Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Dân số nước ta rất trẻ:
Theo số liệu thống kê 1/4/1989 dân số nước ta có cơ cấu phân theo độ tuổi như sau:
- Số người dưới độ tuổi lao động chiếm 41,2% tổng số dân.
- Số người trong độ tuổi lao động chiếm 50,5% tổng số dân.
- Số người trên độ tuổi lao động chiếm 8,3% tổng số dân.
Qua số liệu trên ta thấy:
- Số trẻ em ở nước ta rất đông chiếm gần 50% tổng số dân. Như vậy trung bình cứ 1 người trong độ tuổi lao động thì có gần
1 người dưới độ tuổi lao động.
- Số người trong độ tuổi lao động (từ 16 - 55 đối với nữ và 16- 60 đối với nam) chiếm tỉ lệ cao trên 50% tổng số dân.
Nhưng trong đó số lao động trẻ dưới 45 tuổi chiếm tới trên 70% và lao động trẻ dưới 30 tuổi chiếm 68%. Điều này khẳng định
nguồn lao động ở nước ta cũng rất trẻ.
- Số người già ở nước ta rất ít chỉ chiếm 8,3% điều đó khẳng định tuổi thọ trung bình ở cả nước rất thấp.
Những điều chứng minh trên khẳng định trong cơ cấu dân số cả nước thì có số người trẻ chiếm đa số, số người già rất ít
chứng tỏ dân số nước ta rất trẻ.
* ảnh hưởng của dân số trẻ với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
+ Dân số trẻ trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do chính họ làm ra nhưng thị trường tiêu thụ
này luôn luôn biến động mạnh về nhu cầu tiêu dùng. Điều đó sẽ không những kích thích sản xuất phát triển và kích thích luôn luôn
phải sáng tạo, cải tiến KT công nghệ để tạo ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.
+ Dân số trẻ cùng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác QT về thương mại và xuất khẩu lao động.
+ Dân số trẻ thì trình độ lao động liên tục được nâng cao có khả năng tiếp thu KHKT nhanh, nắm bắt nhanh KT hiện đại của
TG - là động lực chính thực hiện nhanh chóng CN hoá ở nước ta.
+ Dân số trẻ chắc chắn- nguồn lao động dồi dào đủ khả năng cung cấp sức lao động cho mọi ngành kinh tế và bảo vệ an
ninh quốc phòng.
- ảnh hưởng tiêu cực:
+ Dân số trẻ thì sẽ có nhu cầu lớn phải được học tập để nâng cao trình độ ® N2 ta phải quan tâm, đầu ta lớn trong việc phát
triển giáo dục, y tế để đào tạo chăm sóc sức khoẻ cho thế hệ trẻ.
+ Dân số trẻ chắc chắn nguồn lao động của họ cũng thiếu kinh nghiệm trong sản xuất, thiếu trình độ lao động có tay nghề
giỏi, thợ bậc cao sẽ tác động đến nền kinh tế chậm phát triển.
+ Dân số trẻ chắc chắn sẽ thiếu kinh nghiệm trong tổ chức điều hành xã hội cho nên N2 ta cần phải đầu tư cao để đào tạo các
đội ngũ kế cận cho sự nghiệp quản lý đất nước
Tích cực:
-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.
-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)
Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.
-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.
- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.
a/ Thuận lợi:
– Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
b/ Khó khăn:
– Đối với phát triển kinh tế:
+ Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
+ Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
+ Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
– Đối với phát triển xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
+ Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
– Đối với tài nguyên môi trường:
+ Sự suy giảm các TNTN.
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Không gian cư trú chật hẹp.
– Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .
– Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
- Đông dân
+ Thuận lợi: có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân,..
- Có nhiều thành phần dân tộc:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế -xã hội ở quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường và việc nâng cao chât lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội.
+ Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào (mỗi năm có thêm khoảng 1,1 triệu lao động mới), có khả năng tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ tiên tiến. Nếu được đào tạo và sử dụng hợp lí, họ sẽ trở thành nguồn lực quyết định để phái triển đât nước. Tuy nhiên, nó cũng gây ra khó khăn về việc sắp xếp việc làm cho số lao động gia tăng.
Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra nguồn lao động dồi dào đối với phát triển kinh tế - xã hội. Vì dân số đông hay quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi lao động lớn mới tạo nên nguồn lao động dồi dào
=> Chọn đáp án D
a/ Đặc điểm nguồn lao động
-Về số lượng:năm 2005 nước ta có 42,53 triệu l/động chiếm 51,2 % dân số.Mỗi nămcó thêm1 triệu Lđ.
- Về chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo , có kinh nghiệm sản xuất (nông –lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ CN).+Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao nhờ phát triển VH y tế, giáo dục.Lao động qua đào tạo từ 12,3% (1996) → 25% (2005) tổng số lao động. Trong đó trình độ cao đẳng, đại học trên đại học tăng hơn gấp 2 từ 2.3% (1996) → 5,3% (2005) tổng số lao động.
+So với y/cầu hiện nay,LLLĐ có trình độ vẫn còn mỏng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lí,công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.Ý thức kỉ luật chưa cao,chưa tận dụng hết thời gian LĐ
-Về phân bố:Không đều Đồng Bằng thừa lao động, miền núi thiếu lao động. Lao động có kỹ thuật tập trung ở các đô thị.
b/ Ảnh hưởng
Tích cực:
-Nguồn lao động dồi dào, giá công lao động thấp thuận lợi phát triển các ngành cần nhiều lao động (CN chế biến dịch vụ…) và là sức hút lớn với đầu tư nước ngoài trong giao đoạn hiện nay.
-Trình độ lao động tăng là điều kiện phát triển các ngành cần kỹ thuật cao(điện tử, công nghệ thông tin, chế tạo máy, hàng không,…)
Tiêu cực:Tuy nhiên, nguồn lao động tăng nhanh gây sức ép với việc sắp xếp việc làm nhất là ở các vùng đồng bằng và đô thị lớn.
-Lao động phân bố không đồng đều về số lượng (giữa đbằng và đồi núi) về chất lượng (giữa thành phố lớn và nông thôn) còn làm chậm quá trình CNH nông nghiệp và phát triển k.tế, v.hóa m.núi ở nước ta.
- Lao động chưa qua đào tạo còn quá lớn. Lực lượng có trình độ cao đặc biệt là công nhân, lao động lành nghề còn ít.
a) Thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội để phát triển kinh tế ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
* Về tự nhiên :
- Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa; trên các đảo ven bờ có nghề khai thác tổ yến; bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong, ,,,), nhiều bãi biển đẹp ( Nha Trang, Mũi Né, Non Nước,...)
- Khoáng sản chủ yếu là các loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu, Quảng Nam; dầu khí (thềm lục địa cực Nam Trung Bộ), Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ
- Rừng có diện tích tương đối lớn ( hơn 1,77 triệu ha, che phủ rừng la 38,9%, trong đó hơn 97% là rừng gỗ). Trong rừng có nhiều gỗ, chim và thú quý.
- Đồng bằng Tuy Hòa ( Phú Yên) màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu
* Về kinh tế :
- Số dân : gần 8,9 triệu người, 10,5% số dân cả nước ( năm 2006). Là vùng có nhiều dân tộc ít người; có một chuỗi đô thị tương đối lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết; vùng đang thu hút đầu tư dự án của nước ngoài
- Có các di tích văn hóa thế giới là Phố Cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam), góp phần làm phong phú thêm thế mạnh du lịch của vùng
b) Tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất nước ta
- Hai quần đảo : Hoàng Sa, Trường Sa
- Ba đảo : Phú Quốc, Cát Bầu, Cát bà
Dân số đông có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội là: dân số đông, lao động dồi dào là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế đất nước
=> Chọn đáp án B
- Đông dân
+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Khó khăn: trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Có nhiều thành phần dân tộc
+ Các dân tộc đoàn kết bên nhau, phát huy truyền thống sản xuất, văn hoá, nếp sống tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt đang sinh sống ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội quê hương.
- Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
+ Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ nên có nguồn lao động dồi dào, hằng năm tăng thêm khoảng 1,15 triệu người.
