Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Chủ động chia sẻ khó khăn và thuận lợi trong học tập định hướng nghề nghiệp của mình (đặc biệt khi có sự chuyển hướng lựa chọn nghề nghiệp).
- Nói rõ những gì mình mong muốn, đặt những câu hỏi mình muốn tìm câu trả lời.
- Lắng nghe, phân tích và sàng lọc thông tin của người tham vấn.
- Lựa chọn những gì mình thấy phù hợp nhất với bản thân.
- Tiếp tục xin ý kiến về những gì mình vừa lựa chọn (các môn học, định hướng nghề, định hướng trường, phương thức tuyển sinh,...)
Học sinh tự thực hiện.
Gợi ý: Những vấn đề bản thân gặp khó khăn trong việc chọn nghề, định hướng học tập:
- Lựa chọn trường đại học phù hợp với năng lực và khả năng tài chính của gia đình.
- Lựa chọn khu vực học.
- Phân vân giữa việc học khối tự nhiên hay khối xã hội.
- ….
Vấn đề khó khăn là chưa biết mình có thế mạnh nào, thích quá nhiều thứ, học các môn với lực học đều.
1 số câu hỏi: Việc học đều như thế mình nên chọn ngành theo tiêu chí nào? Mình chưa biết mình có khả năng hay năng khiếu gì đặc biệt, khác người vậy phải làm sao chọn nghề? Nghề A/ Ngành B/ Công việc D đó có thị trường việc làm và mức lương tốt chứ?
Thuận lợi | Khó khăn |
- Các bạn và thầy cô rất cởi mở khiến em đỡ ngại ngùng và giao tiếp tốt hơn. - Em đã biết được sở thích, năng khiếu của mình và mong muốn được phát huy trong lớp, trường. - Em đã quen với cách học mới ở trường, biết sắp xếp thời gian hợp lí giữa học và chơi. - Thầy cô thân thiện, tận tình chỉ dạy cho em khi em không hiểu bài. | - Trong lớp vẫn còn một số bạn khép mình chưa muốn chơi với em. - Một số kiến thức thầy cô giảng hơi nhanh, em chưa tiếp thu kịp. |
- Đưa ra những vấn đề khó khăn:
+ Băn khoăn giữa các nghề khác nhau.
+ Chưa xác định được năng lực.
+ Không tìm thấy nhu cầu của thị trường lao động.
+ Hoàn cảnh gia đình…
+ Em sẽ nản trong môi trường đó chứ?
Có rất nhiều những vấn đề xung quanh việc chọn nghề mà học sinh gặp phải. Học sinh tập hợp những khó khăn và xin tham vấn.
Những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Một bộ phận thanh niên và người trung tuổi không chịu hợp tác thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường, vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi.
+ Khó khăn về kinh tế khi không đủ nguồn vốn để các nhà máy, xí nghiệp nhỏ trang bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
+ Những việc đã thực hiện tốt:
Luôn kiên trì học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ anh chị, thầy cô đi trước.Kết nối, giao lưu, trao đổi với thầy cô giáo, anh chị khóa trướcTự trải nghiệm và khám phá về các kiến thức thực tế liên quan đến nghề+ Những khó khăn gặp phải:
Có quá nhiều tài liệu, sách báo, bài viết… khiến em khó lựa chọn để họcThời gian làm việc nhiều, khó khăn trong việc sắp xếp thời gian cho bản thân, gia đình…+ Cách khắc phục khó khăn:
Chọn lọc sách, tài liệu một cách kỹ càng, chắt lọc thông tin thực sự phù hợp với bản thânLập kế hoạch, thời gian biểu để cân bằng giữa việc học và thời gian dành cho bản thân, gia đình.
Mỗi người có một con đường riêng, một cuộc sống riêng. Không nghề nào giống nghề nào cả, người thì làm việc với máy móc, người làm việc với công trường, súng đạn...Nhưng có những người suốt cuộc đời làm việc với viên phấn trắng.
Viên phấn trắng hướng cuộc đời đi thẳng, mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim. “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, là nghề sáng tạo nhất trong những nghề sáng tạo”. Cômenxki cũng từng phát biểu: “Dưới ánh mặt trời không có nghề nào ưu việt bằng nghề dạy học”. Điều đó đã phần nào nói lên vai trò vô cùng quan trọng của nghề dạy học trong xã hội xưa và nay. Và các thầy cô – những người lái đò qua sông gánh trên vai trách nhiệm nặng nề mà xã hội giao phó. Thầy cô thay cha mẹ chúng ta truyền đạt những tri thức, những kinh nghiệm sống để mai sau chúng ta sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
Với trọng trách cao cả đó, người thầy đã và đang phấn đấu không ngừng cả hai mặt: Đức và tài, đạo đức cao đẹp, cái tâm trong sáng là cái gốc của mỗi người, nhất là đối với người thầy. Bác hồ dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.
