Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
1.Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa phục hưng
- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.
- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.
Tham khảo
Nguyên nhân:
- Sự phản đối và phản kháng với những thực hành và quy định truyền thống của tôn giáo hiện tại.
- Sự phản ứng với sự tham nhũng, bất công, và sự lạm dụng quyền lực trong các tổ chức tôn giáo.
Nội dung:
- Tìm kiếm sự cải cách và đổi mới trong các quy tắc, giáo lý, và thực hành tôn giáo.
- Khuyến khích sự tự do tư tưởng, sự đa dạng tôn giáo, và sự công bằng trong xã hội.
- Đề cao vai trò của cá nhân và quyền tự do cá nhân trong việc tìm kiếm và thể hiện tôn giáo.
Tác động:
- Gây ra sự chia rẽ và tranh cãi trong cộng đồng tôn giáo.
- Tạo ra sự thay đổi và đổi mới trong các quy tắc và thực hành tôn giáo.
- Góp phần vào sự phát triển của các phong trào tôn giáo mới và sự đa dạng tôn giáo.
1. Vì giai cấp tư sản là giai cấp có nhiều tiền bạc, của cải, tư liệu sản xuất, nhân công... Nhưng họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu không có sự tối tân, hiện đại của máy móc.
2.Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy Kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần. Vì thế, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ. Họ đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức Giáo hội đó.
Những tư tưởng cải cách của Lu-thơ nhanh chóng lan rộng sang Thuỵ Sĩ, Pháp, Anh v.v... Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo. Như vậy, đạo Ki-tô đã bị phân chia thành hai giáo phái: Cựu giáo là Ki-tô giáo cũ và Tân giáo là tôn giáo cải cách. Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn, xung đột nhau.
Người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo là M. Lu-thơ (1483 - 1546), một tu sĩ ở Đức. Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thuỷ. Tại Thuỵ Sĩ, một giáo phái cải cách khác ra đời, gọi là đạo Tin Lành, do Can-vanh sáng lập, được đông đảo nhân dân tin theo.
4.
Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác động trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.
- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.
Lời giải:
Bản chất của phong trào văn hoá Phục hưng và cải cách tôn giáo là cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng do giai cấp tư sản tiến hành để chống lại chế độ phong kiến suy tàn (trước hết là các giáo lý của giáo hội Kitô)
Đáp án cần chọn là: D
Những nguyên nhân có thể xem là chính dẫn đến sự xuất hiện của phong trào văn hóa Phục Hưng:
- Trong thời hậu kỳ trung đại, bộ mặt kinh tế Tây Âu có nhiều thay đổi, quan hệ sản xuất Tư bản chủ nghĩa hình thành cùng với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
Câu 1a- Những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến, hệ tư tưởng khắt khe của Giáo hội Thiên chúa đã kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.
- Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế, song chưa có địa vị về mặt xã hội tương ứng và muốn xoá bỏ chướng ngại phong kiến.
- Trong khi đó phong trào cải cách tôn giáo, cuộc đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi cũng là hậu thuẫn cho giai cấp tư sản chống lại phong kiến.
Câu 1b
+Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội.
+Đề cao giá trị con người.
+Đòi tự do cá nhân
Câu 2:
Phong trào Cải cách tôn giáo dã có tác độna trực tiếp đến xã hội châu Âu thời bấy giờ :
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.
- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.
- Nguyên nhân dẫn tới phong trào văn hoá Phục hưng là:
+ Do giai cấp tư sản trong lòng xã hội phong kiến và ngày càng phát triển, họ có thế lực về kinh tế nhưng không có quyền lực về chính trị vì vậy họ phải đấu tranh chống lại chế độ phong kiến để dành địa vị trong xã hội.
+ Cuộc đấu tranh đó được mở đầu bằng cuộc đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá
- Nội dung của phong trào văn hoá Phục hưng là:
+ Phê phán xã hội phong kiến và giáo hội
+ Đề cao giá trị con người
+ Coi trọng khoa học - kĩ thuật
- Nguyên nhân của phong trào cải cách tôn giáo:
+ Giai cấp phong kiến châu Âu dựa vào giáo hội để thống trị nhân dân vì vậy giáo hội trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản tăng lên -> giai cấp tư sản đứng lên đồi và cải cách tôn giáo
- Nội dung của phong trào cải cách tôn giáo:
+ Phong trào cải cách tôn giáo nằm trong các cuộc tấn công đầu tiên, công khai và trực diện của giai cấp tư sản đang lên chống lại chế độ phong kiến mà cụ thể là nhằm vào cơ sở tồn tại của nó trên các lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo.
