Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.
Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc
lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh - người đã chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do Người đã đi hầu hết các nước trên thế giới nên Người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm.
Việt Nam là một nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời, truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống. Nhiều hành động và những tấm gương sáng, chính là liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam của chúng tà là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Lá lành đùm lá rách, Một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những phạm vi lớn hơn là đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân, người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là một dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng.
Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo nên bao nhiêu thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc.
So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân, coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo nên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc. Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nam cho mọi người học tập và noi theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.
Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay Chủ tịch Hồ Chí Minh - những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.
Lời dạy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội. Trong xã hội xưa và nay, đều là những bài học xương máu, những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế, qua đó đã tạo ra cho mọi người niềm tin về sự lãnh đạo của Đảng, về khối đại đoàn kết toàn dân.
Kể từ khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh càng có điều kiện hiểu sâu hơn giá trị của tinh thần đoàn kết. Những ai nghiên cứu về lịch sử văn hóa Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước, đều không xa lạ với câu chuyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ sinh ra 100 trứng. Từ “bọc trứng” đó sản sinh ra hàng triệu, hàng chục triệu người Việt Nam sau này. Từ đó, trong ngôn ngữ Việt Nam, từ xa xưa đã xuất hiện hai tiếng “đồng bào”. Đồng bào có nghĩa là cùng chung một bọc trứng (đồng = cùng, bào = bọc). Hai tiếng “đồng bào” từ xa xưa vốn đã mang ý nghĩa một thông điệp cực kỳ quan trọng: những người Việt Nam chúng ta, dù sinh sống ở đâu, ở trong hay ngoài nước, ở vùng đồng bằng hay rừng núi, hải đảo đều có chung một cội nguồn, một sự gắn bó máu thịt với nhau. Tất cả chúng ta đều có chung một bà mẹ. Tất cả chúng ta đều là những phần tử từ bọc trứng của mẹ Âu Cơ. Có lẽ Hồ Chí Minh là người hiểu sâu sắc nhất ý nghĩa to lớn của tinh thần đoàn kết và phổ biến sâu rộng chân lý đó trong cán bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Ngay khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta, cùng với rất nhiều hoạt động thực tiễn nhằm tuyên truyền tổ chức lực lượng cách mạng, Hồ Chí Minh đã dành thời gian để viết cuốn “Lịch sử nước ta” bằng thơ. Chắc chắn đây không phải là công việc dễ dàng, vì đòi hỏi ở tác giả một vốn kiến thức phong phú và hệ thống về lịch sử dân tộc. Một tập thơ ngắn, chưa đầy 250 dòng, nhưng đã thâu tóm được toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước đến các phong trào cách mạng đầu thế kỷ XX. Đây là một hành động vô cùng cần thiết để tổ chức và huấn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên và quần chúng lúc bấy giờ. Tư tưởng chủ đạo của tập “diễn ca” “Lịch sử nước ta” là cùng với chủ nghĩa yêu nước, dân tộc ta đã sớm phát huy tinh thần đoàn kết (đoàn kết trong các triều đại phong kiến, đoàn kết toàn dân, và quan trọng nhất là sự đoàn kết chung sức chung lòng giữa những người lãnh đạo đất nước với toàn thể nhân dân). Đồng thời cho thấy, thời kỳ nào mà triều đình phong kiến quay lưng lại với nhân dân, thì tất yếu khối đoàn kết dân tộc bị lỏng lẻo và thời kỳ đó đất nước, nhân dân - đồng bào thường bị lâm vào cảnh bị áp bức bóc lột. Hồ Chí Minh viết:
“Kể gần sáu trăm năm giời
Ta không đoàn kết bị người tính thôn”.
Có thể dẫn thêm một số ví dụ từ “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ về sự thắng - bại liên quan đến tinh thần đoàn kết, như: Thời Mai Hắc Đế, dù rất thương dân bị lầm than đau khổ, Mai Hắc Đế đã lãnh đạo cuộc chiến tranh chống xâm lược Tàu, nhưng:
“Vì dân đoàn kết chưa sâu
Cho nên thất bại trước sau mấy lần”.
Trái lại, đến đầu thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ, nhân dân ta đã “cùng nhau một lòng” giành được những chiến công rực rỡ:
“Nguyễn Huệ là kẻ phi thường
Mấy lần đánh đuổi giặc Xiêm giặc Tàu
Ông đà chí cả mưu cao
Dân ta lại biết cùng nhau một lòng
Cho nên Tàu dẫu tàn hung
Dân ta vẫn giữ non sông một nhà…”.
