương bản thân mình như thế nào thì hãy đồng cảm và sẻ chia với người khác như thế đó, đó cũng chính là thông điệp mà ông cha ta muốn gửi gắm vào câu tục ngữ.

http://thuthuat.taimienphi.vn/chung-minh-cau-tuc-ngu-thuong-nguoi-nhu-the-thuong-than-38952n.aspx 
Như vậy, "Uống nước nhớ nguồn" là câu tục ngữ có giá trị nhân văn sâu sắc và đúng đắn ở mọi nơi, mọi lúc. Chúng ta luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa những người dân trong cùng một đất nước, có như vậy mới tạo dựng được các mối quan hệ xã hội và làm cho xã hội ngày một phát triển hơn toàn diện hơn, đồng đều hơn.

29 tháng 3 2017

a. Mở bài.

- Truyền thống đạo lý của dân tộc Việt Nam lấy chữ nhân làm gốc.

- Một trong những nét đẹp của phẩm giá là tình thương yêu con người và lòng vị tha.
- Ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ con cháu: Thương người như thể thương thân.
b. Thân bài

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ.

- Thân là bản thân. Thương thân là thương mình, khi cảm nhận nỗi khổ của mình khi đói không cơm, lạnh không áo, ốm không thuốc.

- Thương người: người là người xung quanh. Thương người là thương xót, cảm thông, chia sẻ nỗi vất vả, cơ cực của người khác, nếu có điều kiện thì sẵn sàng giúp đỡ.
-> Thương người như thể thương thân: ta yêu quý bản thân mình như thế nào thì mình phải thương người khác như thế. Nếu đã từng trải qua đau khổ, bệnh tật, túng thiếu,... thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ấy, ta hãy cảm thông, giúp đỡ, quan tâm tới họ như đối với chính bản thân ta.

- Câu tục ngữ là lời nhắc nhở phải biết yêu thương, trân trọng người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình. Đó là 1 truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam ta.

* Chứng minh nội dung câu tục ngữ.

- Một cá nhân không thể sống tách rời cộng đồng gia đình, xã hội, nhất là lúc cơ nhỡ, khó khăn. Mối quan hệ giữa bản thân với mọi người xung quanh là mối quan hệ hữu cơ, khăng khít. Mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy (dẫn chứng cụ thể qua ca dao, tục ngữ, truyện...).

VD: + Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

+ Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống những chung một giàn

- Yêu thương, giúp đỡ người khác là một nét đẹp đã có từ lâu đời trong nếp sống và trở thành một đạo lí sống của người Việt Nam. (Dẫn chứng: ca dao, tục ngữ, truyện...)

VD: + Lá lành đùm lá rách

+ Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

- Hiện nay, phong trào từ thiện được nhân rộng khắp đất nước. Đó là biểu hiện cụ thể của truyền thống nhân ái và đoàn kết của dân tộc Việt Nam.(Dẫn chứng thực tế)

VD: Quyên góp ủng hộ đồng bào lũ lụt

c. Kết bài

- Tình nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hàng đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
-Tinh thần tương thân tương ái là nét đẹp nổi bật trong bản sắc của dân tộc ta.
- Trong thời đại mới, tinh thần ấy nâng cao, mở rộng thành tình yêu nhân loại.

24 tháng 4 2016

Bạn tham khảo bài văn dưới đây nhé:

Từ xưa đến nay, ông bà, cha mẹ thường khuyên nhủ chúng ta là phải “Thương người như thể thương thân”. Như vậy với đúng với truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN là lấy chữ nhân làm gốc. Và dó cũng là một trong những phẩm giá của con người VN.

Thương thân là thương chính bản thân mình. Khi đói không cơm ăn, khi lạnh không có áo mặc, khi ốm đau không có thuốc uống và không ai chăm sóc… lúc đó bạn mới cảm nhận được mình rất thương bản thân của mình. Thương người là thương xót mọi người xung quanh, quan tâm, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người gặp khó khăn. Thương người như thể thương thân là ta yêu quý bản thân như thế nào thì ta cũng đối xử với mọi người như thế. Nếu bản thân đã từng trải wa đau khổ, bệnh tật, túng thiếu… thì khi gặp những người cùng cảnh ngộ ấy, ta hãy cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ, quan tâm tới họ như chính vơi bản thân mình.

Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết thương yêu, trân trọng mọi người như chính bản thân mình. Trong cuộc sống phải biết đoán kết giúp đỡ nhau, thể hiện được tình tương thân tương ái trong xh VN. Một cá nhân không thể sống thiếu gia đình, một gia đình không thể tách riêng khỏi XH, nhất là những lúc cơ nhỡ, khó khăn. Theo thống kê hiện nay, trên thế giới có tới 70% trẻ em trở nên hư hỏng, đầu trộm đuôi cướp là do thiếu sự wuan tâm của gia đình và xã hội. Mối quan hệ giữa người với người rất khăng khít; mình có thông cảm, yêu thương, giúp đỡ người khác thì mới nhận được cách đối xử như vậy. Nếu hôm nay bạn giúp đỡ cho nhiều người nghèo có cơm ăn, áo mặc, có việc làm ổn định thì chắc chắn họ sẽ biết ơn và ít nhất bạn cũng được họ kính trọng vi là ân nhân của họ. Hiện nay, trên khắp cả nước co rất nhiều phong trào từ thiện, nhiều quỹ từ thiện được lập lên như: quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, quỹ dành cho người khuyết tật… Đông thời ngày càng có nhiều các ngôi nhà tình nghĩa, các trường học được xây mới cho các em học sinh nghèo. Đó là nhưng biểu hiện rất cụ thể cho truyền thống nhanái và đoàn kết của dân tộc VN.

Tình giai cấp, nghĩa đồng bào là yếu tố quan trọng hành đầu tạo nên sức mạnh trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Tình tương thân tương ái là một trong những nét đẹp nổi bật của bản sắc dân tộc ta.

Chúc bạn học tốt!hihi

11 tháng 2 2022

nếu chúng ta thương người khác thì người khác thương lại mình thì mình cũng  như thế là thương bản thân của chúng ta rồi

              HT k cho mình nha

27 tháng 6 2020

Tình yêu thương luôn là một truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta. Cuộc sống sẽ vô cùng lạnh giá và cô độc nếu thiếu đi tình thương. Tình yêu thương chính là sợi dây vô hình kết nối sức mạnh tinh thần vô cùng quý giá giữa đời sống. Bởi vậy, ông cha ta từ xưa đã răn dạy con cháu bài học về tình thương qua câu tục ngữ: "Thương người như thể thương thân".

Trước hết, ta cần hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ. "Thương thân" ở đây chính là thương bản thân, bản thể của mình. Bản thân rất yêu thương và quý trọng chính mình, biết tự chăm sóc khi ốm đau, biết trau dồi kiến thức, biết rèn luyện sức khoẻ cho bản thân, biết lo lắng, sợ hãi, xót xa khi bản thân gặp thất bại hãy nản lòng. Ở đời, ai cũng muốn bản thân mình được hoàn thiện, được tốt đẹp, được vui khỏe mỗi ngày. "Thương người" chính là lòng thương cảm đối với người khác chứ không phải là cho riêng mình nữa, dân gian đặt hai vế "thương người" và "thương thân" ở vị trí ngang bằng nhau nhằm khuyên mọi người hãy yêu thương người khác như chính bản thân mình. Bản thân mình muốn được chăm sóc, quan tâm như thế nào thì hãy quan tâm người khác như thế ấy, tức là bằng tình cảm của chính mình để mà thấu hiểu, đồng cảm với những mất mát, nỗi đau của người khác. Đó là một cái tôi không chỉ sống và hoàn thiện mình mà còn biết sống vì người khác, sống hoà nhập và trân trọng bản thể mỗi người. Biết đặt bản thân mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu và cảm thông với họ, để yêu thương người khác như chính cách mình yêu thương bản thân.

Trong văn học, ta bắt gặp những hình ảnh đầy tính nhân văn như thế. Đó là một anh cu Tràng - truyện Vợ nhặt (Kim Lân) cưu mang người vợ "nhặt" được giữa cơn đói nghèo của nạn đói năm 1945 dù trong cảnh gia đình còn túng thiếu. Cả tác phẩm là sự ngập tràn tình yêu thương giữa con người dành cho nhau. Trong "Cuộc chia tay của những con búp bê" là tình cảm anh em thắm thiết, bền chặt, biết hi sinh và quan tâm đến nhau của Thành và Thủy trong cảnh chia đôi của ba mẹ. Trong câu chuyện Sọ Dừa, là tình thương yêu của cô em út dành cho Sọ Dừa với sự đồng cảm và chân thành sâu sắc với sự khiếm khuyết của chàng.