+ Phong trào cải cách tôn giáo phán ánh tính chất tư sản rõ nét, điều này được phản ánh qua nội dung của các cuộc đấu tranh, nó không nhằm đến việc xoá bỏ tôn giáo mà lên án việc chế độ phong kiến sử dụng tôn giáo như một công cụ để áp bức và khống chế quần chúng, nô dịch tri thức và khoa học. Từ đó, giai cấp tư sản đề ra một tôn giáo rẻ tiền, ít tốn kém, phù hợp với lợi ích và ý chí của giai cấp tư sản, cổ vũ và thúc đẩy làm giàu...
văn hóa phục hưng là một phong trào tư tưởng giáo hội kito, tấn công vào trật tự phong kiến lỗi thời
Tác động phong trào cải cách tôn giáo : Hai giáo phái này luôn mâu thuẫn ,xung đột với nhau ,làm bùng lên cuộc chiến tranh "nông dân Đức".
Vì phong trào văn hoá Phục Hưng có những bộ óc vĩ đại như : Côpecnic, Leonardo da Vince, Xếch -xpia ,Decactor,... Cũng như Newton đã từng nói : Tôi chẳng tài giỏi gì cả , chỉ là tôi đang đứng trên vai người khổng lồ . Điều đó "người khổng lồ là muốn ám chỉ đến các nhà khoa học đi trước ông , và cho ông cái nhìn bao quát hơn.
Em sẽ hưởng ứng phong trào Văn hoá Phục Hưng .Vì PTVHPH : Khôi phục lại tinh hoa văn hoá xán lạn của Hi Lạp ,Rô-ma ,thời kỳ này sản sinh ra những bộ óc thiên tài ,...
Một số tác phẩm nổi tiếng thời kỳ này : Rômio vs Giuliet ( đại thi hào Xếch - Xpia ) ; Donkihote ( nhà văn Xecvantec ) ; Bức họa nàng Monalisa ( họa sĩ, kĩ sư Leonardo da Vince ) ;...
1.
-Tìm ra những vùng đất mới, những con đường mới, những tộc người mới
- Đem lại những món lợi khổng lồ cho quý tộc và thương nhân Châu Âu
2.
Ý nghĩa pt văn hóa Phục Hưng:
- Phát động quần chúng đấu tranh chống lại phong kiến
- Cuộc cải cách tiến bộ mở đường cho phát triển văn hóa Châu Âu và nhân loại
Ý nghĩa cuộc cải cách Tôn Giáo:
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩ nông dân
- Đạo Ki-tô bị phân hóa.
1.Giải thích vì sao giai cấp tư sản đứng lên đấu tranh chống giai cấp quý tộc phong kiến ?
Vì giai cấp tư sản là giai cấp có thế lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị xã hội. Họ lại bị giai cấp quý tộc phong kiến chèn ép, kìm hãm sự phát triển nên họ buộc phải đứng lên đấu tranh. Hơn nữa, trong những cuộc cách mạng tư sản, họ chính là giai cấp lãnh đạo nông dân và công dân nổi dậy lật đổ chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu.
2.Trình bày nội dung chống phong kiến của giai cấp tư sản thông qua phong trào văn hóa Phục hưng?
Nội dung phong trào:
- Lên án giáo hội Ki-tô, đả phá trật tự xã hội phong kiến.
- Đề cao giá trị con người, khoa học tự nhiên.
- Xây dựng thế giới quan duy vật.
3.Cho biết vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo. Nêu nội dung tư tưởng cải cách tôn giáo của Lu- thơ và Can - vanh.
+) Nguyên nhân xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo:
- Giai cấp phong kiến dựa vào Giáo hội để thóng trị nhân dân về mặt tinh thần.
- Cản trở sự phát triển của giai cấp tư sản.
+) Nội dung tư tưởng :
- Cải cách tôn giáo của M. Lu- thơ (Đức): lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng,chỉ trích mạnh mẽ những giáo lý giả dối của Giáo hội, bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái.
- Cải cách tôn giáo của Can - vanh (Thụy Sỹ): những tư tưởng của cải cách M.Lu - thơ lan rộng sang Thụy Sỹ , hình thành một giáo phái mới gọi là đạo Tin Lành do Can - vanh sáng lập được nhiều người tin theo.
4.Nêu những tác động phong trào cải cách tôn giáo dến xã hội Châu Âu đương thời.
Tác động:
- Thúc đẩy, châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân ở Đức.
- Tôn giáo lúc này bị phân hoá thành hai phái: đạo Tin Lành và Ki-tô giáo.
Chúc bạn học tốt