Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bác hiểu rằng, muốn tìm hiểu về bất cứ dân tộc nào, quốc gia nào thì trước hết phải nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ. Chính vì thế, Người khổ công luyện tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc như Pháp, Anh, Hoa, Nga…
Trong quá trình tìm hiểu và tiếp thu nền văn hóa của nhân loại, Bác Hồ có một mục đích rõ ràng là để tạo cho mình một nhân cách, một lối sống mới, kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại.
Điều quan trọng là Bác Hồ đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại một cách chủ động và chọn lọc, rồi kết hợp hài hoà với vẻ đẹp truyền thông của nền văn hoá dân tộc Việt Nam để tạo cho mình một bản sắc riêng:
Chủ nhân của ngôi nhà đó được tác giả giới thiệu ngắn gọn nhưng hàm súc:
Sự kết hợp hài hoà giữa cách kể chuyện tự nhiên, sinh động và lời văn giàu cảm xúc của tác giả đã tạo nên tính hiện thực và tính trữ tình sâu sắc cho đoạn văn, đồng thời phản ánh tình cảm kính yêu chân thành mà người viết dành cho vị Cha già dân tộc:
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…
1/ Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Truyền kì mạn lục, đoạn văn trích trong truyện thứ 16/20 truyện, câu chuyện: Chuyện người con gái Nam Xương. Tác giả là Nguyễn Dữ.
2/ Phương thức biểu đạt là miêu tả, tự sự.
3/ Nội dung chính: Miêu tả nhân vật Vũ Nương về sắc đẹp, tính tình, và chuyện chàng Trương cưới nàng về làm vợ.
4/ (cho mik hỏi là bộ phận in đậm là bộ phận nào?)
5/ "tư dung tốt đẹp": nhan sắc và dáng vẻ tốt đẹp.
"dung hạnh": nhan sắc và đức hạnh.
6/ phương thức liên kết: phép nối, phép lặp, phép thế.
+ phép nối: từ ngữ để nối 'song'.
+ phép lặp: từ 'Trương'
+ phép thế: từ 'nàng','vợ' thế cho từ 'Vũ Nương'.
Chép chính xác 05 câu thơ tiếp:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đã rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.
- Đoạn thơ trên thuộc đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, trích trong Truyện Lục Vân Tiên của tác giả Nguyễn Đình Chiểu.
- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm ra đời vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, dài hơn hai nghìn câu thơ được viết theo thể lục bát. Tác phẩm ra đời nhằm truyền dạy những đạo lí tốt đẹp để làm người.
Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ làm bật nổi vẻ đẹp của Lục Vân Tiên – một người hào hiệp, nghĩa khí, chính trực.
* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.
* Cảm nhận về hai câu cuối đoạn trích:
- Giải thích:
+ Kiến nghĩa bất vi: thấy việc nghĩa không làm.
+ Phi anh hùng: không phải anh hùng.
=> Hai câu thơ muốn nói thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải người anh hùng.
- Ý nghĩa hai câu thơ:
+ Hai câu thơ nêu lên một quan niệm sống của người quân tử trong xã hội phong kiến xưa: thấy việc nghĩa (chống lại cái ác, cái xấu, bênh vực, chở che người bị áp bức, bị hại) mà không làm thì con người như thế không phải là người anh hùng.
+ Khẳng định về một lẽ sống cao đẹp: đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân dân, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng, là lý tưởng sống của người quân tử mà Lục Vân Tiên là hình tượng tiêu biểu.
* Đánh giá khái quát:
- Hai câu thơ đã thể hiện vẻ đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên và quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiều.
Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều mang một vẻ đẹp sắc sảo mặn mà cả về cả tài lẫn sắc. Chỉ khắc họa đôi mắt nàng Kiều, Nguyễn Du đã mở ra cho bạn đọc thấy cả một thế giới tâm hồn phong phú của nàng. Đôi mắt ấy, trong trẻo, sâu thẳm như nước mùa thu "làn thu thủy”:, lông mày mượt mà, tươi tắn, thanh thanh như dáng núi mùa xuân "nét xuân sơn”. Vẻ đẹp ấy Khiến tạo hóa phải ghen hờn “hoa ghen”, “liễu hờn”. Đây là những cảm xúc tiêu cực, thể hiện tâm lí oán trách, muốn trả thù, sự ghen ghét đố kị của tao hóa. Không chỉ đẹp, Kiều còn có đủ tài cầm kì thi họa, trong đó nổi bật nhất là tài đàn. Nàng tự mình sáng tác khúc nhạc mang tên "Bạc mệnh" khiến người nghe xúc động. Vẻ đẹp của Kiều đã đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến. Tất cả biểu hiện của sự đa sầu, đa cảm, của một tâm hồn tinh tế và lãng mạn, một tâm hồn phong phú. Nguyễn Du đã rất ưu ái khi miêu tả chân dung Thúy Kiều. Nàng tiêu biểu cho số phận của người phụ nữ “hồng nhan bạc phận”. Vì vậy trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã hơn một lần thốt lên “Hồng nhan quen thói má hồng đánh ghen”; người con gái ấy, càng đẹp, càng tài lại càng truân chuyên...
- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ
- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống
- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.
a. Chép lại chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ.
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
b. Câu thơ trên được trích từ tác phẩm Viếng lăng Bác của Viễn Phương. Nội dung chính của bài thơ đó là niềm xúc động thành kính của nhà thơ và mọi người đối với Bác khi vào viếng lăng Bác.
c. Viết một đoạn văn ngắn từ 7 – 10 câu nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phương tiện liên kết câu lặp và nối.
- HS viết được đoạn văn từ 7 – 10 dòng, sử dụng phương tiên liên kết câu lặp và nối.
- Lời giới thiệu mộc mạc, chân tình của tác giả: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
→ Xưng con thể hiện tấm lòng đầy trân trọng của tác giả.
→ Miền Nam: vừa báo niềm vui chiến thắng, vừa khơi gợi nỗi niềm. Bắc nam nay đã sum họp một nhà sau đằng đẵng 30 năm dài chia cắt.
→ Thăm: thể hiện sự gần gũi, thân thương.
- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng sâu sắc với tác giả chính là cây tre. Hàng tre hiện lên mênh mông qua từ láy “bát ngát”. Biện pháp tu từ nhân hóa giúp cây tre hiện lên sinh động, kiên cường, bất khuất, không chịu cúi đầu.
* Nội dung : Đoạn văn thể hiện vẻ đẹp của lối sống giản dị mà thanh cao của vị Chủ tịch, dù cho ở cương vị cao nhất nhưng Người vẫn là một " vị tiên giữa đời thường".
* Tác giả đã triển khai những luận cứ:
- Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp bộ chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ.
- Chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị,với bộ quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ TS đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì.
- Hàng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc,với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
A) Đoạn văn thể hiện vẻ đẹp của lối sống giản dị mà thanh cao của vị Chủ tịch, dù cho ở cương vị cao nhất nhưng Người vẫn là một " vị tiên giữa đời thường"
b,...