Bước ra đời sống, tinh thần "Thương người như thể thương thân" ấy lại càng được thể hiện muôn màu muôn sắc, rất đỗi đẹp đẽ và cao thượng. Trong chiến tranh, khi miền Nam đang trong cảnh giặc Mỹ bắn phá, thì nhân dân miền Bắc vẫn một lòng hướng về miền Nam thân yêu, kẻ góp gạo, người góp của, là hậu phương vững chắc chắn tiền tuyến. Khi đất nước hoà bình, tinh thần ấy lại càng sáng chói. Thiệt hại thiên tai gây hậu quả vô cùng to lớn cho đồng bào miền Trung. Nhân dân cả nước ủng hộ, quyên góp sẻ chia khắc phục thiệt hại. Là những người thành niên trẻ mang màu áo xanh tình nguyện đến những vùng sâu vùng xa dạy học, giúp đỡ người dân tộc nghèo khó. Là những em học sinh thân yêu gom góp những đồ dùng học tập cũ, những cuốn sách giáo khoa, tập vở được xếp sạch đẹp gửi đến ủng hộ các bạn vùng khó khăn. Là những cuộc thiện nguyện của những nhà hảo tâm đến các trại trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật trên khắp mọi nơi. Hãy đơn giản hơn, đó là vị khách đặc biệt cho chị bán hàng rong đang ngồi ngóng người mua hàng giữa cơn mưa tầm tã của thành phố. Là cái nắm tay thật chặt cùng chiếc bánh bao nóng hổi trong đêm mưa lạnh cho cậu bé ăn xin giữa đêm mưa lạnh dưới chân cầu. Là giọt nước mắt mặn chát khi nhìn hình ảnh cô giáo nghèo bị mắc bệnh ung thư, đơn thân nuôi hai đứa con nhỏ tật nguyền tội nghiệp. Là tấm lòng bao dung, cưu mang nhận nuôi em bé bị bỏ rơi giữa lòng thành phố... Và vô vàn những điều tốt đẹp, những nghĩa cử lớn lao khác nữa mà con người đã dành trọn vẹn cho nhau. Tất cả đều thật đáng trân trọng, rất đỗi đáng quý đáng yêu.

Có thể thấy, tinh thần "Thương người như thể thương thân" đang ngày càng được giữ gìn và phát huy, lan rộng khắp mọi nơi. Nó thực sự mang ý nghĩa lớn lao trong việc giúp đỡ, tạo động lực cho mỗi người. Xây dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp và tiến bộ trên phương diện vật chất và văn hoá đời sống con người. Tuy nhiên, đâu đó, vẫn còn những kẻ ích kỉ, hẹp hòi, chỉ quan tâm đến chính mình mà không để tâm đến người khác, thậm chí là vô cảm lạnh lùng, cười nhạo trên nỗi đau của đồng loại. Đó là những biểu hiện về thái độ và hành vi cần được lên án để xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta càng cố gắng hơn nữa để phát huy tình nhân ái dành cho nhau. Cùng nhau quan tâm, giúp đỡ đến những bạn bè có hoàn cảnh khó khăn hơn mình, cùng giúp đỡ nhau học tập rèn luyện. Thương yêu gia đình, chăm sóc, bảo ban các em nhỏ. Tham gia các hoạt động xã hội về tình nguyện, từ thiện do nhà trường, xã hội tổ chức, viết thư thăm hỏi, động viên những bạn bè gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Phát huy tinh thần nhân ái, lá lành đùm lá rách để xây dựng một đời sống ngày một văn minh hơn xứng đáng với lời dạy của cha ông.

23 tháng 5 2021

a) Em hiểu câu tục ngữ nhắn nhủ chúng ta :phải yêu thương trân trọng người khác như yêu thương chính bản thân mk.Cũng như vậy ,không ai có thể sống lẻ loi ,đơn độc 1 mk

b)Trong kho tàng văn học Việt Nam tồn tại từ xưa đến nay, mỗi câu chuyện, mỗi câu ca dao, tục ngữ, mỗi bài thơ luôn đề cập đến một truyền thống quý báu của dân tộc. Đó là truyền thống “Thương người như thể thương thân”, ca ngợi lòng thương người và phê phán những kẻ thờ ơ với người khác.Là một câu tục ngữ đầy ý nghĩa, “thương người như thể thương thân” đề cao việc yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Ta quí trọng, yêu thương bản thân bao nhiêu thì càng phải quí trọng, yêu thương những đồng bào quanh ta bấy nhiêu. Truyền thống “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta đã được truyền lại qua nhiều thế hệ bằng các câu ca dao tục ngữ hay qua các câu chuyện, bài thơ. Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”