- Phân bố dân cư chưa hợp lí: làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng lao động, khai thác tài nguyên.
- Thuận lợi :
+ Có khoáng sản để phát triển công nghiệp
+ Có nguồn lợi sinh vật biển phong phú để phát triển ngành thủy sản
+ Phát triển giao thông vận tải biển
+ Phát triển du lịch biển
- Khó khăn : vùng biển Đông hay có bão gây thiệt hại và các bất lợi khác
a/ Nước ta đông dân và đa dân tộc:
-Dân số: 85789 nghìn người (1/4/2009).Thứ 13 nước trên thế giới và đứng thứ 3 trong ĐNam Á.
→TL: nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
-KK:Trở ngại cho việc p.triển K.tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chodân…việc làm..
-Dân tộc:54 thành phầnDT,DTViệt(Kinh) 86,2%DScóvai tròquantrọngtrongviệc p.triểnKT-XHnước ta
Các dân tộc thiểu số 13,8 % dân số ,cư trú chủ yếu ở miền núi( trừ người Hoa, Chăm, Khơ me)
Ngoài ra còn có 3,2 triệu người Việt sống ở nước ngoài.
Các dân tộc luôn đoàn kết trong bảo vệ và xây dựng đất nước.
-TL: Đa dạng về bản sắc VH và truyền thống DT.Hiện nay chênh lệnh về trình độ và mức sống còn lớn, cần đầu tư phát triển văn hóa kinh tế miền núi hơn nữa.
b/ Dân số nước ta còn tăng nhanh và cơ cấu dân số trẻ
*DS tăng nhanh đăc biệt vào cuối TK XXđã dẫn đến bùng nổ DS,mỗi năm tăng hơn1tr người
-Dân số nước ta tăng nhanh nhưng không đều,giữa các thời kì,giữa các vùng( nông thôn thành thi….)
+ Thời Pháp thuộc (trước 1954) dân số phát triển chậm (≥1%)do đời sống của người dân khổ cực….
+ Từ 1954- 1976:DS bùng nổ,gia tăng DS(3-4%)là giai đoạn xây dựng XHCN ở miền Bắc.Đời sống được nâng cao,tỉ lệ sinh tăng nhanh.
+Từ1976-nay:Từ khi thống nhất đất nước DS phát triển chậm lại(1,3- 2%)do thực hiện c/sách KHHGĐ
-Dân đông, tăng nhanh nên quy mô dân số ngày càng lớn..Mức gia tăng DS hiệnnay có giảm(do thựchiện tốt KHHGD),nhưng còn chậm.
*Gia tăng DS đã giảm nhưng số dân tăng hàng năm vẫn cao vì:Quy mô dân số lớn(dogiai đoạn trước có sự bùng nổ DS ),DS trẻ,số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
VD:Quy mô dân số 70tr người,gia tăng DS là 1,5% thì tbình mỗi năm DS tăng 105tr n gười.
Quy mô dân số 84tr người,gia tăng DS là 1,3% thì tbình mỗi năm DS tăng 110tr n gười.
*Nguyên nhânDS tăng nhanh: ĐK sống được nâng cao,Ytế pt,quan niệm lạc hậu,quy mô dân số lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao…
*Dân số đông, tăng nhanh gây sức ép lớn.
· Đối với sự phát triển kinh tế:Chuyển dịch cơ cấu KT theo ngành& theo lãnh thổ.Tốc độ tăng trưởng DGP.Vấn đề việc làm (các chỉ tiêu kinh tế /người thấp, mất cân đối giữa cung và cầu do nền kinh tế chưa đáp ứng, nhu cầu tiêu dùng tích lũy, thiếu việc làm…)
· Đối với việc phát triển xã hội ( Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện. Thu nhập/người thấp, bình quân lương thực /người giảm,tỉ lệ đói nghèo tăng, đầu tư y tế, giáo dục gặp khó khăn,việc làm,nhà ở…).
· Đối với tài nguyên môi trường:Cạn kiệt nguồn tài nguyên. Ô nhiễm Mtrường .Không gian cư trú chật hẹp (Nhu cầu sống tăng, tài nguyên bị khai thác mạnh hơn, rác thải khí thải,…chưa xử lí..)
→ Việc đẩy mạnh công tác dân số kế hoạch hóa gia định là vấn đề cấp bách của nước ta.
* Dân số nước ta đông:
- Theo số liệu thống kê 1/4/1989 cho biết dân số cả nước có 64,412 tr người đến 1/4/1999 có 76,3 tr người. Như vậy dân số
nước ta hiện nay đông thứ 2 trong ĐNá sau Indonexia, thứ 7 ở Châu á và ở thứ 13 trên thế giới.
- Trong khi dân số nước ta đông thứ 13 trên thế giới thì S tự nhiên của nước ta đứng hàng 58 trên thế giới ® nên ta khẳng
định dân số nước ta hiện nay rất đông.
* Nước ta có nhiều dân tộc:
- Theo số liệu thống kê 1989 biết nước ta có 54 dân tộc khác nhau trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số 86,2% tổng số dân.
Còn lại 13,8% là các dân tộc ít người.
- Các dân tộc Việt Nam đều có chung nguồn gốc, xuất phát từ 3 dòng ngôn ngữ khác nhau: dòng ngôn ngữ Nam á, Nam
Đảo, Hán Tạng. Vì vậy cơ cấu dân tộc nước ta thể hiện theo nguồn gốc từ 3 dòng ngôn ngữ theo số liệu:
+ Dòng ngôn ngữ Nam á: trong đó gồm nhiều nhóm dân tộc:
· Việt - Mường: chiếm 89%
· Tày - Thái: 4,3%
· Môn - Khơme: 1,4%
· Mông - Dao: 0,7%
+ Dòng ngôn ngữ Nam Đảo: chiếm 2% (Churu, Êđê, Chăm)
+ Dòng ngôn ngữ Hán Tạng: chiếm 2%
+ Các nhóm dân tộc khác: 0,6%
- Các dân tộc Việt Nam hiện nay phân bố rộng khắp trên địa bàn cả nước. Sự phân bố của các dân tộc đã khá phù hợp với
những đặc điểm sinh thái, với tập quán, sở trường và truyền thống canh tác của mỗi dân tộc trong đó:
+ Các dân tộc phân bố ở các vùng Đông Bắc điển hình là:
· Dân tộc Kinh: địa bàn cư trú của người Kinh trước đây chủ yếu là đồng bằng nhưng ngày nay địa bàn cư trú của họ đã
trải rộng ra khắp đất nước do nhu cầu khai hoang phát triển kinh tế mới ở miền núi, trung du. Nghề chính của người Kinh là làm lúa
nước ở các đồng bằng, nghề phụ rất đa dạng và trình độ sản xuất của họ hiện nay đạt được trình độ cao nhất cả nước so với các dân
tộc khác. Nền văn minh của người Kinh hiện nay là đặc trưng cho nền văn minh của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 20 này. Nền văn
minh của người Kinh nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung được thể hiện tập trung rõ nhất ở Chủ tịch Hồ Chí Minh.
· Dân tộc Chăm: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở NThuận và BThuận. Nghề chính của họ là làm lúa nước ở các
vùng đồng bằng như người Kinh. Họ có ngôn ngữ, chữ viết riêng và có nền văn hoá rất độc đáo nổi tiếng bởi múa Katê, đặc biệt là
kiến trúc tháp Chàm.
· Dân tộc Khơme: địa bàn cư trú của họ hiện nay chủ yếu ở ĐBSCL với nghề chính là làm lúa nước như người Kinh và
họ cũng có ngôn ngữ, chữ viết riêng với nền văn hóa dân tộc độc đáo.
+ Các dân tộc cư trú ở miền núi, trung du nước ta hiện nay đã cư trú thành những địa bàn khá riêng biệt và rất phù hợp với
tập quán, truyền thống canh tác của họ điển hình là:
· ở vùng Đông Bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc Tày, Nùng, H’mông, Dao. Trong đó Tày, Nùng cư trú ở vùng thấp
với nghề trồng lúa nước trong các thung lũng là chính. Nhưng người H’mông và người Dao thì cư trú ở vùng cao với nghề làm
nương rẫy là chính. Các dân tộc này với trình độ sản xuất, văn hoá, dân trí còn rất lạc hậu nhưng họ có truyền thống văn hoá độc
đáo nổi tiếng như:điệu hát lượn của người Tày - Nùng, thổi khèn của người H’mông…
· ở vùng Tây Bắc là vùng cư trú của các dân tộc: Thái, Mường, Khơmú với nghề trồng lúa, trồng cây CN, chăn nuôi gia
súc trong các thung lũng và bồn địa lớn như thung lũng Mường Thanh, bồn địa Yên Châu…các dân tộc này cũng có những nền văn
hoá độc đáo nổi tiếng: ném còn, uống rượu cần và đặc biệt người Thái có nghề trồng bông, dệt thổ cẩm nổi tiếng cả nước.
· Các dân tộc ở vùng Trường Sơn Bắc (miền Tây các tỉnh từ THoá ® QNam - ĐNẵng) là địa bàn cư trú của các dân tộc
như: Bru, Vân Kiều, Tà Ôi, Càtu, Dakô...các dân tộc này với nghề nương rẫy, du canh du cư là chính và còn rất lạc hậu.
· ở Tây Nguyên là địa bàn cư trú của các dân tộc: Bana, Êđê, Giara, Kho. Các dân tộc này trước đây chủ yếu là du canh
du cư nhưng ngày nay họ đã rất tiến bộ: định canh định cư và đặc biệt họ có nền văn hoá độc đáo nổi tiếng như lễ bỏ mả, lễ đâm
trâu, kiến trúc kiểu nhà Rông.
Qua chứng minh trên ta thấy các dân tộc Việt Nam rất phong phú, đa dạng bởi phong tục tập quán và nền văn hoá khác.
Trong đó các dân tộc ít người nhìn chung vẫn lạc hậu nhưng họ sống bình đẳng trong đại cộng đồng các dân tộc Việt Nam và họ
luôn được Đ và N2 hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội nhằm giúp họ tiến kịp các dân tộc miền xuôi.
* Ảnh hưởng của dân số đông, nhiều dân tộc với phát triển kinh tế, xã hội.
- ảnh hưởng tích cực:
+ Dân số đông trước hết được coi như là thị trường tiêu thụ lớn những sản phẩm do họ làm ra sẽ kích thích sản xuất phải
phát triển mạnh để thoả mãn nhu cầu ngày cảng tăng.
+ Dân đông cũng là thị trường rất hấp dẫn với mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về thương mại, xuất khẩu lao động.
+ Dân đông sẽ tạo ra nguồn lao động dỗi dào đủ khả năng phát triển sản xuất và bảo vệ an ninh quốc phòng.
+ Dân đông nhưng nhiều dân tộc nên có nền văn hoá rất đa dạng, giàu bản sắc dân tộc chính đó là kho tài nguyên về văn
hoá, xã hội nhân văn kích thích phát triển du lịch nhân văn và là những đề tài hấp dẫn với nghiên cứu dân tộc học ở trong nước và
quốc tế.
- Tiêu cực:
+ Dân số đông thì yêu cầu phải có nền kinh tế mạnh, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động dư thừa thì mới kích thích xã
hội phát triển. Nếu như nền kinh tế kém phát triển như nước ta ngày nay thì dân số đông lại là gánh nặng và tạo ra sức ép lớn của
dân số với phát triển kinh tế, xã hội.
+ Nhiều dân tộc mà trình độ các dân tộc chênh lệch nhau, ngôn ngữ khác cho nên rất khó khăn trong việc tổ chức, quản lý,
điều hành nhân sự. Trong 54 dân tộc thì có khoảng 53 dân tộc là ít người với trình độ còn rất lạc hậu mà các dân tộc ít người chủ
yếu cư trú ở miền núi trung du gần biên giới nên dễ bị kẻ xấu tuyên truyền lợi dụng dẫn đến mất an ninh trật tự biên giới nước ta.