Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Vẽ biểu đồ:
Biểu đồ cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam, năm 2019 (%)* Nhận xét:
Cơ cấu GDP phân theo ngành của Việt Nam năm 2019:
- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP (64,2%).
- Tiếp đến là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3%; ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (15,5%).
=> Nguyên nhân: Do nước ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng phát triển ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ.
Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước nên đã tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có khu vực I chiếm tỉ trọng rất nhỏ và khu vực II, III chiếm tỉ trọng rất lớn; còn các nước đang phát triển thì ngược lại.
⇒ Nhận xét:
Qua biểu đồ, ta thấy mật độ dân số của các châu lục đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 1950 – 2020. Cụ thể:
- Châu Á là châu lục có mật độ dân số cao nhất và tăng nhiều nhất: mật độ dân số năm 2020 là 150 người/km2, tăng 105 người/km2 so với năm 1950.
- Châu Phi có mật độ dân số cao thứ 2 (45 người/km2 – 2020), tăng 37 người so với năm 1990.
- Tiếp đến là châu Âu với mật độ dân số 34 người/km2 – 2020, tăng 9 người/km2 so với năm 1990.
- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất và tăng ít nhất: mật độ dân số năm 2020 là 5 người/km2, chỉ tăng 3 người/km2 so với năm 1950.
⇒ Giải thích:
- Mật độ dân số châu Á tăng nhiều nhất do quy mô dân số lớn, mỗi năm dân số đều tăng lên đáng kể.
- Châu Phi do điều kiện kinh tế đã được cải thiện, tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm => dân số tăng lên.
- Châu Âu là châu lục có nền kinh tế phát triển, thu hút được nhiều lao động từ các châu lục khác trên thế giới.
- Châu Đại Dương do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên có ít dân cư sinh sống.
* Xử lí số liệu:
Bảng cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Vẽ biểu đồ
Biểu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển, năm 2020 (%)
* Nhận xét và giải thích
=> Nhận xét:
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển và đang phát triển năm 2020 có sự khác nhau:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 15 – 64 tuổi ở cả 2 nhóm nước tương đối gần như nhau: ở nhóm nước phát triển là 64,3% và nhóm nước đang phát triển là 65,4%, chỉ chênh nhau 1,1%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển, cao hơn 10,8%.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển, thấp hơn 11,9%.
=> Giải thích:
- Tỉ trọng nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi ở nhóm nước đang phát triển cao hơn nhóm nước phát triển do nhóm nước đang phát triển có tỉ suất sinh cao.
- Tỉ trọng nhóm tuổi trên 65 tuổi ở nhóm nước đang phát triển thấp hơn nhóm nước đang phát triển do nhóm nước phát triển có nền kinh tế phát triển, chế độ chăm sóc người cao tuổi tốt, tuổi thọ trung bình cao.