Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Bên lở đối với bên bồi, đục đối với trong → Phép đối diễn tả sự tương phản giữa bên lở bên bồi của khúc sông.
b. Lom khom đối với lác đác (hình thể và số lượng), dưới núi đối với bên sông (vị trí địa hình). → Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây.
c. Cặp câu có sự sóng đôi của hình ảnh “sóng biếc” và “lá vàng”, màu “biếc” và sắc “vàng” tạo nên sự hài hoà của bức tranh ngày thu. Bức tranh thu có sự chuyển động của các sự vật khá gần gũi trong cuộc sống con người, nhưng sự chuyện động ấy lại có sự đối lập bởi bên dưới mặt ao sóng nước nương theo làn hơi để “gợn tí” nhưng bên trên khoảng không là trạng thái “khẽ đưa vèo” của lá vàng trước gió.
Câu 1: diễn tả sự việc (trạng thái ao thu nước trong và lạnh )
Câu 2: diễn tả sự việc- đặc điểm (hình ảnh chiếc thuyền nhỏ trên mặt ao )
Câu 3: diễn tả quá trình (sóng- gợn )
Câu 4: diễn tả quá trình (lá đưa vèo )
Câu 5: diễn tả một sự việc- quá trình (tầng mây lơ lửng ) và một đặc điểm (trời xanh ngắt)
Câu 6: diễn tả hai sự việc một quá trình (ngõ trúc- quanh co ) và một đặc điểm (khách- vắng teo)
Câu 7: hai sự việc- đều là các tư thế (tự gối, ôm cần)
Câu 8: Một sự việc- hành động (cá đớp động chân bèo )
a. "Tình thư một bức phong còn kín" - Thay đổi trật tự từ trong cụm từ.
b. Cả hai câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan đều sử dụng nguyên tắc đảo trật tự từ trong câu. Cả hai câu đều đảo chủ ngữ và vị ngữ cới nhau, chủ ngữ ra sau còn vị ngữ ra trước.
c.
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn đã lược bỏ đi thành phần chính của câu là chủ ngữ. Không nói rõ là thứ nghệ thuật gì mà chỉ nói thứ nghệ thuật khéo léo phấn son… với tác dụng để cho người đọc tự cảm nhận được. Đồng thời tạo sự kết nối trong đoạn văn.
d.
- Tỉnh lược thành phần chính của câu.
- Câu văn lược bỏ đi chủ ngữ. Tác dụng nhằm làm cho câu văn thêm phần bí ẩn, tránh lặp với những từ ngữ ở câu trước.
- Những hình ảnh không xuất hiện ở sáu câu thơ đầu bài thơ Thu điếu : cá, ánh mặt trời.
- Trong bức tranh thu này, cảnh vật hiện ra đều rất đỗi bình dị, dân dã. Khung cảnh ấy vẫn thường hiển hiện vào mỗi độ thu về trên những làng quê và đi vào tâm thức của bảo người, nhưng lần đầu tiên được Nguyễn Khuyến vẽ ra với nguyên cái thần thái tự nhiên của nó và khiến ta không khỏi ngỡ ngàng, xúc động. Đó là một mùa thua trong trẻo, thuần khiết, mát lành.
- Màu sắc rực rỡ nhưng héo úa:
+ Đỏ rực như lửa cháy
+ Đám mây ánh hồng
+ Dãy tre làng đen lại
- Âm thanh nhỏ bé, tĩnh lặng:
+ Tiếng trống thu không
+ Tiếng ếch nhái kêu ran
+ Tiếng muỗi vo ve
a) Lặp cấu trúc “…là của chúng ta”, “những…”
Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ dồn dập, âm hưởng hào hùng, giọng điệu hùng biện; tạo sự xuất hiện liên tiếp của hình ảnh, mở ra bức tranh toàn cảnh một giang sơn giàu đẹp, khẳng định mạnh mẽ quyền làm chủ và bộc lộ mãnh liệt niềm tự hào của tác giả.
b) Lặp cấu trúc “mùa xuân”
Tác dụng: nhấn mạnh ý, vừa tạo cho câu văn, đoạn văn giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, gợi cảm, thể hiện rõ tình cảm yêu mến mùa xuân Hà Nội của tác giả.
c) Lặp cấu trúc “nếu là…tôi sẽ là…”
Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ, nhấn mạnh mong ước chân thành của con người với khát khao hiến dâng, đồng thời bộc lộ tình cảm chân thành, tha thiết, khát khao cống hiến của tác giả.
d) Lặp cấu trúc “…vì ông”
Tác dụng: giọng văn trở nên đanh thép, hùng hồn tuyên bố và nhấn mạnh những việc làm sai trái, tội ác của “ông” gây ra.
a) Vế câu đối nhau: lở thì đục – bồi thì trong.
→ Cấu trúc đối về mặt nghĩa tương phản.
b) Cặp câu đối nhau:
- Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.
- Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
→ Hai câu thơ đối ý với nhau, cấu trúc đối về mặt nghĩa tương hỗ., bổ sung ý cho nhau.
c) Cặp câu đối nhau:
- Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
- Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.
→ Hai câu thơ đối ý với nhau, cấu trúc đối về mặt nghĩa tương hỗ, bổ sung ý cho nhau.