Nói là tổng kết lịch sử, nhưng thực chất là rút ra những bài học lớn mà cha ông để lại. Trong hoàn cảnh những năm đầu của cách mạng, bài học lớn nhất của lịch sử, theo Bác Hồ là bài học về tính cộng đồng, về tinh thần đoàn kết. Chính vì vậy, kết thúc tập thơ “Lịch sử nước ta”, Người viết:
“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau.
… Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.
Khám phá ra những bài học lịch sử của quá khứ là để hiểu những thông điệp, những lời truyền dạy của tổ tiên. Tinh thần đó được thể hiện rất rõ trong dịp Trung ương và quân đội ta trở về tiếp quản Thủ đô (1954). Khi Bác Hồ cùng Đại đoàn Quân Tiên phong dừng chân tại Đền Hùng (Phú Thọ), tại đây Người nói một câu bất hủ: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Có thể coi đó là lời thề thiêng liêng của Bác, của cả dân tộc trước anh linh tổ tiên. “Công dựng nước” mà Bác nói ở đây không chỉ có ý nghĩa tạo lập nên giang sơn đất nước, mà còn có ý nghĩa tạo ra sức sống và hồn cốt của dân tộc. Vì vậy, “giữ lấy nước” mà Người nói cũng có nghĩa phải giữ lấy từng tấc đất của Tổ quốc, đồng thời, phải giữ cho được những đạo lý làm người Việt Nam mà tổ tiên ta đã dày công vun đắp.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhân dân ta lại phải đương đầu với các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và cuộc kháng chiến chống xâm lược của đế quốc Mỹ. Đó là các cuộc chiến tranh hoàn toàn không cân sức. Về phương diện kinh tế, vũ khí, đất nước ta thua xa đối phương. Trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc trong những ngày đầu kháng chiến, trong các bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại nhấn mạnh đến tinh thần đoàn kết. Chính câu nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” đã được Người nói ra trong thời kỳ gian lao nhất của cách mạng, của dân tộc. Bằng cảm nhận thực tế một cách sâu sắc, Người đã phát hiện ra một số biểu hiện đáng lo ngại trong nhân dân, trong cán bộ và cả trong quân đội. Tuy chưa thật phổ biến, nhưng rõ ràng những hiện tượng “dao động”, “phân tâm”, “mơ hồ” đó sẽ làm suy yếu tinh thần cách mạng trong cán bộ, đảng viên, nhân dân và quân đội. Vì vậy để diễn đạt đầy đủ tư tưởng của mình, Người nhấn đi nhấn lại 3 lần chữ “đoàn kết” và cũng nhấn 3 lần chữ “thành công”. Có đoàn kết thì sẽ thành công và muốn thành công thì trước hết phải đoàn kết. Lịch sử dân tộc đã chứng minh điều đó. Ngoài yêu cầu phải đoàn kết toàn dân, Hồ Chí Minh còn luôn nhấn mạnh đến đoàn kết giữa nhân dân và quân đội; đoàn kết giữa nhân dân với cán bộ, đảng viên; đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, các tổ chức Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, ở thời đại Hồ Chí Minh, mối liên hệ giữa các quốc gia dân tộc không ngừng mở rộng. Sự liên kết quốc tế giữa các quốc gia đã hình thành. Chính xuất phát từ đó, chữ “đại đoàn kết” mà Bác Hồ dùng ở đây còn có ý nghĩa mới: đoàn kết giữa dân tộc ta, cuộc kháng chiến của chúng ta với lương tri ở mọi quốc gia trên thế giới. Tư tưởng đoàn kết của Bác đã nhanh chóng trở thành động lực của các cuộc kháng chiến và cũng là động lực trong xây dựng đời sống mới, trong các quan hệ xã hội mới trên đất nước ta.
