Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* HS tự tìm đọc một số truyện ngắn của Nam Cao và Kim Lân.
* Những nét nổi bật trong cách kể chuyện của từng tác giả:
a. Nhà văn Nam Cao:
- Đề tài, chủ đề: Nam Cao thường hướng ngòi bút của mình vào miêu tả những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh cuộc sống hàng ngày, từ đó đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, những triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống, nghệ thuật.
- Cốt truyện, kết cấu: Trong nhiều tác phẩm của ông cốt truyện được hư cấu rất đơn giản, dường như không cần đến sự tổ chức, sắp xếp. Có nhiều truyện của Nam Cao không có cốt truyện.
- Nghệ thuật miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật: Hướng ngòi bút vào thế giới bên trong của con người, miêu tả tâm lý trong chiều sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật.
- Ngôn ngữ, giọng điệu:
+ Ngôn ngữ trong sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã mà còn có khả năng hóa thân, nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật. Có sự hòa quyện giữa ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật, có sự chuyển hóa, trao đổi từ ngôn ngữ người kể chuyện sang ngôn ngữ nhân vật.
+ Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong.
b. Nhà văn Kim Lân:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Nhân vật: Kim Lân khắc họa được hình tượng sinh động. Bà cụ Tứ, Tràng tiêu biểu cho những người lao động cơ cực, nhưng vẫn nguyên vẹn tấm lòng nhân hậu, trong sáng.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo: Kim Lân thường đưa nhân vật vào những tình huống éo le, độc đáo để làm nổi bật tính cách, suy nghĩ, vẻ đẹp nội tâm của nhân vật.
- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên: mộc mạc, giản dị. Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, nhưng có sự chắt lọc kĩ lưỡng, có sức gợi đáng kể: bước “ngật ngưỡng”, đường “khẳng khiu, nhấp nhỉnh”, vẻ mặt “phớn phở”, dãy phố “úp súp, dật dờ “… Cách viết như thế tạo nên một phong vị và sức lôi cuốn riêng.
- Nghệ thuật trần thuật tự nhiên, hấp dẫn. Trần thuật thông qua đối thoại giữa các nhân vật cũng là một nét đặc sắc của Kim Lân.
Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."
- Bà rất yêu gia đình của mình:
- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.
+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.
+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang.
Tham khảo!
Phẩm chất, tính cách của nhân vật "bà mẹ" sống trên tầng hai:
- Đôi khi bà sẽ nhớ về quá khứ: "Nhiều lúc, vào giữa đêm khuya, bà ngủ mê - vừa khóc vừa nói."
- Bà rất yêu gia đình của mình:
- Bà là một người mẹ chồng tâm lí, rất thương con dâu. Điều đó thể hiện qua chi tiết bà lo lắng, dỗ dành con dâu đang mang thai khi con khóc vì không biết chồng đi đâu mà tối muộn chưa về. Một chi tiết khác là lúc con dâu ngủ cạnh, bà hỏi han cô có đói, có mỏi người không, bà kéo chăn đắp chăn cho cô con dâu.
+ Bà rất yêu con, cháu mình. Điều đó được thể hiện qua chi tiết bà chăm cháu. Bà cười nói vui vẻ khi ngắm nhìn cháu của mình.
+ Bà sống hòa đồng. Điều đó thể hiện qua chi tiết khi bà mời Phan lên trên nhà khi phát hiện cô đang rụt rè đứng ở cầu thang.
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao trong truyện ngắn này mới mẻ, sâu sắc:
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi họ bị xã hội tàn ác cướp mất bộ mặt, linh hồn người
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, bản chất thiện lương của con người
Tư tưởng nhân đạo của Nam Cao có những nét mới và sâu sắc riêng.
Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo
+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi
+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại
- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời
+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người
+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”
⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc