Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Cơ cấu dân số già:
- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.
- Khó khăn:
+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.
+ Nguy cơ suy giảm dân số.
* Cơ cấu dân số trẻ:
- Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.
+ Ngoài ra dân số trẻ còn là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- Khó khăn:
+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.
+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ.ư
Cậu lọc và điềng vào nhé lai cho cá vàng đi ạ
Câu 1: Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở châu Âu như thế nào?
A. Thấp B. Rất thấp C. Cao D. Trung bình
Câu 2: Châu Âu có cơ cấu dân số như thế nào?
A. Trẻ B. Già C. Trung bình D. Rất trẻ
Câu 3: Dãy núi nào có độ cao và đồ sộ nhất ở châu Âu:
A. Dãy An-pơ B. Dãy Cát-pát C. Dãy Ban-căng D. Dãy A-pen-nin
tham khảo
Dân số tăng quá nhanh gây sức ép tới các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường:
* Với kinh tế:
- Kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế do tỉ lệ phụ thuộc cao.
- Sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
* Với xã hội:
- Khó khăn trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống: Thu nhập, bình quân lương thực và thực phẩm theo đầu người thấp, gia tăng tỉ lệ đói nghèo, mù chữ,...
- Xã hội phân hóa giàu nghèo.
- Tệ nạn xã hội gia tăng, mất trật tự an ninh.
* Với tài nguyên, môi trường:
- Ô nhiễm môi trường:
+ Nguồn nước: do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các nhà máy…
+ Không khí: do khí thải từ xe cộ, các nhà máy…
+ Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng còi xe, tiếng máy móc từ các công trường, nhà máy…
+ Đất: sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải từ các khu công nghiệp…
⟶ Môi trường sống bị hủy hoại dần.
- Không gian cư trú chật hẹp.
a) - Đô thị hoá ở châu Âu:
- Tỉ lệ dân đô thị 75%, hơn 50 đô thị trên 1 triệu dân.
- Các đô thị nối với nhau tạo thành dải đô thị xuyên biên giới.
- Sự phát triển đô thị gắn liền với đô thị hóa nông thôn.
- Lối sống đô thị đã trở thành phổ biến trong dân cư.
- Sự gia tăng dân số:
- Dân số gia tăng chậm
- Đôi khi các nước còn có tỉ lệ sinh âm
- Dân số châu Âu là dân số già
- Tháp tuổi giữa phình đáy thóp (dạng tháp giảm sút)
- Nguy cơ già hoá dân số rất cao
b) Châu Âu chịu hậu quả nặng nề về dịch Covid-19 vì:
- Chủ quan, lơ là trước dịch bệnh
- Không đeo khẩu trang lúc dịch tràn vào (đương nhiên, điều đó cũng dễ hiểu, vì khẩu trang của ông cha ta là người châu Á sáng tác ra /ban đầu nó chỉ là 1 mảnh vải buộc quang miệng/ để tránh bụi từ xa xưa, nhưng trong dịch này, vai trò của nó to lớn thế!, châu Âu sạch sẽ không như người châu Á sống bẩn, mất vệ sinh thời bấy giờ)
- Thiếu kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh
- Lúc đầu, họ không biết Covid là gì vì đó là căn bệnh lạ.
dân số tăg thì lượng thực phẩm cx cần nhiều hơn
-> cx cần lượng thủy sản nhìu hơn dẫn đến việc đánh bắt bừa bãi, làm ô nhiễm môi trường nc,.....
- Việc gia tăng dân số kéo theo sự sử dụng nhiều lương thực hơn, các cư dân ở vùng ven biển tăng lên và chọn nghề đánh cá làm nghề chính thủy, nước biển còn bị ô nhiễm do rác thải, chất hóa học đổ ra biển sẽ gây cho thủy sản suy giảm mạnh và một số loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
- Hoa Kì dẫn đầu về GDP: Với 20893,7 tỉ USD, Hoa Kì là quốc gia có GDP lớn nhất trong số các quốc gia/khu vực được liệt kê ở bảng trên. Điều này thể hiện sức mạnh kinh tế và tầm ảnh hưởng của Hoa Kì trên thế giới.
- EU và Trung Quốc có mức GDP gần như tương đương. Với EU là 15292,1 tỉ USD và Trung Quốc là 14722,7 tỉ USD. Tuy nhiên, EU không phải là một quốc gia mà là một liên minh gồm nhiều nước.
- Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất châu Á, có GDP là 5057,8 tỉ USD, thấp hơn nhiều so với Hoa Kì, TQ, EU .
- Tổng GDP của thế giới là 84705,4 tỉ USD. Nếu so sánh tổng GDP của bốn quốc gia/khu vực trên với GDP toàn cầu, ta có thể thấy rằng chỉ bốn quốc gia/khu vực này đã chiếm gần 2/3 GDP toàn cầu.
- Cơ cấu GDP thể hiện sự chênh lệch rõ ràng giữa các quốc gia và khu vực lớn. Trong khi Hoa Kì, EU và Trung Quốc có GDP rất cao thì Nhật Bản dù là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới lại có mức GDP chỉ bằng khoảng 1/4 so với Hoa Kì.