Tư tưởng đoàn kết của Người cũng đã tạo nên một luồng sinh khí mới trong đời sống văn hóa, nghệ thuật của dân tộc. Hàng loạt các tác phẩm thuộc các loại hình thơ, ca, văn xuôi, kịch, báo chí… của những văn nghệ sĩ tiêu biểu đã góp phần thắp sáng tư tưởng lớn của Bác. Hình ảnh cán bộ với nhân dân, quân đội với nhân dân được thể hiện một cách hấp dẫn như “cá với nước”. Một trong những thành công về phương diện này phải kể đến các tác phẩm như bài thơ “Bộ đội về làng” của Hoàng Trung Thông, bài hát“Tấm áo mẹ vá năm xưa” của Nguyễn Văn Tý... Những bài thơ, bài ca của thời kỳ lịch sử đó, cho đến nay vẫn in đậm trong trái tim, khối óc của hàng triệu triệu người Việt Nam. Những thiên phóng sự về cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của các nhà văn, nhà báo, học giả đến từ nước ngoài, đã minh chứng cho sự thắng lợi - thành công gắn liền với tư tưởng đại đoàn kết của Bác Hồ.
Ngày nay cùng với sự xuất hiện nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, bên cạnh nhiều thuận lợi giúp đất nước phát triển nhanh chóng, dân tộc ta cũng phải đương đầu với không ít thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Trong lịch sử cách mạng nước ta, có lẽ chưa có lúc nào chủ nghĩa cá nhân, đầu óc trục lợi lại xuất hiện khá phổ biến như hiện nay. Đáng chú ý, nhiều tính toán ích kỷ, xấu xa, sẵn sàng “bán rẻ linh hồn cho quỷ sứ” đã và đang xuất hiện trong một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trong đó có những cán bộ ở cấp cao, cấp chiến lược.
Khi một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống, thì sự suy thoái đó sẽ như những “vi rút độc” tìm cách thâm nhập, lan rộng vào những người thiếu “sức đề kháng”, bao gồm cả cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Nếu “vi rút” này không được ngăn chặn hữu hiệu, thì nguy cơ đầu tiên - nguy cơ của mọi nguy cơ - mà chúng ta phải nhận chính là sự suy giảm niềm tin - mất đoàn kết - thiếu thống nhất trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với Đảng.
*Hồ Chí Minh từng nhiều lần phê phán thái độ “làm quan cách mạng” của một số cán bộ Đảng và Nhà nước, phê phán tư tưởng bè phái trong một số thôn xã, phê phán việc phân biệt các sắc tộc - chủng tộc, phê phán hiện tượng một số cán bộ quân đội còn làm phiền hà nhân dân… Đó là những nguyên nhân làm ảnh hưởng, suy thoái tinh thần đoàn kết của nhân dân. |
Ngay từ 1969, khi hoàn thành bản Di chúc lịch sử, Bác Hồ đã yêu cầu tất cả cán bộ, đảng viên “phải giữ gìn sự đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Câu nói đó của Người chắc chắn có nguồn gốc từ một thực tế lúc bấy giờ, tuy rằng thực tế đó chưa trở thành một hiện tượng xã hội lớn. Nhưng, như trên đã nói, sự xuất hiện kinh tế thị trường và hậu quả từ mặt trái của nó, sẽ là “cái bẫy” của “xã hội tiêu dùng vật chất” khiến không ít người lao vào tiền bạc, tiện nghi, thậm chí trác táng trong lối sống. Đối với họ, các khái niệm “hy sinh”, “lý tưởng”, “đầy tớ của dân” đã trở nên xa lạ. Trước tình hình đó, từ sau Đổi mới, Đảng ta đã có rất nhiều nghị quyết nhằm xây dựng chỉnh đốn Đảng. Đích thân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trực tiếp chỉ đạo hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng… Các nghị quyết gần đây của Đảng đã khẳng định chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù không đội trời chung với đạo đức cách mạng. Đảng yêu cầu các tổ chức đảng, các cơ quan pháp luật phải nghiêm trị những cán bộ, đảng viên suy thoái, tự diễn biến… bất cứ họ là ai, ở cương vị nào, đương chức hay đã nghỉ hưu. Tinh thần và nội dung của các nghị quyết gần đây của Đảng trong công cuộc chống tham nhũng, suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang từng bước góp phần làm trong sạch Đảng, nâng cao đạo đức của người cán bộ. Từ đó, Đảng sẽ từng bước thực hiện bằng được lời dạy của Bác: phải giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
“Hỡi ai con cháu Rồng Tiên
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau”./.
Lập dàn ý
1, Mở bài
– Dẫn vào đề.
– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.
– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:
" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".
2, Thân bài
* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.
– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.
– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.
=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.
– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?
+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.
+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.
– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.
+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.
– + Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 50 – Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.
– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".
3, Kết bài
– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.
– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước… 0kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…
+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.
+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.
+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.
* Luận<MRVĐ>
– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.
– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững. Biểu hiện
+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ.
– Dẫn chứng: " Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi viết:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Ngày nay trong " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" Bác viết:
" Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc tất cả phải ra sức đánh Pháp".
Điều kiện-> Thành công.
+ Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 500kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…
+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.
+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.
+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.
* Luận<MRVĐ>
– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.
– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững.
– Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.
– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".
3, Kết bài
– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.
– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước…
1, Mở bài
– Dẫn vào đề.
– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.
– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:
" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".
2, Thân bài
* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.
– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.
– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.
=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.
– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?
+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.
+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.
– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.
+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.
– Biểu hiện
+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc M
refer
Suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, dân tộc ta phải đối mặt với hai nước thực dân, đế quốc sừng sỏ nhất thế giới với những vũ khí hiện đại nhất. Thế nhưng Việt Nam ta bằng lòng quyết tâm, ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết quân dân như một đã đánh tan tất cả bè lũ đó. Câu nói của Bác Hồ “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” như một sự chứng minh cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân.
Ngày 25/4/1961, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Người đã nói: “Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công”. Câu nói không chỉ là lời khích lệ toàn dân toàn quân kháng chiến mà còn thể hiện niềm tin của Bác vào sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược.
“Đoàn kết” là tất cả mọi người cùng chung sức, chung tay, góp thành một khối thống nhất hướng tới một mục tiêu chung. Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, là cội nguồn sức mạnh toàn dân, nó được hun đúc trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. “Thành công” tức là đạt được thành quả, mục tiêu mà mình đặt ra, mình mong muốn. “Đại đoàn kết” là sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người trong một cộng đồng, xã hội. Đại đoàn kết sẽ tạo nên đại thành công, một thành quả to lớn và vang dội. Câu nói của Bác: ” Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công” đã khẳng định mối quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Người cũng muốn khẳng định sức mạnh của tinh thần đoàn kết, đoàn kết càng chặt chẽ thì sức mạnh càng lớn, càng dễ dàng đi tới thắng lợi hơn.
Câu nói của Người là một đạo lý đúng đắn với mọi người, mọi thời đại. Mọi người cùng nhau chung sống trong xã hội, để gây dựng một cuộc sống tốt đẹp, văn minh thì chúng ta không thể hành động đơn độc một mình. Cuộc sống của chúng ta không phải là một con đường trải đầy hoa hồng mà là một chuỗi những khó khăn, thử thách và để vượt qua, bên cạnh việc phát huy sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, chúng ta cần phải đoàn kết một lòng, phải cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác thì mới có thể thành công được. Vậy nên tinh thần đoàn kết là không thể thiếu trong đời sống thường ngày, có đoàn kết thì mới có thể thành công.
Chân lý này cũng đã được minh chứng qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc ta. Khi đế quốc Mỹ và thực dân Pháp xâm lược đất nước ta, chúng mang tới Tổ quốc ta bom đạn, những vũ khí tối tân, hiện đại nhất. Trong khi đó, đất nước ta ở cùng thời điểm lại chỉ là một đất nước nghèo nàn, lạc hậu. Nếu so sánh về tương quan lực lượng thì hẳn chúng ta sẽ thua ngay chỉ trong một thời gian ngắn. Thế nhưng lịch sử đã chứng minh điều ngược lại. Dân tộc ta đã kiên cường đứng lên chống lại thực dân Pháp trong 9 năm và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, trấn động địa cầu. Và ngay tiếp theo đó là kháng chiến chống đế quốc Mỹ kéo dài 21 năm cũng kết thúc trong tiếng reo hò thắng lợi vào ngày 30.4.1975. Chúng ta đã giành được độc lập sau gần 80 năm thuộc địa và hơn 30 năm chiến đấu. Thử hỏi với một đất nước nhỏ bé như chúng ta, điều gì đã làm nên những chiến thắng kỳ tích đó nếu không phải là tinh thần đoàn kết toàn dân tộc?
Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta càng mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tháng đại dịch Covid 19. Đại dịch toàn cầu này diễn ra từ tháng 12. 2019, và thực sự bùng nổ ở Việt Nam vào tháng 4.2021. Cả đất nước ta lại một lần nữa chứng minh cho cả thế giới thấy được tinh thần đoàn kết của cả dân tộc khi hàng trăm đội ngũ cán bộ bác sĩ từ khắp mọi miền đất nước đổ về thành phố Hồ Chí Minh để giúp người dân ở đây chống dịch. Rồi những bữa cơm từ thiện có mặt khắp các tuyến đường, cứu giúp cho những người nghèo, người cơ nhỡ, không có thức ăn. Những cây “ATM gạo”, “ATM khẩu trang” được mở ra giúp đỡ mọi người cùng nhau vượt qua cơn khốn khó.
Không chỉ vậy, vào năm 2020, khi miền Trung của Việt Nam gặp cảnh bão lụt, hàng ngàn hộ dân phải sống trong cảnh nước ngập trắng xóa. Ngay tại thời điểm đó, hàng trăm tình nguyện viên, hàng trăm những đợt xe mang nhu yếu phẩm, quần áo, bánh chưng, nước uống, … tới với bà cơm. Và chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi, cả nước đã quyên góp được cả trăm tỷ đồng để chung tay giúp đỡ bà con miền Trung vượt qua cơn lũ lịch sử đó.
Có thể thấy, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta là một sức mạnh vô song, khiến cho mọi kẻ thù phải khiếp sợ, giúp chúng ta vượt qua hết thảy những khó khăn, đi tới thành công. Đúng như lời Hồ Chí Minh đã nói, đoàn kết là sức mạnh, nó sẽ quét sạch tất cả “lũ bán nước và cướp nước”, “quét sạch” những gian khổ, thử thách đưa chúng ta tới thắng lợi vang dội cuối cùng.
Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những con người không hề có tinh thần đoàn kết. Họ chỉ lăm le trục lợi cho bản thân minh, lăm le làm giàu trên nỗi đau của người khác, hay phá hoại một đất nước yên bình. Đó là những tên tay sai, những kẻ chống phá nhà nước như Phạm Đoan Trang hay Cù Huy Hà Vũ, … Họ không hề biết đến tinh thần đoàn kết mà luôn có những hành động, lời nói gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Những hành động đó cần được lên án mạnh mẽ.
Đoàn kết là một truyền thống quý báu của dân tộc. Là một người công dân của đất nước Việt Nam, chúng ta càng phải hiểu rõ rằng đoàn kết sẽ giúp gợi lên một sức mạnh to lớn, giúp cho dân tộc ta thêm phát triển vững mạnh. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì đoàn kết chính là cố gắng cùng bạn bè chăm chỉ học tập, không đua đòi, không gây gổ đánh nhau, … như lời Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng: “Đoàn kết, kỷ luật, sức mạnh tốt”. Những điều này sẽ giúp chúng ta đi tới thành công là một kết quả học tập tốt, xứng đáng với công sức của mình.
Vậy nên đoàn kết không chỉ đem lại cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn mà còn đem đến cho ta niềm vui, sự gắn kết với mọi người. Một người muốn thành công thì chắc chắn cần sự giúp đỡ và tinh thần đoàn kết. Tinh thần này cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong đời sống hôm nay để đất nước chúng ta ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
1. Tục ngữ về con người và xã hội
Biện pháp so sánh.
Lá lành đùm lá rách
Đoàn kết tương trợ là truyền thống quý báu của dân tộc ta và cần được giữ gìn và phát huy. Truyền thống ấy được lưu truyền từ đời này qua đời khác, trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc. Nhất là khi đấu tranh chống giặc ngoại xâm thì tinh thần đoàn kết lại được dâng cao hơn bao giờ hết để có thể giành được độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước. Như Bác Hồ từng nói: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
Đoàn kết là sự gắn bó, chúng tay để cùng làm một việc gì đó. Nó có thể là sự góp sức của một nhóm người, hay cả một lớp người với số lượng đông đảo vì một mục đích chung nào đó. Mà thành công chính là việc đạt được mục đích mà nhóm người đó hướng tới. Câu nói của Bác đã đưa ra một câu có quan hệ nhân quả giữa đoàn kết và thành công. Bác muốn răn dạy chúng ta rằng có đoàn kết thì mới thành công và khối đoàn kết càng chặt chẽ, càng lớn mạnh thì sẽ gặt hái được càng nhiều thành công. Qua đó có thẻ thấy đoàn kết là yếu tố quan trọng để đưa tới thành công.
