K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2018

Tình huống đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vở kịch. Nó thúc đẩy nhanh diễn biến sự việc, buộc nhân vật phải hành động, bộc lộ tính cách, phẩm chất, tư tưởng, quan điểm…

Xung đột kịch: Ngọc (chồng Thơm) dẫn lính đi lùng bắt cán bộ, du kích. Thái và Cửu chạy đúng vào nhà Ngọc. Tình huống ấy buộc Thơm phải có sự lựa khoát: hoặc là để cho Ngọc bắt cán bộ sẽ được yên, hoặc che giấu họ ngay trong nhà mình, vô cùng nguy hiểm. Thơm quyết định che dấu cán bộ, chiến sĩ và đứng hẳn về phía cách mạng

- Sự xuất hiện của Thái, Cửu đẩy mâu thuẫn kịch phát triển theo hướng khác: Trong hoàn cảnh nguy kịch, lòng tin của người cán bộ với nhân dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định tới thành bại của cách mạng

24 tháng 1 2019

* Giống nhau:

- Thể loại đều là văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

- Các đề yêu cầu người viết phải trình bày được quan điểm, tư tưởng, thái độ của mình đối với vấn đề đặt ra.

* Khác nhau:

- Đề 1 và đề 3 đưa ra những nhận xét, suy nghĩ về những việc làm tốt đáng biểu dương, nhân rộng điển hình.

- Đề 2 cần có thái độ dứt khoát lên án, tuyên truyền loại bỏ hiện tượng xấu.

2 tháng 4 2018

Chỉ có tình huống truyện “người ăn xin” tuân thủ phương châm lịch sự, còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại

10 tháng 10 2016

Trong tình hình đất nước ta đang mở cửa và hội nhập với quốc tế thì việc học tập phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng và có tính thời sự. Chúng ta cần phải thực hiện tốt quan điểm hội nhập chứ không hòa tan. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải đứng trên quan điểm coi trọng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, trên cơ sở tinh hoa văn hóa Việt Nam để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Lấy tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu cho tinh hoa văn hóa Việt Nam. Đây là việc làm không phải dễ dàng, nhất là trong thời đại những thành tựu của khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão, con người có thể tiếp thu nhiều tri thức, tìm hiểu nhiều nền văn hóa qua nhiều hình thức khác nhau mà không nhất thiết phải đặt chân đến vùng đất ấy. Vì thế bài học trong “Phong cách Hồ Chí Minh” là một tấm gương về phương diện này. Việc học tập phong cách Hồ Chí Minh sẽ giúp cho thế hệ trẻ có được bài học sinh động về việc kết hợp tiếp thu văn hóa nhân loại với giữ gìn bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc.

5 tháng 10 2017

Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ hiện tượng không thống nhất, không hiểu người khác nói gì dẫn đến tình trạng trật khớp, lệch lạc trong giao tiếp

- Để tránh tình trạng, khi hội thoại phải nói đúng đề tài giao tiếp, nói đúng vấn đề quan tâm

- Đó chính là phương châm quan hệ trong hội thoại

21 tháng 8 2018

HS viết một đoạn văn ngắn phân tích tình huống truyện của truyện ngắn Bến quê, trong đó có sử dụng sử dụng phương thức liên kết nối và thế.

   - Phân tích tình huống truyện: là tình huống nghịch lí

   - Nhĩ thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ cực nhọc.

→ Tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.

16 tháng 5 2021

Giải chi tiết:

1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến: 

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm: 

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam. 

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.