Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không thể thay thế từ "quên" bằng từ "không" và từ " chưa" bằng từ "chẳng"
- Vì nghĩa của câu sẽ hoàn toàn thay đổi, không thể hiện hết dụng ý trong lời nói của Trần Quốc Tuấn: sự căm phẫn giặc đến tột cùng của Trần Quốc Tuấn đến mức quên ăn, không ngủ được.
+ Quên: biểu thị ý không màng tới, không để tâm tới. Đây không phải từ phủ định
+ Không, chưa: biểu thị nghĩa phủ định.
Em cảm nhận được sự tức giận, sự căm giận giặc của nhân vật "ta" đối với kẻ thù xâm lược bờ cõi. Và trong đó cũng là một phần sự lo lắng, " thường tới bữa quên ăn", "nửa đêm vỗ gối", "ruột đau như cắt", "nước mắt đầm đìa" những từ ngữ này đã nói lên sự lo lắng, sốt ruột của nhân vật "ta", lo sợ giặc bất ngờ sẽ tập kích, lo lắng cho binh sĩ sẽ mệt mỏi, không chiến đấu được. Như vậy, ta thấy được rằng, nhân vật "ta" là một người rất lo lắng cho binh sĩ, quan tâm tới việc nước, yêu nước tha thiết, chỉ muốn giết được giặc để giải tõa nỗi căm hờn này.
Câu 1: Đoạn văn trích trong tiểu thuyết "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là miêu tả.
Câu 3: Đoạn văn trên gồm 3 câu. Mỗi câu trình bày theo mục đính miêu tả tình trạng sức khỏe và tâm lý của nhân vật "ta".
Câu 4: Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng của nhân vật "ta" là căm tức, đau khổ và hy vọng có thể cống hiến tất cả cho đất nước. Tình trạng sức khỏe và tâm lý của nhân vật đều rất yếu ớt, nhưng với niềm cảm kích và tình yêu nước mãnh liệt, "ta" vẫn sẵn sàng hi sinh tất cả để bảo vệ đất nước.
trong Hịch tướng sỹ, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn từng viết "Ta thường tới bữa quên ăn...vui lòng". Qua câu nói này, tác giả Trần Quốc Tuấn đã thể hiện được sự lo âu và đau khổ trong tâm tư của mình trước tình cảnh nước mất nhà tan. Một loạt những hình ảnh nói quá giàu sức biểu cảm cho thấy sự đau khổ, căm phẫn và uất ức khi phải nhìn cảnh giặc ngoại xâm sang xâm phạm nước nhà của 1 vị chủ tướng yêu nước. Đó là nỗi đau mất nước, nỗi trăn trở của một vị tướng yêu nước thương dân. Tiếp theo, Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ khát khao được hy sinh để đánh đuổi giặc của mình và ông cũng chấp nhận những cái chết đau đớn miễn là bảo vệ được độc lập tổ quốc. Những hình ảnh vô cùng giàu sức biểu cảm để nói lên được khát khao được đánh đuổi giặc. Dù cho hy sinh, dù cho ngã xuống, tác giả vẫn thể hiện được ý chí đánh giặc sục sôi của mình bằng những hình ảnh như: "dẫu trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa". Đối với Trần Quốc Tuấn thì đó là cái chết hy sinh cao đẹp vì tổ quốc, vì độc lập. Thử hỏi lúc bấy giờ có mấy ai đc như vậy?