Câu nói của Bác là một đạo lý rất đúng đắn, gắn với mọi thời đại. Cuộc đời mỗi người không thể nào mãi là một cá thể đơn lẻ, con đường mỗi người chúng ta bước đi không phải là con đường toàn hoa và trải thảm đỏ. Vì thế trong cuộc sống chúng ta gặp không ít những khó khăn, trắc trở mà một mình sẽ không thể thành công được. Con người là cá thể nhỏ bé trước thiên nhiên và xã hội. Có rất nhiều việc chúng ta không thể nào tự hoàn thành mà cần phải có sự chung tay, giúp sức từ người khác. Chính vì thế ta mới nói rằng không ai mãi là một cá thể hoạt động đơn lẻ được.
Câu nói này đã được minh chứng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đứng trước kẻ thù có sức mạnh lớn hơn ta gấp nhiều lần cả về tài lực và vật lực, hai quốc gia có trang bị vũ khí tân tiến hàng đầu thế giới. Nếu so sánh như vậy thì quân và dân ta sẽ không có phần thắng trong tay. Nhưng trước lời kêu gọi toàn dân kháng chiến cả Bác cùng với lòng yêu nước, quyết tâm đánh giặc ngoại xâm thì quân và dân ta đã anh dũng đứng lên tạo nên những chiến thắng vang rộn năm châu và giành lại nền độc lập, thống nhất đất nước. Trong cuộc chiến ấy đoàn kết đóng vai trò rất to lớn cho chiến thắng của dân tộc. Thử hỏi rằng nếu có đường lối đúng đắn nhưng lòng dân không vững vàng, thiếu sự đoàn kết thì có tạo nên sức mạnh phi thường ấy không? Khi thời chiến sức mạnh tinh thần đoàn kết được đề cao và trong thời bình cũng vậy. Chiến tranh qua đi nhưng nó để lại trên từng mảnh đất của quê hương những tàn tích, những đau thương mất mát. Khi ấy tinh thần đoàn kết không những không đi xuống mà còn nâng lên một tầm mới. Đó là đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau để khắc phục hậu quả của chiến tranh, để xoa dịu những nỗi đau và gầy dựng đất nước.
Trong cuộc sống thường ngày đoàn kết còn được biểu hiện qua sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Hằng năm dưới ảnh hưởng của thời tiết ngày một khắc nghiệt khiến đồng bào ta phải chịu rất nhiều những khó khăn, mất mát. Những mùa mưa bão, lũ quét khiến nhân dân bị mất trắng cả nhà cửa, gia súc và hoa màu. Khi ấy những người con của mọi miền Tổ quốc hay ở phương xa đều hướng về đồng bào gặp khó khăn hoạn nạn để có những hành động giúp đỡ họ vượt qua khó khăn. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều kẻ mưu mô, trục lợi, không có tinh thần đoàn kết. Họ luôn có hành động cử chỉ, lời nói nhằm chia rẽ, kích động để phá vỡ khối đoàn kết. Đó là những người cần phải lên án.
Có thể thấy đoàn kết giúp mọi người gần nhau hơn tạo nên sức mạnh để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Đoàn kết còn đem lại cho chúng ta niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống mỗi khi chúng ta cùng với người khác cố gắng thực hiện một điều gì đó và đạt được thành tựu tốt, hay mỗi khi ta làm một việc thiện để giúp đỡ đồng bào. Vì thế mỗi chúng ta cần tiếp nối, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc để có thể đạt được những thành tựu trong cuộc sống, được mọi người yêu mến.
Lập dàn ý về Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, Thành công thành công đại thành công
Suy nghĩ của em về lời dạy của bác hồ
" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".
Lập dàn ý
1, Mở bài
– Dẫn vào đề.
– Nêu vấn đề nghị luận, trích dẫn câu thơ.
– Lịch sử nước ta là lịch sử dụng nước và giữ nước. Trải qua 4000 năm lịch sử nhiều thiên tai và địch họa nhân dân ta phải có sự đoàn kết. Và sự đoàn kết sẽ tạo nên thành công. Từ xa xưa ông cha ta đã ý thức được điều đó. Và Bác Hồ người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã từng nói:
" Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết
Thành công thành công đại thành công".