Khi bàn về phẩm chất của người thầy, Bác luôn căn dặn: “Thật thà yêu nghề mình”, giữ gìn phẩm chất đạo đức, uy tín của nhà giáo, có tinh thần trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần hợp tác. Trước hết là phải thương yêu tôn trọng và đối xử công bằng đối với học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh, phải yêu thương những em con gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng, những em bị khuyết tật và những em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Tình yêu đó phải tạo thành sức mạnh tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đạo đức người thầy, rèn luyện sức khỏe. Không thể có người thầy tốt mà luôn nghĩ đến dạy thêm, đến thương mại hóa… gây bất lợi cho học sinh mà phải dạy đúng dạy đủ nội dung kiến thức, không xuyên tạc nội dung giáo dục trái với quan điểm của Đảng và Nhà nước.
Người thầy giáo phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư để trở thành một nhà giáo cộng sản chân chính. Có như vậy mới đào tạo được thế hệ trẻ “vừa hồng, vừa chuyên”.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự giao lưu giữa các dân tộc trở nên dễ dàng hơn, những thói hư, tật xấu của thế giới cũng lan tràn mạnh mẽ. Rồi đồng tiền – một trong những yếu tố làm nhạt chân lý, nó đã làm cho tình thầy trò không được như xưa nữa. Bên cạnh phần lớn những nhà giáo tâm huyết với nghề, vẫn còn một bộ phận không nhỏ giáo viên đã vì lợi ích trước mắt, vì những toan tính cá nhân gây không ít sự lo lắng bất bình trong xã hội, ảnh hưởng lớn đến uy tín, đạo đức người thầy, đó là chuyện học giả bằng thật, dạy thêm để làm giàu không chính đáng. Trong năm học 2006 – 2007 nổi lên một số vụ việc Giáo viên có những hành vi vi phạm đạo đức gây xôn xao dư luận như: Bắt học sinh tát bạn, bắt học sinh quỳ gối trên bục giảng suốt cả buổi học…
Như vậy đạo đức Nhà giáo phải hội đủ đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp cộng với cái tâm trong sáng của người thầy. Điển hình về phẩm chất đạo đức cao đẹp đó là Nhà giáo Chu Văn An, Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm… Những người đã đào tạo lớp lớp học trò thành danh có tài năng trí lực xây dựng đất nước. Đó là những hình mẫu về đạo đức Nhà giáo lưu truyền cho muôn thế hệ noi theo và được xã hội tôn vinh quý trọng.
Trong bối cảnh chung của cả nước đang tiến hành “cải cách giáo dục”, mỗi thầy cô, ngoài nhiệm vụ không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phải thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức để góp phần vào công cuộc chấn hưng nền giáo dục nước nhà, đưa Việt Nam vững vàng trên các bước đường hội nhập vào khu vực và quốc tế. Hàng năm, khi đến Ngày Nhà Giáo Việt Nam, chúng ta vẫn thường nhắc đến những tấm gương của nhiều nhà giáo đã thầm lặng hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người. Chúng em, những sinh viên của thế hệ trẻ hôm nay cũng sẽ cố gắng rèn luyện mình thật tốt để đưa non sông Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc năm châu. trên đây là chia sẻ của em, mong rằng khi đọc bài này, mỗi thầy cô cũng sẽ có những suy nghĩ riêng về vấn đề “Đạo đức nhà giáo”, để chọn cho mình một cách sống ý nghĩa nhất, để giữ mãi tâm hồn trong sáng tươi thắm như màu mực đỏ thắm tươi đặc trưng của nghề giáo, xứng đáng với danh xưng cao quí “kỹ sư tâm hồn” đã được người đời dành tặng.
+ Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân...Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ quản lý ở phạm vi từng đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế.
+ Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
Nghề quan tâm: Giáo viên
Yêu cầu:
+ Kĩ năng chuyên môn của nghề
+ Khả năng giao tiếp tốt
+ Tự tin các kĩ năng
Phẩm chất:
+ Có tâm với nghề
+ Tranh thủ học hỏi kiến thức mới lạ
+ ...
Nội dung cần rèn luyện:
+ Tính cẩn thận
+ Sự tiếp thu thông tin
+...
Những khó khăn:
+ Không xác định nghề mình muốn lựa chọn
+ Định hướng không phù hợp hoàn cảnh.
+ Nghề nghiệp lựa chọn không phải điểm mạnh của bản thân.
Khi xác định được những khó khăn mà mình gặp phải, em đã tự xem xét, đánh giá năng lực của bản thân, đồng thời tìm những nghề nghiệp mà mình thực sự yêu thích và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, nghe tư vấn từ mọi người xung quanh về việc định hướng nghề nghiệp.