2, Thân bài
* Giải thích: Trong câu nói bác có sử dụng điệp ngữ, liệt kê, tăng cấp để nhấn mạnh ý, giữa hai vế có quan hệ nhân quả: Đoàn kết sẽ thành công. Đoàn kết càng lớn mạnh thì gặt hái càng được nhiều thành công.
– Đoàn kết: Tập hợp đông đảo nhiều lực lượng thành một khối lớn mạnh vì một mục đích chung.
– Thành công: Đạt được mục đích mà ta hướng tới.
=> Đoàn kết là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
* Bình: Đó là một tư tưởng đúng đắn, chân lí của mọi thời đại.
– Tại sao đoàn kết dẫn đến thành công?
+ Cuộc sống không trải thảm đỏ để ta bước đi, khó khăn, thử thách luôn chờ đợi ta ở phía trước đòi hỏi con người phải tập hợp lực lượng để đối đầu mọi sự vượt qua.
+ Nếu một người, một cá nhân, lực lượng sẽ rất mỏng manh nhỏ bé yếu ớt dễ bị bẻ gãy nhưng đoàn kết lại thành khối vững chắc con người có thể đẩy lùi khoảng cách đi đến thành công.
– Cơ sở hình thành tinh thần đoàn kết.
+ Xuất phát từ tình yêu thương, từ ý thức của con người thấy được cái hạn chế của cá nhân thấy được sức mạnh của tập thể đó là cơ sở -> Thành công.
– Biểu hiện
+ Trong chiến đấu: Dân tộc ta đoàn kết chống lại những kẻ thù sừng sỏi: Phong kiến phương bắc, thực dân Pháp, Đế quốc Mĩ.
– Dẫn chứng: " Bình Ngô Đại Cáo" Nguyễn Trãi viết:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
Ngày nay trong " lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" Bác viết:
" Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có súng có gươm thì dùng quốc thuổng, gậy gộc tất cả phải ra sức đánh Pháp".
Điều kiện-> Thành công.
+ Trong lao động: Chúng ta đoàn kết xây dựng đất nước như đào sông, quai đê lấn biển xây dựng hệ thống đường điện 500kv Bắc – Nam. Xây dựng nhiều công trình thủy điện, đường cao tốc…
+ Trong cuộc sống hàng ngày: Đoàn kết chính là biểu hiện của tinh thần tương thân tương ái " Lá lành đùm lá rách"… giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, thiên tai,… Phát huy cao độ nét đẹp truyền thống dân tộc.
+ Trong học tập: Giúp đỡ nhau như giảng bài cho những bạn học yếu tấm gương cõng bạn đi học, giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó.
– Vai trò: Đoàn kết là chất keo gắn kết con người trong xã hội tạo nên sức mạnh vượt mọi dào cản đi đến thành công tạo sự gắn bó bền vững giữa người với người đem lại niềm vui, hạnh phúc cho đối tượng mà nó hướng đến.
+ Đất nước: Đoàn kết tạo nên vị thế của đất nước dân tộc được thế giới tin cậy.
* Luận<MRVĐ>
– Phê phán: Những kẻ thiếu tinh thần đoàn kết luôn luôn có thái độ chia rẽ, phá vỡ khối đoàn kết đó là những kẻ kéo bè, kéo cánh trong tập thể gây mâu thuẫn. Đối với đất nước đó là bọn: Phản động, Việt gian, nói xấu chế độ.
– Xong chúng ta cũng cần hiểu đoàn kết không phải là bao che, triệt tiêu, đấu tranh mà ngược lại phải tích cực đấu tranh với những sai trái để củng cố sức mạnh khối đoàn kết tạo sự bền vững.
– Giải pháp: Bản thân mỗi chúng ta phải có ý thức xây dựng khối đoàn kết từ gia đình đến hàng xóm, cơ quan đoàn thể, rộng hơn là quan hệ đất nước, cộng đồng quốc tế vì một tương lai tốt đẹp, bền vững.
– Ông cha ta có nhiều câu tương tự: " Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao".
3, Kết bài
– Tóm lại lời dạy của Bác mãi mãi là lời khuyên chân thành, bổ ích đúng đắn.
– Là học sinh: Cần phải đoàn kết xây dựng đất nước…
@Như Ý
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.
Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.
Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.
Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.
Lời dậy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về 1 đảng lãnh đạo to lớn.